Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật nội soi một lỗ điều trị bệnh lý túi mật tại bệnh viện trung ương quân đội 108

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật nội soi một lỗ điều trị bệnh lý túi mật tại bệnh viện trung ương quân đội 108

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật nội soi một lỗ điều trị bệnh lý túi mật tại bệnh viện trung ương quân đội 108/ Trịnh Ngọc Nam. 2015

Thoát vị bẹn là tình trạng tạng trong ổ bụng rời khỏi vị trí chui qua ống bẹn hoặc một điểm yếu của thành bụng vùng bẹn, trên dây chằng bẹn ra dưới da hay xuống bìu. Có 25% đàn ông và 2% phụ nữ ít nhất một lần mắc bệnh này trong đời. Tỷ lệ mắc bệnh tăng theo tuổi, ở tuổi 75 là 50%.

Phẫu thuật là phương pháp chủ yếu điều trị thoát vị bẹn. Các phương pháp mổ kinh điển như: Bassini, Ferguson, Shouldice, McVay… dùng mô tự thân để kéo che phủ lỗ khuyết hổng của thành bẹn nên đường khâu căng, đau, sẹo không tốt dẫn đến chậm hồi phục vận động, dễ tái phát [13], [21], [22], [30], [62]…

Để hạn chế sự căng kéo, các kỹ thuật Lichtenstein, Rotkow…đặt mảnh ghép nhân tạo hoặc Desarda tạo mảnh ghép tự thân đắp vào chỗ yếu của thành bẹn được sử dụng nhiều tại các nước Âu- Mỹ [41], [43], [46].

Trên thế giới, mổ nội soi điều trị thoát vị bẹn chiếm 15 – 20%, đặc biệt tại Scotland tỷ lệ này là > 65%. Hiện tại, có hai phẫu thuật đang được ứng dụng là phẫu thuật nội soi qua ổ bụng đặt mảnh ghép ngoài phúc mạc (Trans Abdominal Preperitoneal- TAPP) và đặt mảnh ghép hoàn toàn ngoài phúc mạc (Total Extraperitoneal- TEP). Với TAPP, trocar xuyên vào ổ bụng, mở phúc mạc để tiếp cận vùng bẹn, tổn thương xác định được ngay khi đặt Camera, khoang thao tác rộng, dễ làm, tiếp cận trực tiếp và làm vững chắc thành bẹn sau nên thực hiện được cả với thoát vị nghẹt, hơn thế nữa việc ứng dụng TAPP để sửa chữa thoát vị tái phát sau các phương pháp mổ khác lại dễ dàng hơn. Từ 2009, kỹ thuật nội soi một cổng (single port) được ứng dụng trong cả 2 phương pháp TAPP và TEP nhưng còn chưa phổ biến, thiết bị đắt và hiệu quả của 2 phương pháp được đánh giá là ngang nhau [37], [47], [78], [85], [87], [89].

Mổ nội soi điều trị thoát vị bẹn là một bước tiến mới đạt được nhiều ưu điểm: không căng kéo vùng mổ, ít đau, sớm hồi phục, ít tai biến, tính thẩm mỹ cao, hạn chế tái phát, có thể phẫu thuật cả hai bên cùng một lần mổ [17 ], [18], [20], [32], [40], [71], [84].

Tại Việt Nam, phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn đã được đề cập và ứng dụng từ 1997 tại thành phố Hồ Chí Minh [2]. Kỹ thuật này đã được thực hiện thường xuyên tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 2004 nhưng chưa được tổng kết, đánh giá một cách đầy đủ. Với mong muốn góp phần làm phong phú thêm các phương pháp điều trị thoát vị bẹn, và hoàn thiện hơn chất lượng điều trị bệnh lý này, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi qua ổ bụng đặt mảnh ghép ngoài phúc mạc điều trị thoát vị bẹn tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108” nhằm mục tiêu:

1.Nhận xét một số đặc điểm tổn thương giải phẫu bệnh lý của bệnh nhân thoát vị bẹn được mổ nội soi qua ổ bụng đặt mảnh ghép ngoài phúc mạc tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và giá trị của nội soi trong chẩn đoán vị trí thoát vị bẹn.

2.Đánh giá kết quả điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật nội soi qua ổ bụng đặt mảnh ghép ngoài phúc mạc và một số yếu tố liên quan.

 

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment