Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u tuyến ức tại Bệnh viện K
U trung thất (UTT) phát triển trên những mô nằm lạc chỗ bắt nguồn từ một đến ba lá thai (ngoại bì, trung bì, nôi bì) hoặc từ những mô trưởng thành đã được xác định. Chúng phát triển chậm, tiềm tàng trong một thời gian dài từ nhỏ tuổi cho đến khi trưởng thành, có khi tới vài chục năm [3], [10], [18].
Khi khối u còn nhỏ chưa gây hiên tượng chèn ép trung thất hoặc chưa tiến triển thành ác tính thì chưa xuất hiên những triệu chứng lâm sàng như đau ngực, ho khan, khó thở, sút cân… Vì vậy, nhiều khối UTT được phát hiện tình cờ do chụp X-quang lồng ngực trong những đợt khám sức khỏe định kỳ.
Trong quá trình phát triển khi khối u đột nhiên to lên nhanh thì các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện như thở rít, nổi gồ thành ngực ở trẻ em.
Phần lớn UTT gây ra triệu chứng lâm sàng là những u có cấu trúc đặc như u tuyến ức, u quái. Ở trẻ em khoảng 2/3 trường hợp có biểu hiện lâm sàng, ở người lớn khoảng 1/3. Các triệu chứng phụ thuộc vào vị trí, kích thước, tình trạng bội nhiễm và tính chất ác tính hay lành tính của khối u [18], [50].
U tuyến ức (UTƯ) thường nằm ở trung thất trên và trung thất trước, hay gặp ở lứa tuổi 30-50, ít gặp lứa tuổi dưới 20 và trên 70, chiếm từ 20% đến 40% các u trung thất [4], [12], [77].
U tuyến ức có bệnh cảnh lâm sàng phức tạp, ngoài các triệu chứng chèn ép của một UTT, chúng còn liên quan tới bệnh nhược cơ, gặp từ 10 – 50% các trường hợp, đây là đặc điểm rất riêng biệt của UTƯ [39], [43].
Các xét nghiệm cận lâm sàng của UTƯ trước đây chủ yếu dựa vào phim X-quang ngực chuẩn nên còn nhiều hạn chế. Gần đây việc phát minh ra máy chụp cắt lớp vi tính (Cornack và Hounsfield giải Nobel 1979). Sau đó là chụp cộng hưởng từ – MRI (Lauterbur và Mansfield giải Nobel 2003) đã giúp chẩn đoán được chính xác vị trí, đặc điểm, mức độ chèn ép vào các thành phần giải phẫu lân cận và khả năng biến đổi ác tính của UTƯ.
Khi đã được chẩn đoán xác định là UTƯ thì phẫu thuật là phương pháp được lựa chọn đầu tiên và cấp thiêt, nhằm loại bỏ khối u và ngăn chạn sự tiên triển xâm lấn ác tính. Bởi lẽ tỷ lê ác tính hoá của UTƯ rất cao từ 30% đên 50%, nhưng nêu được phẫu thuật sớm có kêt quả rất tốt [34].
Từ những năm 50 của thê kỷ 20 đên nay, ngành phẫu thuật nói chung và phẫu thuật lồng ngực nói riêng đã có những tiên bô. Các tác giả Âu – Mỹ đã có nhiều công trình nghiên cứu về chẩn đoán xác định, phân loại mô bênh học và phẫu thuật cắt bỏ UTƯ.
ở Viêt Nam, UTƯ đã được nghiên cứu và phẫu thuật từ những năm 70 tại các bênh viên lớn như bênh viên Viêt Đức, bênh viên Lao và bênh phổi Trung ương, bênh viên Chợ Rẫy, bênh viên Quân đôi 103, nhưng đên nay còn ít công trình nghiên cứu về UTƯ. Tại Bênh viên K phẫu thuật lồng ngực được triển khai từ năm 1997, cho tới nay chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về UTƯ, do đó chúng tôi tiên hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u tuyến ức tại Bệnh viện K ” với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cạn lâm sàng của u tuyến ức đã được điều tri tại Bệnh viện K.
