Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật ung thư đường mật có sỏi đường mật kèm theo” tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật ung thư đường mật có sỏi đường mật kèm theo” tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Ung thư đường mật (UTĐM) là danh từ dùng để chỉ những khối u ác tính xuất phát từ biểu mô của đường mật. Bệnh tương đối hiếm gặp, chiếm 2% tổng số các bệnh ung thư và chiếm khoảng 10%-15% trong các ung thư nguyên phát của gan. Bệnh có tính chất ác tính cao, tiên lượng xấu và hầu hết bệnh nhân tử vong trong vòng 6 tháng đến 1 năm nếu không thể phẫu thuật cắt bỏ được khối u. Đặc điểm của bệnh là tiến triển âm thầm, lặng lẽ nên thường chẩn đoán muộn. Do vậy, việc điều trị còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ phẫu thuật cắt được u và tỷ lệ phẫu thuật triệt căn còn thấp [40], [44].

Đa số các trường hợp UTĐM không tìm thấy yếu tố bệnh nguyên [48]. Tuy nhiên một số yếu tố nguy cơ đã được xác nhận như: xơ hoá đường mật nguyên phát, nang ống mật chủ, nhiều u nhú trong đường mật, sán lá gan, sỏi mật, bệnh Caroli, viêm gan C…[43], [44], [45], [50], [51]. Trong đó, sỏi mật là yếu tố nguy cơ rất lớn của UTĐM. Trên thế giới, tỷ lệ bệnh nhân UTĐM có sỏi mật từ 1,5 – 9,4% [15], [55], [57], [58], [73], [76], [77], [84], [91]. Ở nước ta, tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2002 -2005, UTĐMTG có sỏi mật kèm theo là 28,5%, UTĐMNG có sỏi mật kèm theo là 15,5% [15], [28], [37]. Liên quan giữa UTĐM và sỏi mật đã được nhiều tác giả nghiên cứu kể từ sau thông báo của Sane và Mac Callum năm 1942. Jan .J.J thì cho rằng sự tiếp xúc lâu dài của đường mật với dịch mật nhiễm trùng cùng với các sản phẩm chuyển hoá của vi khuẩn trong đường mật, sự kích thích cơ học của sỏi, sự mất ổn định của đường mật (trào ngược, ứ mật, …) là những yếu tố tham gia vào cơ chế bệnh sinh của UTĐM [67]. Đến nay Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về UTĐM. Tại bệnh viện Việt Đức, năm 1987 Đỗ Kim Sơn đã báo cáo 3 trường hợp được phẫu thuật u bóng Vater. Năm 2004, Đoàn Thanh Tùng và cộng sự đã nghiên cứu UTĐM trong gan [42]. Năm 2005

Nguyễn Tiến Quyết và cộng sự nghiên cứu UTĐM ngoài gan [29]. Năm 2006 Đoàn Thanh Tùng và cộng sự báo cáo tình hình UTĐM tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2001-2005 [44]… Trong thực tế, UTĐM trên bệnh nhân có sỏi mật dễ bị bỏ sót, do lâm sàng của bệnh cảnh sỏi mật thường điển hình hơn và yếu tố sỏi che khuất tổn thương ung thư trên chẩn đoán hình ảnh. Tới nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu UTĐM có sỏi mật kèm theo.

Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật ung thư đường mật có sỏi đường mật kèm theo” tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức”, với hai mục tiêu:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tổn thương ung thư đường mật có sỏi mật kèm theo.

2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật ung thư đường mật có sỏi mật kèm theo. 

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. GIẢI PHẪU GAN VÀ SINH LÝ BÀI TIẾT DỊCH MẬT 3

1.1.1. Phân chia thuỳ gan 3

1.1.2. Giải phẫu đường mật trong và ngoài gan 6

1.1.3. Mạch máu của gan 7

1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU UNG THƯ ĐƯỜNG MẬT 8

1.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài 8

1.2.2. Các nghiên cứu trong nước 10

1.3. GIẢI PHẪU BỆNH 11

1.3.1. Đại thể 11

1.3.2. Vi thể 14

1.4. DỊCH TỄ HỌC CỦA UNG THƯ ĐƯỜNG MẬT 15

1.4.1. Dịch tễ học 15

1.4.2. Các yếu tố nguy cơ trong ung thư đường mật 15

1.5. CHẨN ĐOÁN UNG THƯ ĐƯỜNG MẬT 16

1.5.1. Lâm sàng 16

1.5.2. Cận lâm sàng 17

1.6. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐƯỜNG MẬT 23

1.6.1. Điều trị phẫu thuật 23

1.6.2. Điều trị hoá chất và tia xạ 25

1.6.3. Điều trị bằng quang động học 26

1.6.4. Điều trị ít xâm hại 26

1.7. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT 28

1.7.1. Kết quả điều trị gần 28

1.7.2. Kết quả điều trị xa 29

Chương 2. Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 30

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 30

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 30

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 30

2.3.1. Đặc điểm lâm sàng 30

2.3.2. Triệu chứng cận lâm sàng 31

2.3.3. Điều trị phẫu thuật 32

2.3.4. Biến chứng sau mổ 34

2.3.5. Tổn thương trong mổ, kết quả nuôi cấy dịch mật và giải phẫu bệnh. 3 4

2.3.6. Kết quả điều trị 35

2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 36

Chương 3. KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU 37

3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ TỔN THƯƠNG UNG THƯ ĐƯỜNG MẬT VÀ SỎI MẬT KÈM THEO 37

3.1.1. Đâc điểm lâm sàng 37

3.1.2. Đâc điểm cân lâm sàng 41

3.1.3. Đâc điểm tổn thương trong mổ, kết quả mô bênh học và nuôi cây dịch mât 45

3.2. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT 48

3.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 49

Chương 4. BÀN LUẬN 52

4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ TỔN THƯƠNG UNG THƯ ĐƯỜNG MẬT CÓ SỎI MẬT KÈM THEO 52

4.1.1. Đặc điểm lâm sàng 52

4.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng 58

4.2. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT 63

4.3. ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG UNG THƯ TRONG MỔ VÀ KẾT QUẢ NUÔI CẤY VI KHUẨN DỊCH MẬT 64

4.3.1. Vị trí u và sỏi 64

4.3.2. Di căn ung thư 65

4.3.3. Kết quả dịch mật và nuôi cấy dịch mật 66

4.4. KẾT QUẢ GIẢI PHẪU BỆNH 67

4.5. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 68

4.5.1. Kết quả điều trị gần 68

4.5.2. Kết quả điều trị xa 68

KẾT LUẬN 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment