Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và ý nghĩa của Fibroscan, Fibrotest trong chẩn đoán xơ hóa gan ở bệnh nhân viêm gan B, C mạn tính

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và ý nghĩa của Fibroscan, Fibrotest trong chẩn đoán xơ hóa gan ở bệnh nhân viêm gan B, C mạn tính

 Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và ý nghĩa của Fibroscan, Fibrotest trong chẩn đoán xơ hóa gan ở bệnh nhân viêm gan B, C mạn tính

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là nước có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B rất cao, tỷ lệ viêm gan virus chuyển thành viêm gan mạn tính thay đổi tùy từng tác giả. Theo y văn, có khoảng 67% bệnh nhân viêm gan B và khoảng 85 – 100% bệnh nhân viêm gan C chuyển thành viêm gan mạn. Khi chuyển thành viêm gan mạn tính, nếu không được điều trị tích cực, một số sẽ tiến triển thành xơ gan, ung thư gan và cuối cùng là tử vong.
 
Việc đánh giá giai đoạn xơ hóa của gan để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời là rất quan trọng. Trong chẩn đoán xác định xơ hóa gan: sinh thiết gan hiện đã được coi là “tiêu chuẩn vàng” để đánh giá xơ hóa gan. Tuy nhiên, đây là một thủ thuật xâm lấn, đau đớn, và có thể gây ra tai biến do sinh thiết gan. Ngoài ra, tính chính xác của sinh thiết gan trong việc đánh giá xơ hóa có thể không chính xác vì sai số lấy mẫu và tính chủ quan của người đọc kết quả. Vì vậy, một số kỹ thuật mới đã được nghiên cứu ra đời cho đánh giá mức độ xơ hóa gan: Siêu âm Fibroscan, xét nghiệm chỉ số Fibrotest, chỉ số APRI …
 
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về Fibroscan, Fibrotest trong đánh giá giai đoạn xơ hóa của gan ở bệnh nhân viêm gan mạn tính do viêm gan virus B mạn, viêm gan virus C mạn và do những nguyên nhân khác… Nhưng, ở Việt Nam việc nghiên cứu về Fibroscan và Fibrotest chưa được đề cập. Vì vậy đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và ý nghĩa của Fibroscan, Fibrotest trong chẩn đoán xơ hóa gan ở bệnh nhân viêm gan B, C mạn tính” được tiến hành với mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, Fibroscan, Fibrotest và hình ảnh mô bệnh học ở bệnh nhân viêm gan B, C mạn tính.
2. Ý nghĩa của Fibroscan, Fibrotest trong chẩn đoán xơ hóa gan ở bệnh nhân viêm gan B, C mạn tính.
3. Mối liên quan giữa Fibroscan, Fibrotest với mô bệnh học ở bệnh nhân viêm gan B, C mạn tính.
* Những đóng góp mới của luận án:
– Xác định được giá trị trung bình của Fibroscan là 21,97 ± 18,4 và giá trị trung bình của Fibrotest 0,74 ± 0,22.
– Mối tương quan giữa Fibroscan ở các giai đoạn F2, F3 và F4 có mối tương quan với mô bệnh học r là 0,417; 0,536 và 0,485 với p = 0,000 có ý nghĩa thống kê, vì vậy chúng ta có thể sử dụng Fibroscan để đánh giá xơ hóa gan mà không cần phải sinh thiết gan. Mối tương quan giữa Fibrotest ở các giai đoạn F2, F3 và F4 có mối tương quan với mô bệnh học r là 0,342; 0,322 và 0,411 với p = 0,000 có ý nghĩa thống kê, từ mối tương quan này chúng ta có thể sử dụng Fibrotest để đánh giá xơ hóa gan không cần phải sinh thiết.
– Xác đinh mối liên quan giữa Fibroscan và Fibrotest với mô bệnh học trong chẩn đoán xơ hóa gan ở các giai đoạn F2, F3 và F4 có diện tích dưới 2 đường cong ROC là 0,884; 0,83 và 0,823 có độ nhạy là 90,6%, 77,5% và 82,6%. Có độ đặc hiệu là 90,6%; 84,6% và 81,2% có ý nghĩa thống kê. Từ kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp cho các bác sĩ lâm sàng có thể áp dụng Fibroscan và Fibrotest để chẩn đoán xơ hóa gan một cách thuyết phục nhất, không cần sinh thiết gan.
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment