Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả nội soi phế quản huỳnh quang ở bệnh nhân nghi ung thư phổi
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả nội soi phế quản huỳnh quang ở bệnh nhân nghi ung thư phổi.Ung thư phổi (UTP) là bệnh lý ác tính gây tử vong hàng đầu tại nhiều quốc gia. Năm 2018 ước tính toàn thế giới có khoảng 18,1 triệu người mắc và 9,6 triệu người chết vì ung thư các loại. Trong đó UTP chiếm 11,6%, là nguyên nhân tử vong hàng đầu (18,4%)[1].Tỷ lệ mắc cao nhất ở các nước có chỉ số phát triển con người (HDI) rất cao so với các nước có HDI thấp (42,2 so với 7,9/100.000 nam giới và 21,8 so với 3,1/100.000 nữ) [2].
Tại Việt Nam, theo Globocan 2018, UTP có tỉ lệ mắc 14,4%, đứng sau ung thư gan (15,4%) trong tổng số 164.671 ca ung thư, cao nhất trong các loại ung thư nói chung, đứng thứ nhất ở nam với 39,8/100.000 và đứng hàng thứ ba sau ung thư vú và ung thư dạ dày ở nữ giới với 10,5/100.000 [1].Do ở giai đoạn sớm bệnh thường không có triệu chứng hoặc nếu có cũng không đặc hiệu và thường bị bỏ qua hoặc được chẩn đoán chậm trễ, cho nên khoảng 2/3 số bệnh nhân UTP đến bệnh viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Những triệu chứng ban đầu của bệnh thường là ho khan hoặc ho có đờm, ở người trên 40 tuổi, nhất là có tiền sử đang hoặc đã hút thuốc lá. Nhiều nghiên cứu nhằm mục đích sàng lọc phát hiện UTP ở những đối tượng này bằng những kĩ thuật cơ bản đã được thực hiện. Frederic W. và CS (2019) bằng X quang ngực quy ước và cắt lớp vi tính ngực liều thấp được áp dụng theo dõi phát hiện và tử vong do UTP cho thấy không có sự khác biệt giữa tỷ lệ phát hiện nhưng có giảm khác biệt ở tỷ lệ tử vong của UTP được theo dõi bằng cắt lớp vi tính ngực liều thấp so với X quang ngực quy ước [3]. Những hình ảnh được cho là nghi UTP trên X quang ngực quy ước là những nốt mờ đơn độc hoặc hình nhiều nốt mờ có đường kính ≥ 10mm. Những dấu hiệu gợi ý tính chất ác tính của những nốt hoặc đám mờ trên phim chụp X quang phổi là bờ khối u không nhẵn, đa cung, hoặc có xâm lấn trực tiếp vào màng phổi, thành ngực hoặc trung thất… [4].Tại Việt Nam, trong một nghiên cứu sàng lọc bằng X quang ngực quy ước và xác định UTP bằng nội soi phế quản (NSPQ) ở các đối tượng nguy cơ tại cộng đồng, thực hiện trên 1050 đối tượng cho thấy tỷ lệ mắc UTP các giai đoạn là 10,6% [5]. Chẩn đoán UTP trước phẫu thuật thường được sử dụng kết hợp các phương pháp lâm sàng, kĩ thuật không xâm lấn và kĩ thuật xâm lấn. Phổ biến nhất hiện nay là các kĩ thuật xâm lấn được hỗ trợ bởi X quang ngực quy ước hoặc CLVT và NSPQ có sinh thiết.
NSPQ với 2 nguồn sáng (ánh sáng trắng và ánh sáng huỳnh quang) là một tiến bộ trong phát hiện UTP. Một nghiên cứu đa trung tâm về NSPQ kết hợp 2 nguồn sáng cho 173 bệnh nhân, mỗi bệnh nhân được tiến hành NSPQ ánh sáng trắng trước, ngay sau đó kiểm tra lại bằng NSPQ huỳnh quang, đã thu được 700 mẫu bệnh phẩm sinh thiết. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả của NSPQ huỳnh quang hơn hẳn NSPQ ánh sáng trắng, đối với các tổn thương loạn sản vừa, loạn sản nặng hoặc ung thư tại chỗ, với độ nhạy 63% [6].
Tại Việt Nam, những nghiên cứu phát hiện UTP chủ động, tại cộng đồng còn ít do hạn chế về nguồn lực. Nhiều nghiên cứu đã tập trung vào chẩn đoán và điều trị phẫu thuật, hóa-xạ trị, điều trị đích nhưng còn ít những nghiên cứu về NSPQ có nguồn sáng huỳnh quang trong phát hiện tổn thương nghi UTP… Bệnh viện phổi Trung ương là một trong các đơn vị tuyến cuối trong mạng lưới phòng chống UTP, nơi tiếp nhận trực tiếp người bệnh nghi UTP đến khám hoặc nhận từ các tuyến. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả nội soi phế quản huỳnh quang ở bệnh nhân nghi ung thư phổi”với hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số dấu ấn ung thư ở bệnh nhân nghi ung thư phổi.
2. Đánh giá kết quả chẩn đoán ung thư phổi qua sinh thiết niêm mạc phế quản bằng nội soi phế quản huỳnh quang ở bệnh nhân nghi ung thư phổi.
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ, sơ đồ
Danh mục hình ảnh
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ UNG THƯ PHỔI 3
1.1.1. Tình hình ung thư phổi trên thế giới 3
1.1.2. Tình hình ung thư phổi tại Việt Nam 4
1.1.3. Các yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi 5
1.1.4. Đặc điểm lâm sàng và phân loại giai đoạn ung thư phổi 9
1.2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN UNG THƯ PHỔI 16
1.2.1. Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh 16
1.2.2. Kỹ thuật xâm nhập chẩn đoán ung thư phổi 19
1.2.3. Các dấu ấn ung thư 22
1.2.4. Chẩn đoán mô bệnh học trong ung thư phổi 25
1.3. NỘI SOI PHẾ QUẢN HUỲNH QUANG 25
1.3.1. Lịch sử 25
1.3.2. Nguyên lý 26
1.3.3. Các nghiên cứu về nội soi phế quản huỳnh quang 28
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 34
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 34
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 35
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.2.1. Nội dung nghiên cứu 35
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 37
2.2.3. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu 44
2.2.4. Xử lý và phân tích số liệu 49
2.2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 50
2.2.6. Hạn chế của nghiên cứu. 50
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, MỘT SỐ DẤU ẤN UNG THƯ CỦA BỆNH NHÂN NGHI UNG THƯ PHỔI 53
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số dấu ấn ung thư của bệnh nhân nghi ung thư phổi 53
3.1.2. Kết quả chẩn đoán của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 62
3.2. KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN UNG THƯ PHỔI BẰNG SINH THIẾT NIÊM MẠC PHẾ QUẢN QUA NỘI SOI PHẾ QUẢN HUỲNH QUANG Ở BỆNH NHÂN NGHI UNG THƯ PHỔI 68
3.2.1. Hình ảnh nội soi phế quản của nhóm bệnh nhân nghiên cứu và so sánh kết quả của nội soi phế quản bằng hai nguồn sáng 68
3.2.2. Kết quả chẩn đoán ung thư phổi bằng sinh thiết niêm mạc phế quản qua nội soi phế quản huỳnh quang ở bệnh nhân nghi ung thư phổi 73
3.2.3. Tai biến, biến chứng kỹ thuật 78
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 79
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ DẤU ẤN UNG THƯ CỦA BỆNH NHÂN NGHI UNG THƯ PHỔI 79
4.1.1. Một số đặc điểm lâm sàng 80
4.1.2. Một số đặc điểm cận lâm sàng 85
4.2. KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN UNG THƯ PHỔI BẰNG SINH THIẾT NIÊM MẠC PHẾ QUẢN QUA NỘI SOI PHẾ QUẢN HUỲNH QUANG Ở BỆNH NHÂN NGHI UNG THƯ PHỔI 92
4.2.1. Kết quả của nội soi phế quản hai nguồn sáng trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu. 92
4.2.2. Liên quan giữa kết quả nội soi phế quản và hình ảnh chụp cắt lớp vi tính lồng ngực. 97
4.2.3. So sánh kết quả của nội soi phế quản huỳnh quang và ánh sáng trắng trong phát hiện tổn thương 100
4.2.4. Tai biến, biến chứng của kỹ thuật 105
KẾT LUẬN 106
KIẾN NGHỊ 108
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ 109
NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
1.1. Phân loại khối u nguyên phát 13
1.2. Phân loại hạch khu vực 14
1.3. Phân loại di căn xa 14
1.4. Phân loại giai đoạn bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ 15
2.1. Phân loại chỉ số khối cơ thể 44
2.2. Phân loại mô bệnh học ung thư phổi 47
3.1. Đặc điểm phân bố theo nhóm tuổi của bệnh nhân nghiên cứu 53
3.2. Đặc điểm hút thuốc lá và thời gian mắc bệnh của bệnh nhân nghiên cứu 54
3.3. Đặc điểm thể trạng chung của bệnh nhân nghiên cứu 55
3.4. Đặc điểm triệu chứng toàn thân của bệnh nhân nghiên cứu 56
3.5. Đặc điểm triệu chứng cơ năng hô hấp của bệnh nhân nghiên cứu 57
3.6. Các hội chứng hô hấp của bệnh nhân nghiên cứu 57
3.7. Đặc điểm công thức máu của bệnh nhân nghiên cứu 58
3.8. Đặc điểm một số chỉ số sinh hóa máu của bệnh nhân nghiên cứu 58
3.9. Đặc điểm một số dấu ấn ung thư của bệnh nhân nghiên cứu 59
3.10. Hình thái tổn thương X quang quy ướccủa bệnh nhân nghiên cứu 60
3.11. Hình thái tổn thương trên cắt lớp vi tínhcủa bệnh nhân nghiên cứu 61
3.12. Chẩn đoán của bệnh nhân nghiên cứu 62
3.13. So sánh triệu chứng toàn thân giữa nhóm ung thư phổi và nhóm không ung thư phổi 63
3.14. So sánh triệu chứng cơ năng hô hấp giữa nhóm ung thư phổi và nhóm không ung thư phổi 64
3.15. So sánh một số hội chứng hô hấp giữa nhóm ung thư phổi và nhóm không ung thư phổi 64
Bảng Tên bảng Trang
3.16. So sánh một số dấu ấn ung thư giữa nhóm ung thư phổi và nhóm không ung thư phổi 65
3.17. So sánh một số đặc điểm tổn thương trên phim cắt lớp vi tính giữa nhóm ung thư phổi và nhóm không ung thư phổi 66
3.18. Vị trí tổn thương trên phim cắt lớp vi tínhở nhóm bệnh nhân ung thư phổi 66
3.19. Đặc điểm xâm lấn trên cắt lớp vi tínhở nhóm bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi 67
3.20. Đặc điểm mô bệnh học ở nhóm bệnh nhân ung thư phổi 67
3.21. Tỷ lệ phát hiện được tổn thương khi nội soi phế quản bằng hai nguồn sáng ở bệnh nhân nghiên cứu 68
3.22. Tỷ lệ không phát hiện được tổn thương khi nội soi phế quản bằng hai nguồn sáng ở bệnh nhân nghiên cứu 68
3.23. Đặc điểm tổn thương khi nội soi phế quản ánh sáng trắng của bệnh nhân nghiên cứu 69
3.24. So sánh đặc điểm tổn thương khi nội soi phế quản ánh sáng trắng giữa nhóm ung thư phổi và nhóm không ung thư phổi 70
3.25. Đặc điểm tổn thương khi nội soi phế quản huỳnh quang của bệnh nhân nghiên cứu 71
3.26. So sánh đặc điểm tổn thương khi nội soi phế quản huỳnh quang giữa nhóm ung thư phổi và nhóm không ung thư phổi 71
3.27. So sánh tổn thương trên nội soi phế quản ánh sáng trắng và nội soi phế quản huỳnh quang ở nhóm có tổn thương nghi ung thư phổi 72
3.28. So sánh giữa tỷ lệ tổn thương trên nội soi phế quản và hình thái tổn thương chính trên phim cắt lớp vi tính ở bệnh nhân nghi ung thư phổi 72
Bảng Tên bảng Trang
3.29. Tỷ lệ phát hiện được tổn thương khi nội soi phế quản bằng hai nguồn sáng ở bệnh nhân ung thư phổi 73
3.31. So sánh hình ảnh nội soi phế quản giữa ánh sáng trắng và huỳnh quang ở bệnh nhân ung thư phổi 74
3.32. So sánh giữa tỷ lệ tổn thương trên nội soi phế quản và vị trí tổn thương trên phim cắt lớp vi tính ở bệnh nhân ung thư phổi 74
3.33. So sánh giữa tỷ lệ tổn thương trên nội soi phế quản và hình thái tổn thương trên phim cắt lớp vi tính ở bệnh nhân ung thư phổi 75
3.34. So sánh giữa tỷ lệ tổn thương trên nội soi phế quản và đặc điểm xâm lấn trên phim cắt lớp vi tính ở bệnh nhân ung thư phổi 76
3.35. So sánh kết quả chẩn đoán ung thư phổi giữa từng loại tổn thương của nội soi phế quản ánh sáng trắng và ánh sáng huỳnh quang 76
3.36. Kết quả phát hiện tổn thương của nội soi phế quản ánh sáng trắng và nội soi phế quản huỳnh quang trong chẩn đoán ung thư phổi 77
3.37. Tai biến, biến chứng kỹ thuật 78
4.1. Độ nhạy và độ đặc hiệu của nội soi phế quản huỳnh quang trong một số nghiên cứu 103