Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với serotyp dengue gây bệnh ở người trưởng thành tại Hà Nội và các vùng lân cận

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với serotyp dengue gây bệnh ở người trưởng thành tại Hà Nội và các vùng lân cận

Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), trên toàn cầu có khoảng 2,5-3 tỷ người đang sống trong vùng dịch tễ của bệnh sốt xuất huyết dengue (SXHD) và hàng năm có khoảng 50-100 triệu người mắc bệnh [65],[67]. Hiện nay, SXHD đã được ghi nhận là một bệnh dịch và là một trong mười nguyên nhân hàng đầu về tỷ lệ mắc bệnh, tử vong trên toàn thế giới [26],[65],[66].

Căn nguyên gây bệnh đã được xác định do 4 týp vi rút dengue, gồm DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Theo các kết quả nghiên cứu, các týp vi rút dengue có sự phân bố khác nhau giữa các khu vực địa lý. Trên cùng một khu vực địa lý, giữa các năm, thậm chí giữa các mùa trong cùng một năm, có thể có nhiều týp dengue cùng gây bệnh [7],[8],[15]. Một người trong cả cuộc đời có thể nhiễm lần lượt cả 4 týp vi rút dengue [3],[31],[67].

Ngoài ra các nghiên cứu lâm sàng cũng nhận thấy, nhiễm các týp vi rút dengue khác nhau có thể có bộ mặt dịch tễ khác nhau, cũng như gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau [18],[52],[61]. Các týp DEN-2 và DEN-3 vẫn được mô tả gây ra biểu hiện lâm sàng nặng hơn các týp DEN khác. Trong khi DEN-2 thường gây ra bệnh cảnh sốc và xuất huyết nội tạng thì DEN-1 chủ yếu gây bệnh cảnh thấm thoát dịch trên lâm sàng [18],[52]. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được thống nhất giữa các nghiên cứu [15],[18],[39]. Hiện nay, việc xác định mối liên quan giữa biểu hiện lâm sàng với từng týp vi rút dengue riêng biệt vẫn đang là mục tiêu được nhiều nghiên cứu quan tâm [33],[43].

Tại Việt Nam, bệnh SXHD đã được báo cáo từ những năm giữa thập kỷ 50 của thế kỷ trước và từ đó đến nay bệnh ngày càng có xu hướng gia tăng [10]. Theo thông báo của Bộ Y tế, SXHD đã trở thành dịch hàng năm tại Việt

Nam và lần lượt cả 4 týp vi rút dengue đã được xác định đang lưu hành [2],[15]. Tuy nhiên, sự phân bố của các týp dengue gây bệnh trong các vụ dịch, cũng như giữa các mùa trong năm chưa được đánh giá toàn diện. Các nghiên cứu tuy đã đề cập đến các khía cạnh của bệnh, như biểu hiện lâm sàng, dấu hiệu tiên lượng sốc… nhưng vẫn còn ít nghiên cứu quan tâm tìm hiểu sự phân bố gây bệnh của các týp vi rút dengue trong cộng đồng, cũng như mối liên quan giữa các týp vi rút dengue với biểu hiện lâm sàng.

Để góp phần tìm hiểu thêm về bệnh SXHD, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với serotyp dengue gây bệnh ở người trưởng thành tại Hà Nội và các vùng lân cận”, với hai mục tiêu:

1/ Xác định các týp dengue gây bệnh tại Hà Nội và các vùng lân cận.

2/ Tìm hiểu mối liên quan giữa biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng với serotype dengue.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 14

1.1. Vi rút dengue 15

1.1.1. Đặc điểm sinh học của vi rút dengue 15

1.1.2. Phân týp vi rút dengue 16

1.1.3. Đáp ứng miễn dịch trong bệnh SXHD 16

1.2. Dịch tễ bệnh sốt xuất huyết dengue 17

1.2.1. Phương thức lây truyền 17

1.2.2. Tình hình dịch SXHD 18

1.2.3. Phân bố của các týp dengue gây bệnh 19

1.3. Cơ chế bệnh sinh 21

1.3.1. Bệnh sinh của SXHD 21

1.3.2. Một số giả thuyết giải thích cơ chế bệnh sinh của SXHD 22

1.4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh sốt xuất huyết dengue.. 23

1.4.1. Biểu hiện lâm sàng 23

1.4.2. Xét nghiệm chẩn đoán vi rút học 24

1.4.3. Xét nghiệm phát hiện kháng thể kháng vi rút dengue 26

1.4.4. Xét nghiệm huyết học và một số xét nghiệm khác 29

1.5. Chẩn đoán bệnh 29

1.5.1. Chẩn đoán lâm sàng 29

1.5.2. Chẩn đoán xác định bệnh 31

1.6. Điều trị và phòng bệnh 31

1.6.1. Điều trị 31

1.6.2. Nguyên tắc phòng 32

1.7. Các nghiên cứu về dịch tễ và lâm sàng của bệnh SXHD 32

1.7.1. Nghiên cứu về vi rút dengue và dịch tễ học 32

1.7.2. Nghiên cứu về lâm sàng 34

1.7.3. Những vấn đề còn tồn tại 36

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 37

2.1. Đối tượng nghiên cứu 37

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 37

2.3. Phương pháp 37

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 37

2.3.2. Cách chọn mẫu 37

2.3.3. Phương pháp tiến hành 37

2.3.4. Các chỉ số nghiên cứu 39

2.3.5. Các tiêu chuẩn đánh giá 41

2.3.6. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu 43

2.3. Thu thập dữ liệu 46

2.4. Xử lý số liệu 46

2.5. Một số hạn chế của nghiên cứu 46

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47

3.1. Kết quả nghiên cứu về vi rút dengue 47

3.1.1. Kết quả xét nghiệm NS1 và phân lập vi rút 47

3.1.2. Phân bố các týp dengue được xác định theo một số yếu tố liên quan … 49

3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các týp dengue gây bệnh … 53

3.2.1. Đặc điểm lâm sàng 53

3.2.2. Các thể lâm sàng 56

3.2.3. Kết quả cận lâm sàng 58

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 66

4.1. Đặc điểm của các týp dengue gây bệnh tại Hà Nội và các vùng lân cận … 66

4.1.1. Kết quả xét nghiệm NS1 và RT-PCR 66

4.1.2. Đặc điểm phân bố của các týp vi rút dengue 67

4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các týp dengue gây bệnh 71

4.2.1. Đặc điểm lâm sàng 71

4.2.2. Thể lâm sàng của SXHD 78

4.2.3. Đặc điểm cận lâm sàng 81

KẾT LUẬN 91

KIẾN NGHỊ 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment