NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ NUÔI CẤY DỊCH MÀNG PHỔI TÌM VI KHUẨN LAO TRÊN MÔI TRƯỜNG MGIT Ở BỆNH NHÂN TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI DO LAO
Luận văn NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ NUÔI CẤY DỊCH MÀNG PHỔI TÌM VI KHUẨN LAO TRÊN MÔI TRƯỜNG MGIT Ở BỆNH NHÂN TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI DO LAO. Tràn dịch màng phổi là một hội chứng thường gặp trên lâm sàng, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó nguyên nhân do lao là khá phổ biến. Tràn dịch màng phổi do lao đứng hàng thứ hai trong các thể lao ngoài phổi [1] và thường để lại hậu quả rất nặng nề ở màng phổi nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 2012, có khoảng 1/3 dân số thế giới tiếp xúc với vi khuẩn lao, mỗi năm có từ 8 – 9 triệu người mắc lao mới và 1,4 triệu người mắc lao tử vong; trong số đó tỉ lệ lao ngoài phổi chiếm 13,09 % [2].
Theo một số tác giả trên thế giới và ở Việt Nam thì tỉ lệ lao màng phổi trong số các thể lao ngoài phổi là 25 – 27 % [3], [4]. Tại Mỹ hàng năm có khoảng 3600 bệnh nhân lao ngoài phổi, trong đó lao màng phổi chiếm 18,7 % [5]. Ở Việt Nam tỉ lệ tràn dịch màng phổi do lao vào viện điều trị chiếm 7 – 11 % ở các cơ sở chống lao [6]. Tại một số địa phương cho thấy tỉ lệ lao màng phổi cũng khá cao, theo Nguyễn Khắc Bạt nghiên cứu trong hai năm 1989 – 1990 tại Hà Nội, số bệnh nhân lao màng phổi chiếm tỉ lệ 13,4 % [7]. Nghiên cứu của Trần Văn Sáu cho thấy trong số 284 bệnh nhân TDMP thì có tới 80,63 % do lao [8]. Một nghiên cứu khác của Ngô Quý Châu thấy trong số những bệnh nhân TDMP vào điều tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai từ 1996 đến 2000 thì nguyên nhân TDMP do lao gặp với tỉ lệ cao nhất, chiếm tới 72,3 % [9].
Chẩn đoán tràn dịch màng phổi thường không mấy khó khăn, tuy nhiên, để chẩn đoán xác định tràn dịch màng phổi do lao nhiều khi không dễ dàng. Hiện nay có nhiều phương pháp cận lâm sàng giúp chẩn đoán TDMP do lao như: sinh thiết màng phổi chẩn đoán mô bệnh học, phương pháp PCR-BK dịch màng phổi, nuôi cấy dịch màng phổi v.v… Các phương pháp trên đều có những ưu nhược điểm và đòi hỏi phải có những trang bị và con người có đủ trình độ. Chính vì vậy, tại rất nhiều cơ sở chống lao trong nước hiện nay, số bệnh nhân chẩn đoán TDMP do lao dựa vào lâm sàng, cận lâm sàng, có đáp ứng điều trị với thuốc chống lao hay không vẫn còn chiếm tỉ lệ khá cao [10]. Đặc biệt trong tình hình hiện nay cùng với sự gia tăng của đại dịch HIV/AIDS, sự đột biến kháng thuốc của vi khuẩn lao ít nhiều đã làm thay đổi bộ mặt lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán TDMP do lao.
Bệnh viện Bạch Mai là một cơ sở y tế chuyên sâu, nơi chuyên tiếp nhận các bệnh nhân bị bệnh phổi trực tiếp vào điều trị hoặc từ tuyến dưới chuyển lên, trong đó TDMP rất thường gặp, đặc biệt là những trường hợp TDMP do lao. Tại bệnh viện Bạch Mai, các kỹ thuật như sinh như thiết màng phổi chẩn đoán mô bệnh học, nuôi cấy dịch màng phổi tìm vi khuẩn lao bằng phương pháp MGIT BACTEC… đã thành thường quy trong chẩn đoán TDMP do lao. Trong các kỹ thuật đó, phương pháp nuôi cấy MGIT BACTEC ngày càng phổ biến do cho kết quả nhanh chóng, ít xâm lấn hơn trong chẩn đoán TDMP do lao và thuận tiện trong thử nghiệm nhậy cảm thuốc chống lao. Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về kết quả của phương pháp này trong chẩn đoán lao màng phổi. Chính vì vậy, tìm hiểu vai trò của phương pháp MGIT BACTEC trong chẩn đoán TDMP do lao là hết sức cần thiết. Nó giúp cho việc nắm vững một phương pháp tin cậy trong phát hiện sớm và hạn chế một phần di chứng của căn bệnh này. Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi do lao.
2. Nhận xét kết quả nuôi cấy dịch màng phổi tìm vi khuẩn lao bằng phương pháp MGIT BACTEC.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Sơ lược về giải phẫu, mô học, sinh lý học và cơ chế TDMP do lao 3
1.1.1 Về giải phẫu và mô học 3
1.1.2 Sinh lý học màng phổi 4
1.1.3 Cơ chế bệnh sinh tràn dịch màng phổi do lao 6
1.1.4 Đặc điểm của vi khuẩn lao 7
1.1.5 Giải phẫu bệnh 9
1.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của TDMP do lao 10
1.2.1 Lâm sàng 10
1.2.2 Xét nghiệm chẩn đoán vi sinh 13
1.2.3 Sinh thiết màng phổi 23
1.2.4 Các xét nghiệm dịch màng phổi khác 23
1.2.5 Phản ứng Mantoux và tốc độ máu lắng 24
1.2.6 Chẩn đoán hình ảnh 25
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1 Đối tượng nghiên cứu 29
2.2 Phương pháp nghiên cứu 29
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 29
2.2.2 Kỹ thuật chọn mẫu 29
2.2.3 Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu 29
2.2.4 Tiêu chuẩn loại trừ 30
2.3 Các chỉ số nghiên cứu cụ thể 30
2.4 Các bước tiến hành 32
2.5 Xử lý số liệu 33
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1 Một số thông tin chung về bệnh nhân và triệu chứng lâm sàng 35
3.1.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới 35
3.1.2 Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 36
3.1.3 Đặc điểm tiền sử và yếu tố nguy cơ 36
3.1.4 Lý do vào viện 37
3.1.5 Thời gian từ khi khởi phát bệnh đến khi vào viện 37
3.1.6 Triệu chứng cơ năng 38
3.1.7 Triệu chứng toàn thân, thực thể 39
3.2 Đặc điểm một số xét nghiệm chung 40
3.2.1 Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi 40
3.2.2 Tốc độ máu lắng và CRP 42
3.2.3 Phản ứng Mantoux 43
3.2.4 Hình ảnh CLVT ngực 44
3.3 Nghiên cứu về dịch màng phổi 44
3.3.1 Màu sắc dịch màng phổi 44
3.3.2 Tế bào học dịch màng phổi 45
3.3.3 Phản ứng Rivalta, protein dịch màng phổi 46
3.4 Xét nghiệm vi khuẩn lao trong DMP và sinh thiết màng phổi 46
3.4.1 Xét nghiệm MGIT DMP 46
3.4.2 Mô bệnh học sinh thiết màng phổi 47
3.4.3 Liên quan giữa xét nghiệm MGIT và STMP 47
3.4.4 Phương pháp MGIT với các phương pháp tìm vi khuẩn lao 48
3.4.5 Kết quả MGIT với một số yếu tố khác 49
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 51
4.1 Lâm sàng 51
4.1.1 Tuổi và giới 51
4.1.2 Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 52
4.1.3 Tiền sử bệnh và yếu tố nguy cơ 53
4.1.4 Thời gian từ khi khởi phát bệnh đến khi vào viện 54
4.1.5 Lý do vào viện và triệu chứng lâm sàng 55
4.2 Đặc điểm cận lâm sàng 57
4.2.1 Kết quả xét nghiệm máu 57
4.2.2 Kết quả phản ứng Mantoux 59
4.2.3 Hình ảnh CLVT ngực 60
4.3 Nghiên cứu về dịch màng phổi 60
4.3.1 Màu sắc dịch màng phổi 60
4.3.2 Tế bào dịch màng phổi 61
4.3.3 Kết quả phản ứng Rivalta, nồng độ protein dịch màng phổi 62
4.4 Kết quả xét nghiệm vi khuẩn lao trong DMP và STMP 62
4.4.1 AFB trong DMP 62
4.4.2 Nuôi cấy MGIT BACTEC dịch màng phổi 63
4.4.3 Nuôi cấy Lowenstein-Jensen dịch màng phổi 64
4.4.4 PCR-BK dịch màng phổi 65
4.4.5 Mô bệnh học sinh thiết màng phổi 65
4.5 Liên quan giữa MGIT BACTEC và các phương pháp khác 66
4.6 Liên quan giữa MGIT BACTEC và các yếu tố khác 69
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Arun Gopi, Sethu M. Madhavan, Surendra K. Sharma, et al. (2007). Diagnosis and treatment of tuberculous pleural effusion in 2006. Chest, 131(3), pp. 880 – 889
[2] WHO (2012), Global tuberculosis report
[3] Mai Văn Khương (2002), Lao màng phổi, Bệnh học lao, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 110 – 117
[4] Di Bartolo CG, Borgia A Ferreyra RA (1989). Pleural effusion: diagnostic usefulness of pleural puncture biopsy. Medicina (B Aires), 49(1), pp. 48 – 52
[5] Heather M. Peto, Robert H. Pratt, Theresa A. Harrington, et al. (2009). Epidemiology of extrapulmonary tuberculosis in the United States, 1993 – 2006. Clinical Infectious Diseases, 49(9), pp. 1350 – 1357
[6] Hoàng Long Phát (2001), Lao ngoài phổi, Tìm hiểu bệnh lao, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 47 – 72
[7] Nguyễn Khắc Bạt (1994). Nhận xét lao ngoài phổi tại Hà Nội hai năm 1989 – 1990. Nội san lao bệnh phổi, 14, tr. 48 – 49
[8] Trần Văn Sáu (1996), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phối hợp một số phương pháp điều trị tràn dịch màng phổi thanh tơ do lao, Luận án Phó Tiến sĩ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội
[9] Ngô Quý Châu (2004). Tình hình tràn dịch màng phổi vào điều trị tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai từ 1996 – 2000. Tạp chí Y học thực hành, 2, tr. 48 – 50
[10] Bùi Xuân Tám (1999), Bệnh hô hấp, Bệnh màng phổi, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 881 – 979
[11] Landis EM, Pappenheimer JR (1963), Exchange of substances through the capillary walls, Handbook of Physiology, vol. 1, American Physiological Society, Washington, ch. 2, p. 520
[12] Marc Noppen, Marc De Waele, Rong Li, et al. (2000). Volume and cellular content of normal pleural fluid in humans examined by pleural lavage. Am. J. Respir. Crit. Care Med, 162(3), pp. 1023-1026
[13] Bùi Xuân Tám (2001), Phế mạc viêm tràn dịch, Bài giảng bệnh học nội khoa sau đại học, vol. 1, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr. 180 – 199
[14] José M. Porcel (2009). Tuberculous pleural effusion. Lung, 187(5), pp. 263 – 270
[15] Richard W. Light (2007), Tuberculous Pleural Effusions, Pleural Diseases, Lippincott Williams & Wilkins, pp. 211 – 223
[16] Nguyễn Ngọc Hùng, Nguyễn Vượng (1995). Chẩn đoán tế bào học trong tràn dịch màng phổi do lao. Thông tin Y học, 2(6), tr. 21 – 25
[17] Hoàng Minh (2004), Tràn dịch màng phổi, Cấp cứu ho ra máu, tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 108 – 205
[18] Chan CH, Arnold M, Chan CY, et al. (1991). Clinical and pathological features of tuberculous pleural effusion and its long – term consequences. Respiration, 58(3 – 4), pp. 171 – 175
[19] Follador EC, Pimentel M, Barbas CS, et al. (1991). Tuberculous pleural effusion: clinical and laboratory evaluation. Rev Hosp Clin Fac Med Sao Paulo, 46(4), pp. 176 – 179
[20] Phạm Thị Hòa Mỹ, Nguyễn Ngọc Hùng (1994). Nhận xét về tình hình bệnh nhân tràn dịch màng phổi do lao điều trị nội trú tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai trong 6 tháng cuối năm 1993 và 6 tháng đầu năm 1994. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, 5, tr. 35 – 38
[21] Hoàng Thị Phượng (2001). Hiệu quả chẩn đoán tràn dịch màng phổi thanh tơ do lao bằng phản ứng chuỗi Polymerase (PCR). Tạp chí nghiên cứu y học, 2, tr. 19 – 22
[22] Phạm Thị Mỹ Dung, Trần Hoàng Thành (2009). Tìm hiểu giá trị của PCR-BK trong chẩn đoán tràn dịch màng phổi do lao. Tạp chí nghiên cứu y học, 62(3), tr. 49 – 53
[23] Valdés L, Alvarez D, San José E, et al. (1998). Tuberculous pleurisy: a study of 254 patients. Archives of internal medicine, 158(18), pp. 2017 – 2021
[24] Phạm Khắc Quảng (1989), Lao màng phổi, Bài giảng bệnh lao, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 94 – 105
[25] Nguyễn Đình Kim (1994), Tràn dịch màng phổi, Bệnh học lao và bệnh phổi, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 110 – 117
[26] Kimura K, Sugiono K, Sano G, et al. (2002). A cilinical study of tuberculous pleurisy. Kansenshogaku Zasshi, 76(1), pp. 18 – 22
[27] Nakamura E, Haga T (1990). The present aspect of tuberculous pleurisy-report of the 29th series (A) of CSUCT-Cooperative Study Unit of Chemotherapy of Tuberculosis (CSUCT) of the National Sanatoria in Japan. Kekkaku, 65(3), pp. 205 – 221
[28] Trần Hoàng Thành (2009). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nguyên nhân tràn dịch màng phổi nhiều. Y học thực hành, 7, tr. 52 – 54
[29] Chu Văn Ý (2007), Tràn dịch màng phổi, Bài giảng bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 88 – 98
[30] Ngô Ngọc Am (2002), Dịch tễ học bệnh lao, Bệnh học lao, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 18 – 28
[31] Hoàng Long Phát (1985). Chẩn đoán hội chứng tràn dịch màng phổi. Tạp chí y học thực hành, 4, tr. 11 – 18
[32] WW Yew, CY Chan, SY Kwan, et al. (1991). Diagnosis of tuberculous pleural effusion by the detection of tuberculostearic acid in pleural aspirates. Chest, 100(5), pp. 1261 – 1263
[33] WHO (2010), Fluorescent light emitting diode (LED) microscopy for diagnosis of tuberculosis
[34] Salman H. Siddiqi, Sabine Rüsch-Gerdes (2006), MGIT procedure manual
[35] Isenberg HD, Clinical Microbiology Procedure Handbook, vol. 1, American Society for Microbiology, Washington, D.C.
[36] Kent PT, Kubica GP (1985), Public Health Microbiology, a Guide for the Level III Laboratory, Centers for Disease Control, Division of Laboratory Training and Consultation, Atlanta
[37] Nada Abdel-Aziz, Hydi Ahmed, Mohamed Mofeed Morsy, et al. (2009). Comparative Evaluation of the BACTEC MGIT 960 System with LJ Solid Medium for Diagnosis of Pulmonary Tuberculosis. Egyptian Journal of Medical Microbiology, 18, pp. 91 – 96
[38] Luqman Satti, Aamer Ikram, Shahid Abbasi, et al. (2010). Evaluation of BACTEC MGIT 960 system for recovery of Mycobacterium tuberculosis complex in Pakistan. Malaysian Journal of Microbiology, 6(2), pp. 203 – 208
[39] C Rodrigues, S Shenai, M Sadani, et al. (2009). Evaluation of the BACTEC MGIT 960 TB system for recovery and identification of mycobacterium tuberculosis complex in a high through Put Tertiary Care Centre. Indian Journal of Medical Microbiology, 27(3), pp. 217 – 221
[40] Jau-Ching Lee, Fang-Lan Yu, Ming-Hwei Lin, et al. (2010). Utility of Immunochromatographic Assay for Detecting Mycobacterium Tuberculosis from Positive BACTEC MGIT 960 Cultures. J Biomed Lab Sci, 22, pp. 64 – 68
[41] Siddiqi SH, Libonati JP, Carter ME, et al. (1988). Enhancement of mycobacterial growth in middlebrook 7H12 medium by polyoxyethylene stearate. Current Microbiol, 17, pp. 105 – 110
[42] Siddiqi SH, Laszlo A, Butler WR, et al. (1993). Bacteriological investigation of unusual mycobacteria isolated from immuno-compromised patients. Diagn Microbiol Infect Dis, 6, pp. 321 – 323
[43] Lee JJ, Suo J, Lin CB, et al. (2003). Comparative evaluation of the BACTEC MGIT 960 system with solid medium for isolation of mycobacteria. Int J Tuberc Lung Dis, 7(6), pp. 569 – 574
[44] Idigoras P, Beristain X, Iturzaeta A, et al. (2000). Comparison of the automated nonradiometric BACTEC MGIT 960 system with Lowenstein-Jensen, Coletsos, and Middlebrook 7H11 solid media for recovery of mycobacteria. Eur J Clin Microbiol Infect Dis, 19, pp. 350 – 354
[45] Samra Z, Kaufman L, Bechor J, et al. (2000). Comparative study of three culture systems for optimal recovery of mycobacteria from different clinical specimens. Eur J Clin Microbiol Infect Dis, 19, pp. 750 – 754
[46] Ardito F, Posteraro B, Sanguinetti M, et al. (2001). Evaluation of BACTEC Mycobacteria Growth Indicator Tube (MGIT 960) automated system for drug susceptibility testing of Mycobacterium tuberculosis. J Clin Microbiol, 39, pp. 4440 – 4444
[47] Adjers-Koskela K, Katila ML (2003). Susceptibility testing with the manual Mycobacteria Growth Indicator Tube MGIT) and the MGIT 960 System provides rapid and reliable verification of multidrug resistant tuberculosis. J Clin Microbiol, 41, pp. 1235 – 1239
[48] Cambau E, Truffot-Pernot C, Boulahbal F, et al. (2000). Mycobacterial Growth Indicator Tube versus the proportion method on Lowenstein-Jensen medium for antibiotic susceptibility testing of Mycobacterium tuberculosis. Eur J Clin Microbiol Infect Dis, 19, pp. 938 – 942
[49] Alcaide F, Benitez MA, Escriba JM, et al. (2000). Evaluation of the BACTEC MGIT 960 and the MB/BacT systems for recovery of mycobacteria from clinical specimens and for species identification by DNA AccuProbe. J Clin Microbiol, 38, pp. 398 – 401
[50] Williams-Bouyer N, Yorke R, Lee HI, et al. (2000). Comparison of the BACTEC MGIT 960 and ESP Culture System II for growth and detection of Mycobacteria. J Clin Microbiol, 38, pp. 4161 – 4170
[51] Trần Anh Đào và cs (2009). Vai trò của sinh thiết màng phổi bằng kim trong chẩn đoán lao màng phổi. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 13(6), tr. 90 – 96
[52] Đỗ Quyết và cs (2010). Đánh giá mối liên quan giữa kết quả polymerase đa mồi, MGIT với lâm sàng, cận lâm sàng trong tràn dịch màng phổi do lao. Tạp chí y dược học quân sự, 35(9), tr. 87 – 91
[53] Sheng-Yuan Ruan, Yu-Chung Chuang, Jann-Yuan Wang, et al. (2012). Revisiting tuberculous pleurisy: pleural fluid characteristics and diagnostic yield of mycobacterial culture in an endemic area. Thorax, 67, pp. 822 – 827
[54] Hasaneen NA, Zaki ME, Shalaby HM, et al (2003). Polymerase chain reaction of pleural biopsy is a rapid and sensitive method of the diagnosis of tuberculous pleural effusion. Chest, 124(6), pp. 2105 – 2111
[55] Maria Virginia Villegas, Luz Angela Labrada, Nancy Gore Saravia (2000). Evaluation of polymerase chain reaction, adenosine deaminase, and interferon-γ in pleural fluid for the differential diagnosis of pleural tuberculosis. Chest, 118(5), pp. 1355 – 1364
[56] Mungall IP, Cowen PN, Cooke NT, et al. (1980). Multiple pleural biopsy with the Abrams needle. Thorax, 35(8), pp. 600 – 602
[57] Lê Khắc Bảo (2003). Giá trị sinh thiết màng phổi bằng kim xuyên da trong chẩn đoán nguyên nhân lao-ung thư gây tràn dịch, dày, u màng phổi. Y Học thành phố Hồ Chí Minh, 7(1), tr. 93 -97
[58] Quang Văn Trí (2008). Giá trị của một số xét nghiệm cận lâm sàng thường quy trong chẩn đoán phân biệt tràn dịch màng phổi do lao và ung thư. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 12(4), tr. 206 – 211
[59] Nguyễn Thản (1991). Nhận xét 34 trường hợp tràn dịch màng phổi do lao. Tạp chí y học thực hành, 1, tr. 7 – 10
[60] Lebeau B (1989), Tuberculose pulmonaire, Pneumologie, Ellipe, Paris, pp. 138 – 145
[61] Chretien J, Marsac J (1990), Maladies de la plèvre, Pneumologie, Masson, Paris, pp. 65 – 66
[62] Nguyễn Ngọc Hùng (1996), Nghiên cứu đặc điểm hình thái tế bào học dịch màng phổi, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội
[63] Trần Văn Sáng (2002), Miễn dịch và dị ứng trong bệnh lao, Bệnh học lao, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 53 – 67
[64] Hoàng Minh, Trần Văn Sáu (1995). Đặc điểm cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi do lao, 18, tr. 130 – 138
[65] Ngô Quý Châu, Các hội chứng X quang phổi, Tài liệu đào tạo một số chuyên đề hô hấp, Bộ Y tế – Bệnh viện Bạch Mai, tr. 390 – 409
[66] Trần Văn Sáng (2002), Lao phổi, Bệnh học lao, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 86 – 103
[67] Kinasewitz GT (2002), Pleural fluid dynamics and effusions, Fishman’s Manual of Pulmonary Diseases and Disorders, 3rd ed., McGraw-Hill, Philadelphia, pp. 1389 – 1409
[68] Murray and Nadel (2010), Radiographic techniques, Textbook of Respiratory Medicine, 5th ed., Saunders
[69] Nguyễn Văn Bản (1999), Nghiên cứu giá trị của siêu âm trong chẩn đoán và chọc hút dịch màng phổi, Luận văn tốt nghiệm bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội
[70] Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (2004), Hóa nghiệm sử dụng trong lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, tr. 477 – 484, 671 – 678
[71] Trần Hoàng Thành (2009). Tìm hiểu giá trị của tế bào dịch màng phổi trong chẩn đoán tràn dịch màng phổi do lao. Y học thực hành, 664(6), tr. 37 – 39
[72] Trương Huy Hưng (2004), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh siêu âm của tràn dịch màng phổi do lao, Luận văn tốt nghiệm bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội
[73] Chung CL, Chen CH, Yeh CY, et al. (2008). Early effective drainage in the treatment of loculated tuberculous pleurisy. Eur Respir J, 31(6), pp. 1261 – 1267
[74] Lê Thanh Chương, Trần Hoàng Thành (2004). Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tràn dịch màng phổi do lao điều trị tại Khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai. Y học thực hành, Hội nghị bệnh phổi toàn quốc 2005
[75] Chierakul N, Kanitsap A, Chaiprasert A, et al. (2004). A simple C-reactive protein measurement for the differentiation between tuberculous and malignant pleural effusion. Respirology, 9, pp. 66 – 69
[76] Yo Won Choi, Seok Chol Jeon,Heung Seok Seo, et al. (2002). Tuberculous pleural effusion: new pulmonary lesions during treatment. Radiology, 224, pp. 493 – 502
[77] Lee KS, Im JG (1995). CT in adults with tuberculosis of the chest: characteristic findings and role in management. American Journal of Roentgenology, 164(6), pp. 1361 – 1367
[78] Hulnick DH, Naidich DP, McCauley Dl (1983). Pleural tuberculosis evaluated by computed tomography. Radiology, 149, pp. 759 – 765
[79] Kim HJ, Lee HJ, Kwon SY, et al. (2006). The prevalence of pulmonary parenchymal tuberculosis in patients with tuberculous pleuritis. Chest, 129(5), pp. 1253 – 1258
[80] Seiscento M, Vargas FS, Bombarda S, et al. (2011). Pulmonary involvement in pleural tuberculosis: how often does it mean disease activity? Respir Med, 105(7), pp. 1079 – 1083
[81] Sahn SA (2008). The value of pleural fluid analysis. Am J Med Sci, 335(1), pp. 7 – 15
[82] Richard W. Light (2007), Clinical Manifestations and Useful Tests, Pleural Diseases, Lippincott Williams & Wilkins, pp. 74 – 108
[83] Anthony Seaton (2000), Diseases of the Pleura, Crofton and Douglas’s respiratory diseases, 5th ed., Wiley Blackwell, ch. 43, pp. 1152 – 1181
[84] Bruce A. Hanna, Adeleh Ebrahimzadeh, L. Bruce Elliott, et al. (1999). Multicenter evaluation of the BACTEC MGIT 960 system for recovery of mycobacteria. Journal of Clinical Microbiology, 37(3), pp. 748 – 752
[85] Nguyễn Xuân Triều (1994), Giá trị chẩn đoán nguyên nhân tràn dịch màng phổi thanh tơ và máu của sinh thiết màng phổi bằng kim cải tiến kiểu Castelain và chải màng phổi, Luận án Tiến sỹ Y học, Học viện Quân Y