Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số bất thường gen trong bệnh loạn dưỡng cơ vùng đai chi
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số bất thường gen trong bệnh loạn dưỡng cơ vùng đai chi.Bệnh Loạn dưỡng cơ vùng đai chi (LDCVĐC) là dạng bệnh cơ di truyền với tình trạng yếu cơ ở vùng đai chi chủ yếu quanh vai và hông. LDCVĐC cho đến nay đã được phát hiện hơn 30 phân nhóm khác nhau được liên kết tương ứng với các gen cụ thể, di truyền lặn hoặc trội trên nhiễm sắc thể thường, biểu hiện các kiểu hình không đồng nhất và đa dạng với nhiều mức độ khác nhau 1. Mặc dù mỗi phân nhóm LDCVĐC riêng lẻ tương đối hiếm nhưng ước tính bệnh ảnh hưởng chung đến 60.000 tới 500.000 người trên toàn thế giới và là một trong những bệnh loạn dưỡng cơ phổ biến nhất.
Sự đa dạng và thay đổi đáng kể giữa từng phân nhóm LDCVĐC về độ tuổi khởi phát, mức độ nghiêm trọng và các nhóm cơ bị ảnh hưởng, cũng như thực tế là chi phí xét nghiệm gen trước đây không phù hợp với khả năng chi trả của bệnh nhân, khiến việc chẩn đoán xác định gặp nhiều khó khăn4,5. Ngoài ra, cho đến nay, việc điều trị loạn dưỡng cơ còn gặp nhiều khó khăn, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, cần phối hợp nhiều phương pháp điều trị và nhiều chuyên khoa cùng phối hợp để điều trị cho người bệnh6-9.
Tại Việt Nam, nhiều trường hợp có các triệu chứng yếu cơ chưa tìm được nguyên nhân trên lâm sàng, đôi khi được chẩn đoán chung là viêm cơ, điều này gây ra khó khăn cho việc lên kế hoạch điều trị hiệu quả cho người bệnh. Do đó, bên cạnh việc đánh giá triệu chứng lâm sàng, thăm dò chức năng thần kinh cơ và mô bệnh học cơ bản, các xét nghiệm chẩn đoán phân tử là căn cứ quan trọng để hỗ trợ xác định chẩn đoán lâm sàng cho người bệnh8,9. Cho đến nay xét nghiệm di truyền đã và đang ngày càng được ứng dụng nhiều trên lâm sàng cho các bệnh lý di truyền, cụ thể như loạn dưỡng cơ Duchenne, với mong muốn đạt được chẩn đoán phân tử cho các bệnh lý này làm cơ sở để chẩn đoán xác định và tư vấn di truyền. Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, khác với bệnh loạn dưỡng cơ Duchene được nghiên cứu và đề cập đến nhiều nhất với các biến thể gây bệnh chỉ nằm trên một gen DMD, bệnh Loạn dưỡng cơ vùng đai chi do biến thể có ở hơn 30 gen khác nhau liên quan đến nhiều protein ở các vị trí khác nhau của cơ dẫn đến biểu hiện kiểu hình rất không đồng nhất8,9. Điều này không chỉ dẫn đến những khó khăn trong chẩn đoán lâm sàng mà việc áp dụng các kỹ thuật di truyền đơn gen truyền thống cũng gặp nhiều khó khăn để xác định biến thể gen gây bệnh phù hợp10. Giải trình tự gen thế hệ mới (Next Generation Sequencing-NGS) là bước tiến mới của nhân loại về kỹ thuật sinh học phân tử, không chỉ giúp tiết kiệm thời gian với hiệu quả chính xác cao mà còn giúp tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với các phương pháp truyền thống 10,11. Điều này góp phần giúp các thầy thuốc xác định được chẩn đoán, tiên lượng và xây dựng chiến lược điều trị lâu dài cho người bệnh, tư vấn di truyền cho người bệnh và gia đình, hạn chế biến chứng và tiến triển nhanh của bệnh.
Các nghiên cứu về Loạn dưỡng cơ vùng đai chi tại Việt Nam còn rất hạn chế do là bệnh lý di truyền phức tạp, đặc điểm lâm sàng kém đồng nhất, khó chẩn đoán xác định và việc tiếp cận với các xét nghiệm di truyền đặc biệt nói chung còn gặp nhiều khó khăn.
Do vậy, chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số bất thường gen trong bệnh loạn dưỡng cơ vùng đai chi” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân loạn dưỡng cơ vùng đai chi.
2. Xác định một số bất thường gen liên quan đến kiểu hình ở nhóm nghiên cứu trên.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Đại cương về Loạn dưỡng cơ vùng đai chi 3
1.1.1. Định nghĩa, nguyên nhân và phân loại 3
1.1.2. Đặc điểm dịch tễ học 7
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh Loạn dưỡng cơ vùng đai chi 8
1.2. Chẩn đoán và điều trị Loạn dưỡng cơ vùng đai chi 14
1.2.1. Đặc điểm lâm sàng Loạn dưỡng cơ vùng đai chi 14
1.2.2. Cận lâm sàng bệnh Loạn dưỡng cơ vùng đai chi 21
1.2.3. Chẩn đoán Loạn dưỡng cơ vùng đai chi 27
1.2.4. Chẩn đoán phân biệt 29
1.2.5. Đánh giá chức năng vận động của người bệnh 31
1.2.6. Triển vọng điều trị 33
1.3. Cơ chế di truyền phân tử và các biến thể gen 36
1.3.1. Định nghĩa biến thể gen 36
1.3.2. Cơ chế di truyền phân tử của bệnh Loạn dưỡng cơ vùng đai chi . 36
1.3.3. Loạn dưỡng cơ vùng đai chi di truyền trội 37
1.3.4. Loạn dưỡng cơ vùng đai chi di truyền lặn 37
1.3.5. Mối tương quan kiểu gen- kiểu hình Loạn dưỡng cơ vùng đai chi
40
1.4. Các phương pháp xét nghiệm di truyền phân tử 42
1.4.1. Vai trò của xét nghiệm di truyền phân tử 42
1.4.2. Các kỹ thuật giải trình tự 43
1.5. Các nghiên cứu hiện nay về Loạn dưỡng cơ vùng đai chi 44
1.5.1. Nghiên cứu trên thế giới 47
1.5.2. Nghiên cứu tại Việt Nam 49
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 50
2.1. Đối tượng nghiên cứu 50
2.1.1. Tiêu chí lựa chọn vào mẫu nghiên cứu 50
2.1.2. Tiêu chí loại trừ khỏi mẫu nghiên cứu 50
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 51
2.3. Phương pháp nghiên cứu 51
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 51
2.3.2. Cỡ mẫu 52
2.3.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 52
2.4. Phương pháp xử lý số liệu 66
2.4.1. Hạn chế sai số trong nghiên cứu 66
2.4.2. Xử lý số liệu 66
2.5. Dụng cụ, trang thiết bị, hóa chất nghiên cứu 67
2.5.1. Dụng cụ, thiết bị nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 67
2.5.2. Thiết bị, hóa chất xét nghiệm đột biến gen 68
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 69
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 70
3.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu 70
3.1.1. Phân bố về giới của nhóm đối tượng nghiên cứu 70
3.1.2. Phân bố về tuổi của nhóm đối tượng nghiên cứu: 70
3.1.3. Đặc điểm về địa dư và dân tộc 71
3.1.4. Đặc điểm về chỉ số khối cơ thể BMI 71
3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 72
3.2.1. Các đặc điểm lâm sàng của nhóm đối tượng nghiên cứu 72
3.2.2. Đánh giá chức năng vận động trên lâm sàng 77
3.2.3. Đặc điểm cận lâm sàng của nhóm đối tượng nghiên cứu 81
3.3. Kết quả phát hiện một số bất thường gen trên nhóm đối tượng
nghiên cứu 86
3.3.1. Kết quả xác định biến thể gen liên quan đến LDCVĐC 86
3.3.2. Kết quả phân bố tần suất các phân nhóm LDCVĐC 89
3.3.3. Kết quả phân tích ảnh hưởng chức năng của các biến thể 90
3.3.4. Kết quả phát hiện người mang gen trong một số gia đình 95
Chương 4: BÀN LUẬN 107
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 107
4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm đối tượng nghiên cứu
109
4.3. Kết quả phát hiện bất thường gen liên quan kiểu hình loạn dưỡng
cơ vùng đai chi 124
4.3.1. Phân bố tần suất các biến thể liên quan đến loạn dưỡng cơ vùng đai chi
125
4.3.2. Phân bố tần suất các phân nhóm loạn dưỡng cơ vùng đai chi …. 126
4.3.3. Phân tích ảnh hưởng của biến thể đến kiểu hình 127
4.3.4. Kết quả khảo sát phả hệ của người bệnh mang biến thể di truyền 134
KẾT LUẬN 142
KIẾN NGHỊ 144
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾNLUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu lâm sàng và cận lâm sàng 54
Bảng 2.2. Phân loại chỉ số khối cơ thể 57
Bảng 2.3. Thang điểm đánh giá mức độ nặng của dấu hiệu Gower’s 57
Bảng 2.4. Phân loại mức độ yếu cơ dựa trên độ nặng của dấu hiệu Gower’s
58
Bảng 2.5. Các biến số, chỉ số nghiên cứu cho các bất thường gen liên quan đến LDCVĐC 59
Bảng 3.1. Phân bố về nhóm tuổi của nhóm đối tượng nghiên cứu 70
Bảng 3.2. Phân bố thể trạng theo chỉ số khối cơ thể 71
Bảng 3.4. Đặc điểm về tiền sử gia đình 72
Bảng 3.5. Các đặc điểm về thời gian diễn biến bệnh 72
Bảng 3.6. Phân bố nhóm tuổi khởi phát bệnh và tuổi được chẩn đoán 73
Bảng 3.7. Đặc điểm phân bố và các tổn thương cơ trên lâm sàng 73
Bảng 3.8. Động tác Gowers’ và phân loại mức độ yếu cơ đai hông 74
Bảng 3.9. Đặc điểm triệu chứng yếu cơ trên lâm sàng 74
Bảng 3.10. Phân bố cơ lực vùng đai chi của bệnh nhân nghiên cứu 75
Bảng 3.11. Phân bố cơ lực ngọn chi của bệnh nhân nghiên cứu 75
Bảng 3.12. Đặc điểm teo cơ vùng đai chi của bệnh nhân nghiên cứu 76
Bảng 3.13. Một số triệu chứng khác trên lâm sàng 76
Bảng 3.14. Khả năng quản lý các hoạt động cá nhân cơ bản hàng ngày của
BN theo thang điểm Katz ADL 77
Bảng 3.15. Khả năng quản lý các hoạt động hỗ trợ cuộc sống hàng ngày của
BN theo thang điểm Lawton IADL 78
Bảng 3.16. Chức năng vận động của chi trên theo thang điểm Brooke và chi dưới theo thang điểm Vignos 78
Bảng 3.17. Kết quả Nghiệm pháp ghế đẩu của BN theo phân nhóm mức độ
yếu cơ dựa vào biểu hiện động tác Gowers’ 80
Bảng 3.18. Kết quả Nghiệm pháp thời gian đứng lên và đi TUG của BN theo
phân nhóm mức độ yếu cơ dựa vào biểu hiện động tác Gowers’ 81
Bảng 3.19. Kết quả xét nghiệm sinh hóa 82
Bảng 3.20. Kết quả xét nghiệm các chỉ số liên quan đến phản ứng viêm 82
Bảng 3.21. Kết quả xét nghiệm điện cơ 83
Bảng 3.22. Đặc điểm xét nghiệm điện cơ kim 83
Bảng 3.23. Kết quả xét nghiệm mô bệnh học 84
Bảng 3.24. Đặc điểm xét nghiệm mô bệnh học của nhóm đối tượng nghiên
cứu 84
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa nhóm BN có và không có xét nghiệm giải trình tự gen NGS 85
Bảng 3.26. Kết quả xác định biến thể gen liên quan đến bệnh LDCVĐC 87
Bảng 3.27. Phân bố tần suất các phân nhóm LDCVĐC theo kiểu di truyền .. 89
Bảng 3.28. Đặc điểm kiểu gen và phân loại chức năng của các biến thể 91
Bảng 3.29. Kết quả dự đoán ý nghĩa gây bệnh của các biến thể mới bằng phân tích in silico 93
Bảng 3.30. Tóm tắt một số đặc điểm kiểu gen và kiểu hình của bệnh nhân
LDCVĐC đã được phân loại gây bệnh/có thể gây bệnh theo ACMG/AMP 94
Bảng 3.31. Tóm tắt kết quả xác định kiểu gen của một số gia đình BN 96
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
•
Biểu đồ 3.1. Phân bố về giới của nhóm đối tượng nghiên cứu 70
Biểu đồ 3.2. Phân bố địa dư của đối tượng nghiên cứu 71
Biểu đồ 3.3. Phân bố mức độ yếu cơ theo cách thực hiện động tác Gowers’ 79
Biểu đồ 3.4. Liên quan giữa thời gian Gowers’ với mức độ yếu cơ 80
Biểu đồ 3.5. Phân bố tần suất gen đột biến liên quan đến LDCVĐC 89
Biểu đồ 3.6. Phân bố tần suất các dạng đột biến 90
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Phân bố vị trí yếu cơ chủ yếu ở các bệnh lý loạn dưỡng cơ khác
nhau 5
Hình 1.2: Minh họa cấu tạo cơ vân 8
Hình 1.3: Minh họa cấu trúc tế bào cơ và vị trí các protein trong màng cơ,
nhân, cơ tương liên quan tới sinh bệnh học các phân nhóm của
Loạn dưỡng cơ vùng đai chi 13
Hình 1.4: Các hình thái mô bệnh học cơ vân bình thường và Loạn dưỡng cơ
vùng đai chi 26
Hình 1.5: Các dấu hiệu Loạn dưỡng cơ vùng đai chi trên nhuộm hóa mô miễn
dịch 27
Sơ đồ 2.1: Tiếp cận chẩn đoán người bệnh nghi Loạn dưỡng cơ vùng đai chi
28 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ nghiên cứu 53
Hình 3.1. Phả hệ của gia đình bệnh nhân L01 98
Hình 3.2. Kết quả giải trình tự gen của gia đình bệnh nhân L01 98
Hình 3.3. Phả hệ của gia đình bệnh nhân L02 99
Hình 3.4. Kết quả giải trình tự gen của gia đình bệnh nhân L02 100
Hình 3.5. Phả hệ của gia đình bệnh nhân L03 101
Hình 3.6. Kết quả giải trình tự gen của gia đình bệnh nhân L03 101
Hình 3.7. Phả hệ của gia đình bệnh nhân L04 102
Hình 3.8. Kết quả giải trình tự gen của gia đình bệnh nhân L04 102
Hình 3.9. Phả hệ của gia đình bệnh nhân L08 104
Hình 3.10. Kết quả giải trình tự gen của gia đình bệnh nhân L08 104
Hình 3.11. Phả hệ của gia đình bệnh nhân L12 106
Hình 3.12. Kết quả giải trình tự gen của gia đình bệnh nhân L12 106
Nguồn: https://luanvanyhoc.com