Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ NT-proBNP ở bệnh nhân rung nhĩ mạn tính không do bệnh van tim

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ NT-proBNP ở bệnh nhân rung nhĩ mạn tính không do bệnh van tim

Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ NT-proBNP ở bệnh nhân rung nhĩ mạn tính không do bệnh van tim.Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim phổ biến trên lâm sàng, chiếm phần lớn bệnh nhân có rối loạn nhịp tim nhập viện [1]. Đến năm 2030, dự đoán có 14-17 triệu bệnh nhân rung nhĩ ở Liên minh châu Âu, với 120-215 nghìn bệnh nhân được chẩn đoán mới mỗi năm [2]. Rung nhĩ tăng lên ở nhóm người lớn tuổi [1] và ở những bệnh nhân tăng huyết áp, suy tim, bệnh động mạch vành, bệnh van tim, béo phì, đái tháo đường, hoặc bệnh thận mạn tính [4]. 
Rung nhĩ gây ra nhiều biến chứng, di chứng năng nề, ảnh hưởng đến tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, là gánh nặng về kinh tế cho gia đình bệnh nhân và xã hội. Rung nhĩ liên quan độc lập và làm tăng nguy cơ tử vong do tất cả nguyên nhân lên 2 lần ở nữ và 1,5 lần ở nam [5], [6]. Mặc dù nhận thức về bệnh và điều trị dự phòng các yếu tố nguy cơ rung nhĩ của nhiều người bệnh có tiến bộ. Việc sử dụng các thuốc chống đông đường uống với thuốc kháng vitamin K hoặc chống đông đường uống không phải kháng vitamin K làm giảm rõ rệt tỷ lệ đột quỵ não và tử vong ở bệnh nhân rung nhĩ [8], [9]. Tuy nhiên các biên pháp trên chưa làm giảm được tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do rung nhĩ trong dài hạn [10].

Trong các biến chứng của rung nhĩ, đột quỵ nhồi máu não là biến chứng hay gặp nhất, nguy cơ nhồi máu não ở người mắc rung nhĩ cao gấp 5 lần người bình thường [17]. Điều này là do hiện tượng hình thành huyết khối trong tiểu nhĩ trái. Một số nghiên cứu cho thấy rối loạn chức năng tâm nhĩ trái là yếu tố nguy cơ hình thành huyết khối tiểu nhĩ trái và đột quỵ não. Do đó, việc phát triển các phương pháp thăm do phát hiện sớm rối loạn chức năng tâm nhĩ trái là rất quan trọng.
Gần đây, siêu âm tim đã có những phát triển đáng kể, với nhiều kỹ thuật giúp đánh giá chính xác cấu trúc và chức năng tâm nhĩ trái, như siêu âm Doppler mô, siêu âm đánh dấu mô cơ tim. Cùng với đó, một số nghiên cứu cho thấy có hiện tượng tăng nồng độ NT-proBNP huyết tương ở bệnh nhân rung nhĩ, sự tăng nồng độ NT-proBNP huyết tương và áp lực đổ đầy tâm thất trái là các yếu tố dự báo nguy cơ huyết khối tiểu nhĩ trái, đột quỵ não ở bệnh nhân rung nhĩ. Các thông tin này có thể là cơ sở cho dự báo nguy cơ huyết khối tiểu nhĩ trái, đột quỵ não và quyết định sử dụng thuốc chống đông ở bệnh nhân có điểm CHA2DS2-VASc nguy cơ trung bình và thấp. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ NT-proBNP ở bệnh nhân rung nhĩ mạn tính không do bệnh van tim” nhằm hai mục tiêu sau:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, NT-proBNP ở bệnh nhân rung nhĩ mạn tính không do bệnh van tim.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP huyết tương với một số chỉ số siêu âm tim, nguy cơ đột quỵ não, huyết khối tiểu nhĩ trái ở bệnh nhân rung nhĩ mạn tính không do bệnh van tim.

MỤC LỤC

TRANG BÌA PHỤ
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1. RUNG NHĨ    3
1.1.1. Định nghĩa    3
1.1.2. Phân loại rung nhĩ    3
1.1.3. Các yếu tố nguy cơ và các bệnh lý tim mạch đồng thời    4
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh rung nhĩ    6
1.1.5. Chẩn đoán    8
1.1.6. Điều trị    9
1.2. CẬN LÂM SÀNG TRONG ĐÁNH GIÁ HÌNH THÁI, CHỨC NĂNG TIM Ở BỆNH NHÂN RUNG NHĨ    12
1.2.1. Điện tâm đồ    12
1.2.2. Xquang    12
1.2.3. MRI tim    13
1.2.4. Siêu âm tim ở bệnh nhân rung nhĩ    13
1.3. NT-proBNP Ở BỆNH NHÂN RUNG NHĨ    25
1.3.1. Cấu trúc của BNP và NT-proBNP    25
1.3.2. Tổng hợp, chuyển hóa, thanh thải của BNP và NT-proBNP    26
1.3.3. Cơ chế tác động của BNP và NT-ProBNP    27
1.3.4. BNP và NT-proBNP huyết tương những yếu tố ảnh hưởng    28
1.3.5. Giá trị trung bình của NT-proBNP    29
1.3.6. NT-ProBNPở bệnh nhân rung nhĩ    29
1.4. CÁC NGHIÊN CỨU NT-proBNP VÀ HÌNH THÁI, CHỨC NĂNG NHĨ TRÁI, CHỨC NĂNG TÂM TRƯƠNG THẤT TRÁI Ở BỆNH NHÂN RUNG NHĨ MẠN TÍNH KHÔNG DO BỆNH VAN TIM    31
1.4.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài    31
1.4.2. Các nghiên cứu ở trong nước    34
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP    36
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    36
2.1.1. Tiêu chuẩn nhóm bệnh    36
2.1.2. Tiêu chuẩn nhóm chứng    37
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    37
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu    37
2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu    38
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu    38
2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu    39
2.3. CÁC TIÊU CHUẨN SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU    48
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU    53
2.5. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU    53
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    55
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU    55
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ NỒNG ĐỘ
NT-proBNP CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU    57
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng của nhóm bệnh    57
3.2.2. Đặc điểm siêu âm tim ở nhóm nghiên cứu    59
3.2.3. Đặc điểm nồng độ NT-proBNP của nhóm bệnh    68
3.3. LIÊN QUAN GIỮANT-proBNP VỚI MỘT SỐ CHỈ SỐ SIÊU ÂM TIM, NGUY CƠ ĐỘT QUỴ NÃO, HUYẾT KHỐI TIỂU NHĨ TRÁI Ở NHÓM BỆNH    70
3.3.1.     Liên quan giữa NT-proBNP với âm cuộn tiểu nhĩ trái của nhóm bệnh    70
3.3.2.     Liên quan giữa NT-proBNP với hình thái, chức năng nhĩ trái 
của nhóm bệnh    72
3.3.3.     Liên quan giữa NT-proBNP với hình thái, chức năng thất trái 
của nhóm bệnh    71
3.3.4.     Liên quan giữa NT-proBNP với nguy cơ đột quỵ não, huyết khối tiểu nhĩ trái    70
3.3.5.     Giá trị dự báo đột quỵ não và/hoặc huyết khối tiểu nhĩ trái 
của NT-proBNP ở nhóm bệnh    74
3.3.6.     Liên quan giữa các chỉ số chức năng tâm trương thất trái với nguy cơ huyết khối tiểu nhĩ trái, đột quỵ não    77
3.3.7.     Giá trị dự báo huyết khối tiểu nhĩ trái, đột quỵ não của các chỉ số chức năng tâm trương thất trái trên siêu âm ở nhóm bệnh.    79
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    85
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG    85
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG 
VÀ NỒNG ĐỘ NT-proBNP    86
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng của nhóm bệnh    86
4.2.2. Đặc điểm siêu âm tim ở nhóm nghiên cứu    89
4.2.3. Đặc điểm nồng độ NT-proBNP của nhóm bệnh    99
4.3.  LIÊN QUAN GIỮA  NT-proBNP VỚI MỘT SỐ CHỈ SỐ SIÊU ÂM TIM, NGUY CƠ ĐỘT QUỴ  NÃO, HUYẾT KHỐI TIỂU NHĨ TRÁI CỦA NHÓM BỆNH    104
4.3.1.     Liên quan giữa NT-proBNP với độ âm cuộn tiểu nhĩ trái 
của nhóm bệnh    104
4.3.2.     Liên quan giữa NT-proBNP với hình thái, chức năng
nhĩ trái trên siêu âm của nhóm bệnh    106
4.3.3.     Liên quan giữa NT-proBNP với hình thái, chức năng
thất trái trên siêu âm của nhóm bệnh    104
4.3.4.     Liên quan giữa NT- proBNP với đột quỵ não, huyết khối
tiểu nhĩ trái của nhóm bệnh    107
4.3.5.     Giá trị dự báo đột quỵ não, huyết khối tiểu nhĩ trái 
của nồng độ NT-proBNP ở nhóm bệnh    109
4.3.6.     Liên quan các chỉ số chức năng tâm trương thất trái 
với huyết khối tiểu nhĩ trái và/hoặc đột quỵ não    112
4.3.7.     Giá trị dự báo huyết khối tiểu nhĩ trái, đột quỵ não 
của các chỉ số chức năng tâm trương thất trái trên siêu âm
ở nhóm bệnh    113
KẾT LUẬN    .117
KIẾN NGHỊ    ..119
ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN    120
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIÊU THAM KHẢO
MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
DANH SÁCH BỆNH NHÂN

Leave a Comment