Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố tiên lượng điều trị đợt cấp COPD
Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố tiên lượng điều trị đợt cấp COPD. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng và tắc nghẽn đường thở nặng dần lên do các bất thường đường thở và/hoặc phế nang liên quan tới phơi nhiễm với bụi và khí độc hại[1].
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) trước và nay vẫn đang là một thách thức lớn về sức khỏe đối với y học toàn cầu vì tính chất phổ biến, tiến triển kéo dài, chi phí điều trị cao và hậu quả gây tàn phế. Theo TCYTTG (World Health Organization – WHO), COPD là nguyên nhân thứ tư dẫn đến tử vong trên thế giới nhưng được dự đoán là nguyên nhân thứ ba dẫn đến tử vong vào năm 2020, chiếm 6% nguyên nhân tử vong trên toàn cầu [2]. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc COPD ở những đối tượng trên 40 tuổi là 4,2% [3]. Tại Khoa Hô Hấp Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ bệnh nhân chẩn đoán COPD lúc ra viện chiếm 25,1%, đứng hàng đầu trong các bệnh lý về phổi [4] và chiếm tới 32,6% nguyên nhân tử vong tại khoa Hồi sức cấp cứu [5]. Năm 2010 ước tính chi phí dành cho BPTNMT trên toàn cầu vào khoảng 2,1 nghìn tỷ USD, một nửa trong số đó xảy ra ở các nước đang phát triển [6].
Nhìn tổng thể, gánh nặng COPD được dự đoán tăng lên vào các thập kỷ tới bởi vì tình trạng phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ của COPD vẫn tiếp diễn và sự già hóa dân số. Diễn biến tự nhiên của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là biểu hiện sự suy giảm chức năng hô hấp và hậu quả của những đợt kịch phát để lại gánh nặng trong thực hành lâm sàng. Đợt cấp COPD làm tăng nguy cơ nhập viện, tăng chi phí điều trị, số lần xuất hiện đợt cấp càng nhiều càng làm bệnh tiến triển nhanh, hậu quả làm tăng nhanh mức độ tắc nghẽn đường thở và sự xuất hiện tình trạng suy hô hấp mạn tính. Do đó, dự phòng và đưa ra biện pháp điều trị đợt cấp BPTNMT đóng vai trò quan trọng trong thực hành lâm sàng có thể rút ngắn thời gian nằm viện cũng như giảm chi phí điều trị với bệnh nhân đợt cấp COPD. Trên thế giới, nhiều tác giả khác nhau đã nghiên cứu các yếu tố tiên lượng điều trị đợt cấp BPTNM. Tuổi, bệnh đồng mắc, mức độ khó thở, tiền sử đợt cấp, thời gian thở ra gắng sức trong giây đầu tiên, tăng áp lực động mạch phổi, thở máy không xâm nhập có liên quan tới tiên lượng điều trị đợt cấp COPD [7, 8] . Bạch cầu ái toan cũng được coi như là một biomarker có giá tri tiên lượng thời gian nằm viện cũng như tỷ lệ tử vong của bệnh nhân đợt cấp COPD [9].
Còn ở Việt Nam, cũng có một số nghiên cứu của một tác giả về yếu tố tiên lượng điều trị đợt cấp COPD liên quan tới tần suất đợt cấp COPD [10], tỷ lệ tử vong trong đợt cấp COPD [11, 12]. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào cụ thể và đầy đủ trong khía cạnh liên quan đến can thiệp điều trịvà thời gian nằm viện cũng như dự phòng đợt cấp COPD.
Vì vậy, hiểu rõ hơn một số yếu tố liên quan tới điều trị đợt cấp COPD sẽ là cơ sở cho các bác sỹ lâm sàng đưa ra biện pháp điều trị và tiên lượng, dự phòng đợt cấp BPTNMT, góp phần nâng cao chất lượng điều trị và hạn chế những hậu quả do đợt cấp BPTNMT gây ra, phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố tiên lượng điều trị đợt cấp COPD” với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện tại Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai.
2. Nhận xét một số yếu tố tiên lượng điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Bệnh COPD 3
1.1.1. Sơ lược lịch sử về COPD 3
1.1.2. Dịch tễ học 4
1.1.3. Định nghĩa COPD và đợt cấp COPD 6
1.1.4. Sinh bệnh học COPD và đợt cấp COPD 7
1.1.5. Nguyên nhân gây ra đợt cấp COPD và các yếu tố nguy cơ 9
1.1.6. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng 11
1.1.7. Chẩn đoán 15
1.1.8. Điều trị 20
1.2. Một sô yếu tố tiên lượng điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 25
1.2.1.Tuổi và giới 25
1.2.2. Bệnh đồng mắc 25
1.2.3. Mức độ khó thở 26
1.2.4. Số đợt cấp trong vòng 1 năm trước. 26
1.2.5. Phân loại nhóm ABCD theo GOLD 2017 27
1.2.6. Thông số FEV1 27
1.2.7. Bạch cầu ái toan trong công thức máu ngoại vi. 27
1.2.8. Phân loại tăng áp lực động mạch phổi 28
1.2.9. Thở máy không xâm nhập 28
1.3. Nghiên cứu trong nước và ngoài nước 28
1.3.1. Nghiên cứu trong nước 28
1.3.2. Nghiên cứu ngoài nước 30
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 32
2.2. Đối tượng nghiên cứu 32
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 32
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 33
2.3. Phương pháp nghiên cứu 33
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: 33
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: 33
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu 33
2.4. Nôi dung nghiên cứu 33
2.5. Sai số và cách khống chế 37
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 39
3.1.1. Đặc điểm tuổi và giới 39
3.1.2. Đặc điểm nghề nghiệp: 40
3.1.3. Tình trạng hút thuốc lá thuốc lào 41
3.1.4. Tần suất các bệnh đồng mắc 41
3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 42
3.2.1. Triệu chứng lâm sàng 42
3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng 43
3.3. Khảo sát một số yếu tố với tiên lượng điều trị đợt cấp COPD 47
3.3.1.Yếu tố không can thiệp được 47
3.3.2. Một số yếu tố có thể can thiệp được 51
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 64
4.1. Đặc điểm chung 64
4.1.1. Tuổi và giới 64
4.1.2. Đặc điểm nghề nghiệp 65
4.1.3. Tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào 66
4.1.4. Các bệnh đồng mắc 67
4.2. Các đặc điểm lâm sàng 68
4.2.1. Triệu chứng cơ năng và toàn thân 68
4.2.2. Phân loại mức độ nặng đợt cấp theo Anthonisen 69
4.3. Triệu chứng cận lâm sàng 70
4.3.1. Xét nghiệm công thức máu 70
4.3.2 . Khí máu 71
4.3.3. Điện tâm đồ 72
4.3.4. Siêu âm tim 72
4.3.5. Đo chức năng thông khí phổi 73
4.3.6. XQ tim phổi. 74
4.4. Khảo sát một số yếu tố với tiên lượng điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. 75
4.4.1. Yếu tố không can thiệp được 75
4.4.2. Các yếu tố có thể can thiệp được 78
4.4.3. Các yếu tố khác 86
KẾT LUẬN 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại mức độ nặng của đợt cấp 20
Bảng 1.2: Lược đồ liệu pháp điều trị bằng thuốc theo cấp độ của GOLD 24
Bảng 1.3. Đánh giá mức độ tắc nghẽn của COPD theo GOLD2017 36
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi và giới 40
Bảng 3.2: Tần suất các bệnh đồng mắc 41
Bảng 3.3. Triệu chứng thực thể 43
Bảng 3.4: Chỉ số bạch cầu máu 43
Bảng 3.5: Phân loại bạch cầu nhóm bệnh nhân nghiên cứu 44
Bảng 3.6: Mối liên quan giữa hai cách phân loại bạch cầu ái toan 44
Bảng 3.7: Các chỉ số khí máu động mạch 45
Bảng 3.8: Các dấu hiệu bệnh lý trên điện tim đồ 45
Bảng 3.9: Phân loại tăng áp lực động mạch phổi 46
Bảng 3.10: Kết quả phân loại mức độ tắc nghẽn theo GOLD 2017 46
Bảng 3.11: Các hình ảnh tổn thương trên X quang của COPD 47
Bảng 3.12: Liên quan giữa giới và thở máy không xâm nhập 47
Bảng 3.13: Liên quan giữa phân bố giới và thời gian nằm viện 48
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa giới và tần suất đợt cấp 48
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa phân loại tuổi và thở máy không xâm nhập 49
Bảng 3.16: Mối liên quan giữa phân loại tuổi và thời gian nằm viện điều trị 49
Bảng 3.17: Phân loại tuổi liên quan tần suất đợt cấp 50
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo giới 39
Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo độ tuổi 39
Biểu đồ 3.3: Phân bố theo nghề nghiệp 40
Biểu đồ 3.4: Tình trạng hút thuốc lá, thuốc lào 41
Biểu đồ 3.5. Triệu chứng cơ năng 42
Biểu đồ 3.6: Mức độ nặng của đợt cấp theo Anthonisen 42
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố tiên lượng điều trị đợt cấp COPD
Nguồn: https://luanvanyhoc.com