Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ kháng thể kháng thụ thể acetylcholin trong bệnh nhược cơ
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ kháng thể kháng thụ thể acetylcholin trong bệnh nhược cơ.Nhược cơ (Myasthenia gravis) là bệnh tự miễn mắc phải của quá trình dẫn truyền thần kinh – cơ liên quan tới tổn thương thụ thể acetylcholin (AChR) ở khớp thần kinh – cơ. Triệu chứng chính của bệnh là yếu cơ và nhanh mệt khi gắng sức, những biểu hiện này giảm nhẹ khi được nghỉ ngơi hoặc khi sử dụng các thuốc kháng men cholineterase. Các nghiên cứu và thực nghiệm đã chứng minh tình trạng yếu và mỏi cơ là hậu quả của sự mất dẫn truyền hiệu quả thần kinh – cơ do xuất hiện các kháng thể kháng lại các AChR và yếu tố bổ thể ở màng sau khớp thần kinh – cơ, làm giảm chức năng của AChR. Thomas W. (Anh) là người mô tả lâm sàng căn bệnh này đầu tiên vào năm 1672 với bệnh cảnh biểu hiện triệu chứng yếu mỏi các cơ, tiến triển nặng dần trong ngày kèm theo có thể liệt lưỡi khi nói to, nói nhiều…(trích dẫn từ )
Nhược cơ là một bệnh nặng, người bệnh có thể bị tàn tật do tình trạng nhược cơ toàn thân hoặc bị tử vong do các cơn nhược cơ hô hấp kịch phát. Đến nay cơ chế bệnh sinh nhược cơ phần nào đã được làm sáng tỏ, nhưng chẩn đoán sớm vẫn còn gặp nhiều khó khăn vì biểu hiện lâm sàng trong giai đoạn đầu của bệnh có thể bị che lấp bởi các rối loạn thần kinh có ảnh hưởng đến chức năng vận động cùng tồn tại, các phương pháp chẩn đoán bổ trợ đều có những hạn chế nhất định, do vậy bệnh thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn với các tổn thương ở màng sau khớp thần kinh – cơ không còn khả năng hồi phục, nên tình trạng bệnh phức tạp và nặng nề hơn, ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị [35], [37].
Từ vài thập kỷ nay, với sự phát triển của y học hiện đại, lĩnh vực miễn dịch học đã có những tiến bộ rõ rệt, xét nghiệm miễn dịch đã từng bước được ứng dụng trong chẩn đoán, tiên lượng và đánh giá mức độ nhược cơ [14], trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về kháng thể kháng AChR và có những nghiên cứu đã nhận định, đây là “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán xác định bệnh nhược cơ [63], [78]. Tuy nhiên, mối liên quan chính xác giữa nồng độ kháng thể kháng AChR và biểu hiện lâm sàng chưa được xác định rõ, mặc dù người ta thấy nồng độ cao trong nhược cơ nặng và cải thiện lâm sàng thường tương ứng với giảm nồng độ kháng thể kháng AChR [91]. ở Việt Nam xét nghiệm này chưa được ứng dụng rộng rãi và việc nghiên cứu cũng chưa được đề cập nhiều. Do vậy, đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ kháng thể kháng thụ thể acetylcholin trong bệnh nhược cơ”, được thực hiện với những mục tiêu sau:
1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, kết quả nghiệm pháp kích thích lặp lại và hình ảnh tuyến ức trên phim chụp cắt lớp vi tính lồng ngực của bệnh nhân nhược cơ
2. Xác định nồng độ và mối liên quan của kháng thể kháng thụ thể acetylcholin với đặc điểm dân số học, thời gian mắc bệnh, nhóm bệnh, biểu hiện lâm sàng, kết quả nghiệm pháp kích thích lặp lại và hình ảnh tuyến ức trên phim chụp cắt lớp vi tính lồng ngực của bệnh nhân nhược cơ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ kháng thể kháng thụ thể acetylcholin trong bệnh nhược cơ
1. Phan Thanh Hiếu, Phan Việt Nga, Nhữ Đình Sơn, Nguyễn Giang Nam, Đỗ Khắc Đại (2014), “Đánh giá nồng độ tự kháng thể kháng thụ cảm thể acetylcholin ở bệnh nhân nhược cơ”, Tạp chí Y học Việt Nam, 9(1), tr. 32 – 35.
2. Phan Thanh Hiếu, Phan Việt Nga, Nhữ Đình Sơn, Nguyễn Giang Nam, Đỗ Khắc Đại (2015), “Đánh giá vai trò của xét nghiệm nồng độ tự kháng thể kháng thụ cảm thể acetylcholin trong chẩn đoán nhược cơ”, Tạp chí Y dược học Quân sự, 40(3), tr. 109 – 113.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ kháng thể kháng thụ thể acetylcholin trong bệnh nhược cơ
Tiếng việt
1. Tôn Thất Triệu An, Trần Tố Loan (2007), “Bệnh nhược cơ nặng và những rối loạn liên hệ”, Sổ tay chuyên khoa thần kinh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 534-538.
2. Vũ Triệu An (1982), “Miễn dịch sinh lý bệnh trong bệnh nhược cơ tự miễn”, Tuyến ức và bệnh nhược cơ, Đại học Y Hà Nội, tr. 55-70.
3. Vũ Triệu An (2006), “Điều trị ức chế miễn dịch”, Miễn dịch học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 370-376.
4. Trần Ngọc Ân (1999), “Bệnh nhược cơ”, Bài giảng bệnh học nội khoa tập II, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 326-334.
5. Vũ Quang Bích (1994), “Bệnh nhược cơ”, lâm sàng thần kinh (dùng cho cao học – sau đại học), Học viện Quân y, Hà Nội, tr. 327-337.
6. Bộ môn Giải phẫu – Học viện Quân y (2006), Giải phẫu học ngực – bụng (giáo trình giảng dạy sau đại học), Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, tr. 30-33.
7. Bộ môn Mắt – Học viện Quân y (2007), “Bệnh mi mắt”, Nhãn khoa, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, tr. 71-76.
8. Bộ môn Sinh lý – Học viện Quân y (2007), “Chức năng các đơn vị cấu trúc hệ thần kinh trung ương”, Sinh lý học, tập 2, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, tr. 183-198.
9. Các bộ môn Nội – Đại học Y Hà Nội (2009), Bệnh học Nội khoa, (Bài giảng dành cho đối tượng sau đại học), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 195-225, 516-520.
10. Thái Khắc Châu (2008), “Chẩn đoán X quang tuyến ức”, Các phương pháp chẩn đoán bổ trợ về thần kinh, tái bản lần thứ hai, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 53-67.
11. Thái Khắc Châu (1994), Nghiên cứu chẩn đoán hình ảnh tuyến ức ở BN nhược cơ bằng phương pháp chụp cắt lớp tuyến tính kết hợp bơm khí trung thất, Luận án phó tiến sĩ khoa học Y dược, Học viện Quân y, Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Chương (2003), “Bệnh nhược cơ”, Bệnh học Thần kinh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 381-393.
13. Nguyễn Văn Chương (2006), “Khám các dây thần kinh sọ não, khám chức năng vận động, chức năng cảm giác”, Thực hành lâm sàng thần kinh học tập I: Khám lâm sàng hệ Thần kinh,tái bản lần thứ nhất, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 28-158.
14. Nguyễn Văn Chương (2008), “Phương pháp thăm dò điện sinh lý thần kinh”, Thực hành lâm sàng thần kinh học, tập IV: Chẩn đoán cận lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà nội, tr. 155-308.
15. Nguyễn Hữu Công (1998), Chẩn đoán điện và bệnh lý thần kinh – cơ, Nhà xuất bản Y học, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 126-138.
16. Nguyễn Hữu Công, Lê Tự Quốc Tuấn (2010), “Ghi điện cơ sợi đơn độc (Single Fiber Electro Myography – SF EMG)”, Tham khảo thần kinh học, http://www.thankinhhoc.com/sf_emg.htm.
17. Đỗ Tất Cường (1996), Hồi sức sau mổ và điều trị cơn nhược cơ nặng ở bệnh nhân nhược cơ, Luận án phó tiến sĩ khoa học Y dược, Học viện Quân y, Hà Nội.
18. Lê Quang Cường (2010), “Cấp cứu cơn nhược cơ cấp tính”, Thực hành lâm sàng Thần kinh học, tập V: Điều trị học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 76-79.
19. Nguyễn Đặng Dũng (2011), “Dung nạp miễn dịch và bệnh tự miễn”, Miễn dịch học, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, tr. 207-223.
20. Đại học Y – Dược thành phố Hồ Chí Minh (2005), “ Điện cơ và khảo sát dẫn truyền thần kinh ”, Sổ tay lâm sàng Thần kinh học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 290-291.
21. Nguyễn Văn Đăng (2003), “Bệnh nhược cơ”, Thực hành thần kinh các bệnh và hội chứng thường gặp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 413-426.
22. Lê Văn Đông (2011), “Các tế bào và cơ quan miễn dịch”, Miễn dịch học, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, tr. 45-48.
23. Đặng Tiến Hải (2009), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và các test chẩn đoán bệnh nhược cơ, Luận văn thạc sĩ Y học, Học viện Quân y, Hà Nội.
24. Dương Văn Hạng, Lê Quang Cường (2008), “Kích thích điện thần kinh”, Các phương pháp chẩn đoán bổ trợ về thần kinh, tái bản lần thứ hai, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 206-225.
25. Nguyễn Minh Hiện (2005), “Bệnh nhược cơ”, Thực hành lâm sàng thần kinh học, tập III: Bệnh học Thần kinh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội,
tr. 349 – 365.
26. Nguyễn Minh Hiện (2010), “Điều trị bệnh nhược cơ”, Thực hành lâm sàng thần kinh học, tập V: Điều trị học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội,
tr. 333 – 337.
27. Nguyễn Lê Trung Hiếu (2011), “Chẩn đoán điện trong các bệnh tiếp hợp thần kinh – cơ”, Bệnh nhược cơ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 66-82.
28. Lê Đức Hinh (1994), “Suy nhược cơ”, Thần kinh học trẻ em, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 185-187.
29. Học viện Quân y (2002), Phương pháp nghiên cứu y – dược học, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nộị, tr.87-98.
30. Đỗ Xuân Hợp (1978), Giải phẫu ngực, Trường Đại học Quân y, tr. 203-205.
31. Nguyễn Văn Hùng (2012), “Bệnh nhược cơ”, Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 208-214.
32. Phạm Mạnh Hùng (1982), “Vai trò tuyến ức trong đáp ứng miễn dịch”, Tuyến ức và bệnh nhược cơ, Đại học Y Hà Nội, tr. 18-30.
33. Phạm Mạnh Hùng (2011), “Đại cương về miễn dịch học”, Miễn dịch học, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, tr. 13-25.
34. Hoàng Khánh (2009), “Bệnh nhược cơ”, Giáo trình Nội Thần kinh, Nhà xuất bản Đại học Huế, (tái bản lần thứ nhất), tr.173-182.
35. Klaus V., Gold T. R., Hohlfeld R. (2004), “Bệnh nhược cơ” (Người dịch: Trần Công Thắng), Thần kinh học lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 614-629.
36. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012), “Bệnh nhược cơ”, Bệnh học cơ xương khớp nội khoa (tái bản lần thứ hai, có sửa chữa và bổ xung), Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam, Hà Nội, tr. 311-315.
37. Phan Chúc Lâm (1982), “Nhận xét chẩn đoán và điều trị bệnh nhược cơ qua 59 trường hợp điều trị tại Bệnh viện Quân y 103”, Tuyến ức và bệnh nhược cơ, Đại học Y Hà Nội, tr. 71-80.
38. Ngô Văn Hoàng Linh, Mai Văn Viện, Nguyễn Văn Nam (2011), “Kết quả mổ cắt tuyến ức qua đường cổ bằng phẫu thuật nội soi hỗ trợ điều trị bệnh nhược cơ”, Tạp chí Y dược học Quân sự, 36(3), tr. 154-160.
