Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật vá nhĩ của viêm tai giữa mạn tính

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật vá nhĩ của viêm tai giữa mạn tính

Luận văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật vá nhĩ của viêm tai giữa mạn tính.Viêm tai giữa mạn tính là quá trình viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ-xương chũm, không có bệnh sinh và căn nguyên đặc hiệu nào [10]. Thông thường người ta nói viêm tai giữa trở thành mạn tính khi thời gian chảy tai của tai giữa kéo dài trên ba tháng. Tuy vậy khoảng thời gian này không có tính chất cố định, chúng ta có thể gặp những viêm tai giữa mạn tính ngay từ tháng thứ hai [42].

Đây là một bệnh còn phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới [14], [20], [42]. Theo nghiên cứu sơ bộ của ngành Tai Mũi Họng nước ta, ước tính có khoảng 5% dân số bị viêm tai giữa các loại, chiếm khoảng 6-10% so với các bệnh tai mũi họng [17]. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tai giữa ở một số phường ở Hà Nội là 8,9% [1]. Viêm tai giữa mạn ở trẻ em là một bệnh có tần suất khá cao 6,86% [25]. Theo các tài trong và ngoài nước, tỷ lệ viêm tai giữa khoảng 10% ở trẻ em [4], [24]. Theo thống kê tại Viện Tai Mũi Họng biến chứng của viêm tai giữa chiếm 60% trong các bệnh cấp cứu tai mũi họng [13].

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật vá nhĩ của viêm tai giữa mạn tính Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới, mọi nơi và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, nếu không được cứu chữa kịp thời đặc biệt là ở trẻ em do sức đề kháng của trẻ yếu hơn: Viêm màng não, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch bên, liệt mặt… [4], [10], [14], [15], [20], [42].

Viêm tai giữa gây chảy mủ tai kéo dài, ngoài việc gây giảm sức nghe làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, còn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Viêm tai giữa mạn tính có triệu chứng lâm sàng đa dạng và được chia làm 2 loại: Viêm tai giữa mạn tính nhầy, bệnh tích còn khu trú ở niêm mạc và viêm tai giữa mạn tính mủ, bệnh tích đã vượt khỏi niêm mạc và làm tổn thương đến xương [14], [42].

Vấn đề điều trị viêm tai giữa mạn tính ngoài việc loại trừ bệnh tích còn nhằm đến bảo tồn và phục hồi sức nghe cho bệnh nhân [19], [20], [23], [61].

Có nhiều phương pháp phẫu thuật chỉnh hình tai giữa: Mổ vá nhĩ đơn thuần, mổ sào bào thượng nhĩ kèm vá nhĩ…Phẫu thuật chỉnh hình tai giữa trong điều trị viêm tai giữa mạn tính không những giải quyết được bệnh tích, tránh biến chứng mà còn bảo tồn và phục hồi sức nghe [19], [23], [55], [60].

Xuất phát từ tính quan trọng, thực tiễn, khoa học của bệnh viêm tai giữa mạn tính và vấn đề điều trị viêm tai giữa mạn tính bằng phẫu thuật như nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật vá nhĩ của viêm tai giữa mạn tính” nhằm hai mục tiêu:

1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm tai giữa mạn tính.

2. Đánh giá kết quả phẫu thuật vá nhĩ về phương diện giải phẫu và sức nghe.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật vá nhĩ của viêm tai giữa mạn tính

TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Thị Hoài An (2005), “Nghiên Cứu đặc điểm viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em một số phường tại Hà Nội”, Tạp chí Tai Mũi Họng, (3), tr. 1-9.
2. Chu Lan Anh, Nguyễn Hữu Khôi (2007), “Nghe kém và điếc đột ngột”, Bài giảng lâm sàng tai mũi họng, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 58-62.
3. Võ Hiếu Bình (2005), “Biến chứng nội sọ do tai”, Bài giảng tai mũi họng, (lưu hành nội bộ), Trường Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, tr. 142-145.
4. Lương Sĩ Cần (1991), “Viêm tai và viêm xương chủm”, Bách khoa thư bệnh học, tập 1, Nhà xuất bản Y học Từ Điển Bách Khoa, Hà Nội, tr. 378-382.
5. Phạm Ngọc Chất (2006), “Tạo hình màng nhĩ ở nhóm tuổi nghỉ hưu”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 10(1), tr. 81-83.
6. Phạm Ngọc Chất (2004), “Cố đinh mảnh vật liệu vào cán xương búa: một kiểu Underlay cải tiến”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 8(1), tr. 128-133.
7. Phạm Ngọc Chất, Nguyễn Văn Đức, Đặng Hoàng Sơn (2003), “Bước đầu áp dụng chỉnh hình xương con bằng xương đe tự thân trong điều trị viêm tai giữa mạn tính, thủng màng tai”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 7(1), tr. 19-25.
8. Lương Hồng Châu (2009), “Nghiên cứu kết quả phẫu thuật kín thì một trên bệnh nhân viêm tai xương chũm có cholesteatoma”, Kỷ yếu các đề tài khoa học hội nghị Tai Mũi Họng toàn quốc năm 2009, Tập 1, tr. 67-71.
9. Nguyễn Đức Minh Chính, Trần Hoài Dạ Vĩnh, Đặng Thanh (2001), Nhận xét tình hình phẫu thuật điều trị viêm tai xương chũm tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh Viện Trung Ương Huế, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ Y Khoa, Đại học
Y Huế.
10. Huỳnh Khắc Cường, Phạm Kiên Hữu (2005), “Viêm tai giữa và cholesteatome”, Bài giảng tai mũi họng (lưu hành nội bộ), Trường đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, tr. 99 – 103.
11. Huỳnh Khắc Cường, Huỳnh Bá Tân, Phạm Ngọc Chất, và cộng sự (2006), “Tạo hình màng nhĩ đơn thuần”, Chẩn đoán bệnh tai, Tài liệu lưu hành nội bộ của hội nghị Tai mũi họng Đà Nẵng 3-5/8/2006, tr. 70-80.
12. Nguyễn Thị Ngọc Dinh (2006), “Phương pháp đo sức nghe”, Tài liệu tập huấn tai-thính học, Bệnh Viện Tai Mũi Họng Trung Ương, Tài liệu lưu hành nội bộ, tr. 3-9.
13. Phan Văn Dưng (2000), Đánh giá kết quả phẫu thuật vá nhĩ trong viêm tai giữa mạn tại Bệnh Viện Trung Ương Huế, Luận văn thạc sĩ y học, Đại Học Y Dược Huế.
14. Phan Văn Dưng, Nguyễn Tư Thế (2009), “Viêm tai giữa mạn tính”, Giáo trình tai mũi họng, Nhà xuất bản Đại học Huế, Huế, tr. 83-89.
15. Phan Văn Dưng, Nguyễn Tư Thế (2009), “Biến chứng nội sọ do tai”, Giáo trình tai mũi họng, Nhà xuất bản Đại học Huế, Huế, tr. 90-96.
16. Phạm Vũ Thanh Hải, Phạm Sỵ Hoãn, Huỳnh Bá Tân (2008), “Ứng dụng nội soi trong phẫu thuật vá nhĩ”, Tạp chí Tai Mũi Họng, (3), tr. 6-10.
17. Trần Văn Khen, Nguyễn Tiến Dũng (2003), “Đánh giá kết quả phẫu thuật vá nhĩ bằng kỹ thuật Underlay”, http://www.benhvienkhanhhoa.org.vn/tintucsukien. aspx?id=2&idR=8&idn=2.
18. Nguyến Hữu Khôi, Huỳnh Khắc Cường, Phạm Kiên Hữu (1998), “Về phẫu thuật điều trị viêm tai giữa mạn tính”, http://home.ykhoa.net/NCKH/p235-p346/tmh06.HTM.
19. Nguyễn Hữu Khôi, Nhan Trừng Sơn (2008), “Phẫu thuật điều trị viêm tai giữa mạn tính”, Tai Mũi Họng, tập 1, Nhà xuất bản Y Học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 336-351.
20. Ngô Ngọc Liễn (2006), “Bệnh học xương chũm”, Giản yếu bệnh học Tai-Mũi-Họng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 60-68.
21. Ngô Ngọc Liễn (2001), “Tính thiếu hụt sức nghe”, Thính học ứng dụng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 193-206.
22. Lê Văn Lợi (2001), “Các mốc giải phẫu cần nhớ”, Các phẫu thuật thông thường tai mũi họng, Tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 39-54.
23. Lê Văn Lợi (2001), “Các phẫu thuật tạo hình màng nhĩ hòm nhĩ”, Các phẫu thuật thông thường tai mũi họng, Tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 84-110.
24. Trần Viết Luân (2004), “Viêm tai giữa mạn mủ”, Tai mũi họng nhập môn, Nhà xuất bản Y Học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 118-120.
25. Phùng Minh Lương (2005), “Đặc điểm dịch tễ bệnh viêm tai giữa mạn tại DAK LAK trong 5 năm 2000-2004”, Tạp chí Tai Mũi Họng, (4), tr. 1-9.
26. Lê Trần Quang Minh, Lê Thị Hoa Tiên (2009), “Phẫu thuật chỉnh hình màng nhĩ đơn thuần qua nội soi”, Tạp chí Tai Mũi Họng, (1), tr. 7-11.
27. Trần Trọng Uyên Minh, Nguyễn Văn Đức (2003), “Một số kích thước và hình dáng màng tai-chuỗi xương con của người Việt trưởng thành”, Tạp chí Y học thành phố Hồ CHí Minh, 7(1), tr. 18-24.
28. Nguyễn Hoàng Nam (2008), “Phẫu thuật tạo hình màng nhĩ”, Tai Mũi Họng, tập1, Nhà xuất bản Y Học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 457-466.
29. Nguyễn Hoàng Nam (2001), “Đánh giá sử dụng nội soi trong phẫu thuật tai giữa”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 5(4), tr. 104-107.
30. Nguyễn Hoàng Nam (2003), “Đánh giá eo nhĩ qua nội soi”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 7(1), tr. 30-33.
31. Nguyễn Hoàng Nam (2003), “Sử dụng nội soi trong phẫu thuật vá nhĩ”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 7(1), tr. 34-38.
32. Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Hữu Khôi (2005), “Kỹ thuật tạo hình màng nhĩ đặt dưới trong ống tai qua nội soi”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 9(1), tr. 120-124.
33. Netter H.F., Người dịch: Nguyễn Quang Quyền (1999), “Tai ngoài và hòm nhĩ”, Atlas giải phẫu người, Nhà xuất bản Y Học, Thành phố Hồ Chí Minh,
tr. 102-103.
34. Phan Thị Nho, Lê Vũ Hà Thanh, Nguyễn Đình Toàn (2000), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và ảnh hưởng sức nghe ở bệnh nhân viêm tai giữa mạn tính tại khoa tai mũi họng Bệnh Viện Trung Ương Huế, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ Y Khoa, Trường Đại học Y Dược Huế.
35. Trương Tam Phong, Nguyễn Văn Cường, Phạm Tuấn Khoa và cộng sự (2004), “Nhận xét kết quả phẫu thuật tạo hình tai giữa tại Bệnh Viện bưu điện II”, Tạp chí Tai Mũi Họng, (3), tr. 1-6.
36. Nguyễn Tấn Phong (2007), “Chỉnh hình tai giữa”, Phẫu thuật tai, Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội, tr. 311-319.
37. Nguyễn Tấn Phong (2009), “Nội soi chỉnh hình tai giữa trên hốc mổ khoét chũm tiệt căn”, Kỹ yếu các đề tài khoa học hội nghị Tai Mũi Họng toàn quốc năm 2009, Tập 1, tr. 6-9.
38. Nguyễn Quang Quyền (1997), “Cơ quan tiền đình ốc tai”, Bài giảng giải phẫu học, Nhà xuất bản Y Học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 425-445.
39. Đặng Hoàng Sơn (2004), “Tần suất xuất độ viêm tai giữa cấp và mãn, vi khuẩn và sự đề kháng kháng sinh trong điều trị ban đầu viêm tai giữa cấp mạn ở trẻ em”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 8(1), tr. 95-99.
40. Nguyễn Trọng Tài (1995), Góp phần nghiên cứu vá nhĩ bằng mảnh cân cơ thái dương với mảnh sụn vành tai làm giá đỡ trong phẫu thuật chỉnh hình tai giữa – vá nhĩ kiểu Wullstein II, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại Học Y Hà Nội.
41. Võ Tấn (2001), “Giải phẫu sơ lược về tai”, Tai Mũi Họng Thực Hành, Tập 2, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 5-35.
42. Võ Tấn (2001), “Viêm tai giữa mạn tính”, Tai Mũi Họng Thực Hành, Tập 2, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.110-124.
43. Huỳnh Ngọc Thành, Nguyễn Hữu Khôi, Nguyễn Hoàng Nam (2006), “Khảo sát cấu trúc vi thể rìa lỗ thủng màng nhĩ”, Bản tin thời sự tai mũi họng, 7(1),
tr. 10-12.
44. Phạm Thanh Thế, Hồ Lê Hoài Nhân, Đỗ Châu Minh Ngọc và cộng sự (2009), “Đánh giá hiệu quả việc đóng kín lỗ thủng màng nhĩ bằng kỹ thuật Underlay tại bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ trong khoảng thời gian 2000-2009”, Kỷ yếu các đề tài khoa học hội nghị Tai Mũi Họng toàn quốc năm 2009, Tập 1, tr. 41-45.
45. Lâm Huyền Trân, Võ Hiếu Bình, (2007), “Chảy tai-viêm tai giữa và biến chứng nội sọ do tai”, Bài giảng lâm sàng tai mũi họng, Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội, tr. 83-100.
46. Hồ Xuân Trung, Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Hữu Khôi (2005), “Đánh giá kết quả tạo hình màng nhĩ qua nội soi”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 10 (1), tr. 25-27.
47. Lê Thị Hải Yến, Lê Thanh Thái (2006), Nhận xét tình hình bệnh nhân bị viêm tai giữa đến khám và điều trị tại phòng khám khoa tai mũi họng Bệnh Viện Trường Đại Học Y Dược Huế, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ Y Khoa, Đại Học Y khoa Huế.

Leave a Comment