NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
Nguyễn Văn Tuấn1
1 Trường Đại Học Y Khoa Vinh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình hình điều trị bệnh nhân viêm khớp dạng thấp tại khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Phương pháp: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 103 bệnh nhân viêm khớp dạng thấp tại khoa cơ xương khớp Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An. Kết quả: Nữ giới chiếm 89,32% và 45,63% có độ tuổi từ 30 – 59 tuổi; Vị trí khớp khởi phát viêm hay gặp là khớp cổ bàn ngón tay (47,57%); 85,44% có thời gian cứng khớp buổi sáng ≥ 1h; 87,38% bệnh ở mức độ hoạt động mạnh; 91,26% có tốc độ máu lắng tăng và 97,07% có CRP dương tính; 54,37% có thiếu máu; 87,38 % có RF dương tính và 91,67% có anti-CCP dương tính cao; 53,40% số bệnh nhân có tổn thương gai đoạn 2 trên x-quang; 46,22% số bệnh nhân không tuân thủ điều trị thường xuyên và chỉ có 8,74% số bệnh nhân được điều trị bằng thuốc sinh học. Kết luận: Nghiên cứu đã cho thấy một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị tại khoa cơ xương khớp bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An. Có 87,38% số bệnh nhân bệnh có mức độ hoạt động mạnh theo thang điểm DAS. Có 46,22% số bệnh nhân không tuân thủ điều trị thường xuyên và chỉ có 8,74% số bệnh nhân được điều trị bằng thuốc sinh học.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm khớp mạn tính thường gặp nhất trong nhóm bệnh khớp viêm. Bệnh gặp ở tất cả các quốc gia, mọi chủng tộc, trên mọi miền khí hậu. Trên thế giới, bệnh viêm khớp dạng thấp chiếm tỉ lệ 0,46% dân số toàn cầu [9]. Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý viêm khớp có tính chất tự miễn đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính màng hoạt dịch ở nhiều khớp và các tổn thương ngoài khớp. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng viêm màng hoạt dịch của nhiều khớp, bệnh biểu hiện bởi tình trạng khớp viêm mạn tính có xen kẽ đợt tiến triển dẫn đến tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn không hồi phục. Chẩn đoán bệnh nhân viêm khớp dạng thấp hiện nay được sử dụng chủ yếu theo Hội thấp khớp Hoa Kỳ ACR 1987 trong đó chẩn đoán gồm 7 yếu tố bao gồm các yếu tố về lâm sàng và cận lâm sàng [1]. Mục tiêu điều trị của bệnh là nhằm kiểm soát đợt tiến triển của bệnh phòng ngừa hủy khớp, bảo vệ chức năng khớp, giảm thiểu tối đa các triệu chứng và tránh các biến chứng của bệnh và của thuốc điều trị. Để hiểu hơn về đặc điểm triệu chứng cũng như thực tế điều trị tại địa bàn tỉnh Nghệ An chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này với mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình hình điều trị bệnh nhân viêm khớp dạng thấp tại khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị, viêm khớp dạng thấp
Tài liệu tham khảo
1. Bộ y tế (2014), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp”, tr.18-23.
2. Đỗ Thị Diệu Hằng (2018), “Phân tích đặc điểm sử dụng thuốc trong điều trị VKDT tại khoa Nội thận – Cơ Xương Khớp Bệnh viện Trung ương Huế”, Đại học Dược Hà Nội.
3. Lê Thị Liễu (2008), “Nghiên cứu các giai đoạn tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp qua lâm sàng và siêu âm khớp cổ tay”, Đại học Y Hà Nội.
4. Trường Đại học Y Hà Nội (2018), “Bệnh học Nội khoa”, Nhà xuất bản Y học; tr. 105–120.
5. Trần Thị Hải Yến (2014), “Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti CCP huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp ở Thái Nguyên”, Đại học Y Dược Thái Nguyên.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com