39. Lê Văn Long (2003), Đặc điểm lâm sàng sụp mi do nhược cơ trước và sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp II, Học viện Quân y, Hà Nội.
40. Nguyễn Thế Luân, Vũ Anh Nhị (2008), “Đặc điểm lâm sàng bệnh nhược cơ và các yếu tố thúc đẩy cơn nhược cơ: nghiên cứu tiến cứu 54 trường hợp”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chi Minh, 12, tr. 285-292.
41. Nguyễn Công Minh (2011), Những tiến bộ mới trong điều trị bệnh nhược cơ , Nhà xuất bản Y học – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 198-202.
42. Phan Hải Nam, Lê Thanh Hà (2010), “Hóa sinh tổ chức thần kinh”, Hóa sinh y học, (tái bản lần thứ nhất có sửa chữa và bổ xung), Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, tr. 38-395.
43. Vũ Anh Nhị (2011), Bệnh nhược cơ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 27-44.
44. Vũ Anh Nhị, Cao Phi Phong (2011), “Cơn nhược cơ”, Bệnh nhược cơ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 07-25, 49-56.
45. Vũ Anh Nhị, Nguyễn Thị Kim Thành (2013), “Xác định nồng độ kháng thể kháng thụ thể acetylcholin trong bệnh nhược cơ”, Hội Thần kinh Thành phố Hồ Chí Minh, WWWthankinh.org, 6, tr. 57-66.
46. Phan Thị Phi Phi, Nguyễn Ngọc Lanh (2006), “Bệnh lý tự miễn”, Miễn dịch học, Nhà xuất bảnY học, Hà Nội, tr. 259-276.
47. Cao Phi Phong (2011), “Những khái niệm cơ bản và phân loại rối loạn dẫn truyền thần kinh cơ”, Bệnh nhược cơ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 07-25.
48. Phạm Vinh Quang (2010), Phẫu thuật cắt tuyến ức điều trị bệnh nhược cơ, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 7-136.
49. Nguyễn Quý Tảo (1982), “Giải phẫu bệnh tuyến ức trong bệnh nhược cơ”, Tuyến ức và bệnh nhược cơ, Đại Học Y Hà Nội, tr. 48-54.
50. Nguyễn Đức Thiềng (1996), Châm tê kết hợp với thuốc hỗ trợ trong phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức để điều trị bệnh nhược cơ, Luận án phó tiến sĩ khoa học Y dược, Học viện Quân y, Hà Nội.
51. Phạm Thiệp, Vũ Ngọc Thúy (2006), Thuốc, biệt dược và cách sử dụng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 528-529.
52. Dương Thông (2003), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ngoại khoa u tuyến ức, Luận văn thạc sỹ Y học, Học viện Quân y, Hà Nội.
53. Lê Minh Thông (2010), “Bệnh nhược cơ”, Bệnh học thần kinh nhãn khoa, Nhà xuất bản Y học, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 195-209.
54. Lê Văn Tuấn (2011), “Hội chứng nhược cơ Lambert – Eaton”, Bệnh nhược cơ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 83 – 96.
55. Phạm Văn Thức (2009), “Tự kháng nguyên và tự kháng thể trong bệnh lý tự miễn”, Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 147-172.
56. Phạm Văn Thức, Vũ Minh Thục (2011), “Bệnh tự miễn”, Bài giảng dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 89-117.
57. Mai Văn Viện (2004), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, X quang và mô bệnh học tuyến ức liên quan đến kết quả điều trị ngoại khoa bệnh nhược cơ, Luận án tiến sĩ Y học, Học viện Quân y, Hà Nội.
58. Mai Văn Viện, Phạm Vinh Quang và cs (2009), “Giá trị của chụp
X quang lồng ngực chuẩn trong chẩn đoán u tuyến ức ở bệnh nhân nhược cơ”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 13(6), tr. 529 – 533.
59. Mai Văn Viện, Phạm Vinh Quang và cs (2009), “Giá trị của chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có bơm khí trung thất trong chẩn đoán u tuyến ức ở bệnh nhân nhược cơ”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 13(6),
tr. 500-504.