NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ XỬ TRÍ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO GIÃN TĨNH MẠCH DẠ DÀY TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ XỬ TRÍ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO GIÃN TĨNH MẠCH DẠ DÀY TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Nguyễn Hữu Việt Anh1, Nguyễn Anh Tuấn1,2,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của xuất huyết tiêu hóa giãn tĩnh mạch dạ dày và nhận xét kết quả xử trí cấp cứu xuất huyết tiêu hóa vỡ giãn tĩnh mạch dạ dày tại Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả tiến cứu bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch dạ dày điều trị tại bệnh viện Bạch Mai từ tháng 7/2021 tới tháng 8/2022. Kết quả: 101 bệnh nhân, nam giới chiếm 96%, độ tuổi trung bình 55,03±11,98 tuổi. Mức độ xơ gan Child – pugh A 14,9%, Child – pugh B chiếm 48,5%, Child – pugh C chiếm 36,6%. Mức độ mất máu nhẹ chiếm 12,9%, mức độ vừa chiếm 64,4%, nặng chiếm 22,8%. Kiểm soát được nguồn chảy máu thành công chiếm 95,1%, bệnh nhân ra viện chiếm: 73,3%, nặng xin về chiếm 16,8%, chuyển tuyến chiếm: 9,9%. Có 80 bệnh nhân truyền hồng cầu khối, 20 bệnh nhân truyền tiểu cầu và 31 bệnh nhân truyền huyết tương tươi. Kết luận: chẩn đoán sớm và can thiệp sớm nguồn chảy máu và điều trị các biến chứng khác của xơ gan như là hội chứng não gan, gan thận. Phối hợp đa chuyên khoa điều trị mang lại hiệu quả cao trong điều trị xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tinh mạch dạ dày.
Xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch dạ dày là một biến chứng nặng nề của hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa (TALTMC), do rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thường gặp nhất là do xơ gan. Xuất huyết do TALTMC chiếm khoảng 30% xuất huyết tiêu hóa nói chung, thường gặp do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản (TMTQ) và tĩnh mạch dạ dày (TMDD).Vỡ giãn tĩnh mạch dạ dày mặc dù có tỷ lệ mắc và tỷ lệ búi giãn thấp hơn giãn tĩnh mạch thực quản, nhưng có tỷ lệ tử vong cao hơn, có thể hơn 14-45%. Mặc dù có nhiều tiến bộtrong việc chẩn đoán và điều trị, tuy nhiên tỷ lệ tử vong vẫn ở mức cao. Giãn tĩnh mạch dạ dày ít liên quan trực tiếp tới sức mức độ chênh áp lực tĩnh mạch gan, mà liên quan nhiều tới kích thước của tĩnh mạch và sức căng của thành mạch.Việc quản lý bệnh xuất huyếttiêu hóavỡ giãn tĩnh mạch dạ dày được nêu ra trong hướng dẫn năm 2014từHiệp hội Nội soi Tiêu hóa Hoa Kỳ[6], Tuyên bố đồng thuận quốc tế năm 2015(Baveno VI)[5], và hướng dẫn năm 2015của Hiệp hội Tiêu hóa Anh[8]. Mục đích của điều trị của bệnh nhân xuất huyết do vỡ giãn tĩnh mạch dạ dày bao gồm: khôi phục và duy trì ổn định huyết động, khôi phục và duy trì oxy đầy đủ, kiểm soát chảy máu và ngăn ngừa các biến chứng.Để đánh giá mối liên quan giữa mức độ nặng, tiên lượng tử vong giãn tĩnh mạch dạ dày và tiếp cận các phác đồ xử trí xuất huyết do vỡ giãn tĩnh mạch dạ dày còn nhiều hạn chế cần được nghiên cứu, nên chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài với mục tiêu sau:1.Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của xuất huyết tiêu hóa giãn tĩnh mạch dạ dày.2.Nhận xét kết quả xử trícấp cứu xuất huyết tiêu hóa vỡ giãn tĩnh mạch dạ dày tại Bệnh viện Bạch Mai.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com