2. Đánh giá kết quả điều tri u tuyến ức.
MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
Chương 1. Tổng quan tài liệu 3
1.1. Giải phẫu định khu trung thất 3
1.1.1. Giới hạn của trung thất 3
1.1.2. Giải phẫu định khu trung thất 3
1.1.3. Giải phẫu tuyến ức 6
1.2. Vị trí u tuyến ức và các u trung thất 7
1.3. Phân loại các khối u trung thất 10
1.3.1. U phôi (dysembryomas) 10
1.3.2. U có nguồn gốc từ những tạng hay mô trưởng thành 13
1.3.3. Những u hạch 13
1.4. Đặc điểm lâm sàng của u tuyến ức 14
1.4.1. Sự phát hiên u tuyến ức 14
1.4.2. Tần suất của u tuyến ức 15
1.4.3. Đặc điểm lâm sàng của u tuyến ức 16
1.4.4. U tuyến ức và bênh nhược cơ 18
1.5. Đặc điểm cận lâm sàng của u tuyến ức 20
1.5.1. Chụp X-quang lồng ngực chuẩn 20
1.5.2. Chụp cắt lớp vi tính 22
1.5.3. Chụp công hưởng từ 22
1.5.4. Chụp cắt lớp bằng phát xạ positron 22
1.5.5. Soi trung thất 23
1.5.6. Soi phế quản, sinh thiết xuyên thành phế quản 23
1.5.7. Sinh thiết xuyên thành ngực bằng kim nhỏ 23
1.5.8. Mô bênh học u tuyến ức 24
1.6. Chẩn đoán u tuyến ức 28
1.6.1. Chẩn đoán xác định 28 1.6.2. Chẩn đoán giai đoạn 28
1.7. Điều trị u tuyến ức 29
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 31
2.1. Đối tượng nghiên cứu 31
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 31
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu 31
2.2.1. Thiết kế’ nghiên cứu 31
2.2.2. Các bước tiến hành 32
2.3. Xử lý số liêu 36
Chương 3. Kết quả nghiên cứu 37
3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 37
3.1.1. Tuổi và giới 37
3.1.2. Tần suất 38
3.1.3. Lý do vào viên 38
3.1.4. Các triệu chứng lâm sàng 39
3.1.5. Các xét nghiệm cận lâm sàng 41
3.1.6. Kết quả mô bệnh học 46
3.1.7. Giai đoạn bệnh 47
3.2. Kết quả điều trị 49
3.2.1. Các đường mở ngực 49
3.2.2. Cách thức phẫu thuật 49
3.2.3. Các biến chứng sau phẫu thuật 50
3.2.4. Theo dõi đánh giá sau phẫu thuật 50
3.2.5. Thời gian sống thêm 5 năm 52
Chương 4. Bàn luận 56
4.1. Đặc điểm lâm sàng 56
4.1.1. Tuổi và giới 56
4.1.2. Tần suất 57
4.1.3. Lý do vào viện 58
4.1.4. Các triệu chứng lâm sàng 59
4.2. Đặc điểm cận lâm sàng 62
4.2.1. Chức năng hô hấp 62
4.2.2. Đặc điểm u tuyến ức với chẩn đoán hình ảnh 62
4.2.3. Mô bệnh học của u tuyến ức 66
4.3. Giai đoạn bệnh 67
4.3.1. Sự phân bố giai đoạn bệnh 67
4.3.2. Sự liên quan giữa giai đoạn bệnh với nhược cơ 68
4.4. Kết quả điều trị 69
4.4.1. Cách thức phẫu thuật 69
4.4.2. Các biến chứng sau phẫu thuật 70
4.4.3. Liên quan giữa giai đoạn bệnh với kết quả điều trị 71
4.4.4. Thời gian sống thêm 5 năm 72
Kết luận 75
Kiến nghị 77
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích