NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI BẰNG GÂY DÍNH MÀNG PHỔI VỚI IODOPOVIDONE QUA ỐNG DẪN LƯU MÀNG PHỔI
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI BẰNG GÂY DÍNH MÀNG PHỔI VỚI IODOPOVIDONE QUA ỐNG DẪN LƯU MÀNG PHỔI.Tràn khí màng phổi (TKMP) được định nghĩa là sự xuất hiện khí trong khoang màng phổi. Khái niệm này đượ¬c Itard đề cập đến đầu tiên từ năm 1803, sau đó các triệu chứng lâm sàng đ¬ược Laennec mô tả vào năm 1819 [70]. Đây là một bệnh xảy ra đột ngột, đòi hỏi phải xử trí nhanh để loại bỏ khí trong khoang màng phổi trong trường hợp TKMP cấp lượng khí nhiều nếu không có thể dẫn đến suy hô hấp, nguy hiểm tới tính mạng người bệnh [36].
Ở Anh tỷ lệ nhập viện mỗi năm do TKMP tự phát là 16,7/100.000 dân với nam và 5,8/100.000 dân với nữ. Tỷ lệ tử vong trong những năm 1991-1995 là 1,26/1 triệu dân với nam và 0,62/1 triệu dân với nữ. Tỷ lệ tái phát TKMP tự phát ước tính khoảng 23-50% sau lần TKMP đầu tiên và cao hơn ở những lần tái phát sau. Ở Mỹ mỗi năm có trên 9.000 trường hợp mắc TKMP tự phát nguyên phát, tiêu tốn hơn 130 triệu dollars/năm 36,63.
Ở nước ta TKMP là một cấp cứu thường gặp cả trong nội khoa và ngoại khoa. Theo Hoàng Minh tại khoa Ngoại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương trong 5 năm 1990-1994, bệnh nhân (BN) TKMP tự phát vào điều trị chiếm tỷ lệ 4,02% đứng thứ 3 sau cấp cứu ho ra máu và tràn dịch màng phổi (TDMP) 8. Theo Hoàng Long Phát và cs (1978) lứa tuổi gặp TKMP nhiều nhất là từ 21-30 tuổi và 41-50 tuổi, tỷ lệ nam/nữ là 8,5/1, tỷ lệ tái phát từ 15,7%-18% 9. Theo Ngô Quý Châu tại khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai trong 5 năm 1996-2000 BN TKMP tự phát vào điều trị chiếm tỷ lệ 3,58% [2].
Mục tiêu đầu tiên của điều trị TKMP là hút hết khí ra khái khoang màng phổi làm cho phổi nở lại hoàn toàn và phòng ngừa tái phát trong tương lai. Để đạt mục tiêu này có thể thực hiện việc lựa chọn phương pháp điều trị thay đổi từ phương pháp điều trị không xâm lấn như theo dõi và thở oxy tới phương pháp xâm lấn nhiều nhất như cắt bỏ xương ức qua đường giữa với phương pháp phẫu thuật 2 bên [36,63]. Đối với những trường hợp TKMP tái phát, TKMP dẫn lưu hút khí không kết quả, TKMP ở BN mà tình trạng bệnh lý không cho phép phẫu thuật nội soi màng phổi (NSMP) hoặc phẫu thuật mở lồng ngực thì gây dính màng phổi bằng chất hóa học là phương pháp được lựa chọn. Khi chưa sử dụng phương pháp này thì không Ýt BN phải lưu ống dẫn lưu màng phổi (ODLMP) dài ngày, nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện qua dẫn lưu là rất lớn, điều trị khó khăn, tốn kém, thậm chí tử vong [36].
Gây dính màng phổi bằng iodopovidone 10% đã được nghiên cứu, sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Ở Mehico iodopovidone đã được sử dụng gây dính màng phổi hơn 10 năm nay, tỷ lệ thành công cao, không gây tai biến, biến chứng nguy hiểm nào [68]. Tại khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai phương pháp này đang được nghiên cứu, sử dụng bước đầu cho thấy đây là một phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân TKMP.
2. Đánh giá kết quả điều trị TKMP bằng gây dính màng phổi với iodopovidone 10% qua ống dẫn lưu màng phổi.
MỤC LỤC
Đặt vấn đề :…………………………………………………………………………………………1
Chương 1 : Tổng quan tài liệu…………………………………………………………….3
1.1 : Giải phẫu, mô học và sinh lý màng phổi……………………………….3
1.1.1 : Giải phẫu màng phổi………………………………………………………….3
1.1.2 : Mô học màng phổi……………………………………………………………..5
1.1.3 : Sinh lý màng phổi………………………………………………………………5
1.2 : Tổng quan về tràn khí màng phổi…………………………………………6
1.2.1 : Định nghĩa và phân loại tràn khí màng phổi…………………………..6
1.2.2 : Tràn khí màng phổi tự phát………………………………………………….6
1.2.3 : Tràn khí màng phổi do chấn thương……………………………………10
1.2.4 : Hậu quả sinh lý của tràn khí màng phổi………………………………11
1.2.5 : Chẩn đoán tràn khí màng phổi……………………………………………13
1.2.6 : Điều trị tràn khí màng phổi……………………………………………….16
1.3 : Tổng quan về gây dính màng phổi bằng iodopovidone 10%…..23
1.3.1 : Lịch sử của phương pháp…………………………………………………..23
1.3.2 : Thành phần, tính chất và công dụng của iodopovidone 10%….25
1.3.3 : Cơ chế gây dính màng phổi của iodopovidone 10%……………..26
1.3.4 : Chỉ định và chống chỉ định của phương pháp………………………26
1.3.5 : Kỹ thuật gây dính màng phổi…………………………………………….27
1.3.6 : Tai biến, biến chứng thường gặp của phương pháp……………….28
Chương 2 : Đối tượng và phương pháp nghiên cứu…………………………….31
2.1 : Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………….31
2.1.1 : Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định tràn TKMP………………………..31
2.1.2 : Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân vào nghiên cứu………………………..32
2.1.3 : Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân……………………………………………32
2.1.4 : Dung dịch iodopovidone 10%……………………………………………32
2.2. : Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………..32
2.2.1 : Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………32
2.2.2 : Đánh giá bệnh nhân trước khi gây dính……………………………..33
2.2.3 : Kỹ thuật gây dính màng phổi……………………………………………34
2.2.4 : Theo dõi sau gây dính………………………………………………………36
2.2.5 : Đánh giá kết quả gây dính màng phổi………………………………..37
2.2.6 : Nhận xét tai biến, biến chứng thường gặp của phương pháp….37
2.3. : Xử lý số liệu……………………………………………………………………37
Chương 3 : Kết quả nghiên cứu………………………………………………………..38
3.1 : Đặc điểm chung………………………………………………………………38
3.1.1 : Phân bố bệnh theo tuổi……………………………………………………38
3.1.2 : Phân bố bệnh theo giới……………………………………………………..39
3.1.3 : Phân bố bệnh theo nghề nghiệp…………………………………………39
3.1.4 : Tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào…………………………………………..40
3.1.5 : Tiền sử bệnh tật……………………………………………………………….40
3.2 : Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng…………………………………..41
3.2.1 : Phân loại tràn khí màng phổi…………………………………………….41
3.2.2 : Lý do vào viện………………………………………………………………..41
3.2.3 : Thời gian bị bệnh trước khi nhập viện………………………………..42
3.2.4 : Hoàn cảnh xuất hiện tràn khí màng phổi…………………………….42
3.2.5 : Triệu chứng lâm sàng khi nhập viện…………………………………..43
3.2.6 : Hình ảnh tổn thương trên XQ phổi chuẩn khi vào viện…………44
3.2.7 : Hình ảnh tổn thương trên CLVT phổi lớp mỏng…………………..45
3.2.8 : Xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm trực khuẩn AFB………..45
3.2.9 : Nguyên nhân tràn khí màng phổi……………………………………….46
3.2.10 : Xử lý ban đầu trước khi nhập viện……………………………………..46
3.3 : Kết quả điều trị……………………………………………………………….47
3.3.1 : Tỷ lệ thành công……………………………………………………………..47
3.3.2 : Thời gian lưu ống dẫn lưu màng phổi…………………………………47
3.3.3 : Thời gian nằm viện………………………………………………………….48
3.3.4 : Tình trạng bệnh nhân trước khi ra viện……………………………….48
3.3.5 : Tình trạng bệnh nhân đến khám lại……………………………………49
3.4 : Tai biến, biến chứng thường gặp của phương pháp…………….. 50
3.4.1 : Tai biến, biến chứng mở MP dẫn lưu hút khí…………………….. 50
3.4.2 : Tai biến gây dính MP bằng dung dịch iodopovidone 10%…….51
Chương 4 : Bàn luận………………………………………………………………………..55
4.1 : Đặc điểm chung………………………………………………………………55
4.2 : Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng…………………………………..58
4.3 : Kết quả điều trị của phương pháp…………………………………….. 63
4.4 : Tai biến, biến chứng thường gặp của phương pháp……………….68
Kết luận 73
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Danh sách bệnh nhân nghiên cứu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt.
1. Nguyễn Thị Thanh Bình (1999). “Góp phần nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, xquang và nguyên nhân của tràn khí màng phổi”. Luận văn bác sỹ chuyên khoa II, Đại học y Hà Nội; tr 37-58.
2. Ngô Quý Châu. “Tình hình bệnh tật bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai trong 5 năm 1996-2000”. Nội san Lao và Bệnh phổi. 2003, 39; tr 19-25.
3. Nguyễn Việt Cồ, Nguyễn Đình Minh, Nguyễn Thị Thành, Bùi Thương Thương (1985). “Nhân 6 trường hợp nội soi lồng ngực”. Báo cáo sinh hoạt khoa học năm 1985-1986, Viện lao và Bệnh phổi Trung ương, tập I và II; tr 89-93.
4. Trịnh Bỉnh Dy (2001). “Sinh lý học màng phổi”. Bài giảng sinh lý học, tập 1, NXB y học; tr 280-281.
5. Nguyễn Thị Thanh Huyền. “Nghiên cứu giá trị của nội soi màng phổi trong chẩn đoán và điều trị tràn khí màng phổi”. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện. 2006; tr 30-71.
6. Mai Xuân Khẩn (1996). “Nhận xét 49 trường hợp tràn khí màng phổi tự phát điều trị tại Bệnh viện quân y 103 (1986-1995)”. Hội nghị khoa học về lao và Bệnh phổi 9.1996; tr 136.
7. Hoàng Minh. “Tràn khí màng phổi”. Giải đáp về một số bệnh phổi-phế quản thư¬ờng gặp. NXB y học, Hà Nội 1999; tr 224-261.
8. Hoàng Minh (2000). “Cấp cứu ho ra máu, tràn dịch tràn khí màng phổi”. NXB y học; tr 108-150.
9. Hoàng Long Phát, Đào Minh Thu (1978). “Một số nhận xét về tràn khí màng phổi tự phát ở phòng cấp cứu Viện chống lao TW trong 2 năm 1974-1975”. Nội san Bệnh viện Lao và bệnh phổi số 1. 1998; tr 56-57.
10. Nguyễn Quang Quyền (1997). “Giải phẫu học màng phổi”. Bài giảng giải phẫu học, tập II. NXB y học; tr 58-71.
11. Trần Văn Sáng, Nguyễn Văn Tường. “Sinh lý – Bệnh học hô hấp”. NXB y học Hà Nội. 2006; tr 259-262.
12. Trần Hoàng Thành. “Bệnh lý Màng phổi”. NXB y học Hà Nội. 2007; tr 173-210.
13. Nguyễn V¬ượng (2000). “Bệnh hô hấp – Giải phẫu bệnh học”. NXB y học; tr 280-281.
14. Nguyễn Thế Vũ (2003). “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xquang, chỉ định điều trị tràn khí màng phổi tự phát”. Luận văn thạc sỹ y khoa, Đại học y Hà Nội, 2003; tr 36-68.
15. Trần Thanh Vỹ (2004). “Làm dính màng phổi bằng dung dịch iodopovidone”. Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh tập 8. Phụ bản số 1- 2004; tr 115-116.