Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cắt lớp vi tính và kết quả phẫu thuật điều trị chấn thương sọ não nặng

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cắt lớp vi tính và kết quả phẫu thuật điều trị chấn thương sọ não nặng

Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cắt lớp vi tính và kết quả phẫu thuật điều trị chấn thương sọ não nặng.Chấn thương sọ não được xác định là nặng khi điểm Glasgow Coma Scale ≤ 8 sau khi được xử trí cấp cứu ban đầu, chiếm 28,3% tổng số chấn thương sọ não, có tỷ lệ tử vong và di chứng nặng là 36,6 – 80% [1]. Theo những thống kê của Bệnh viện Việt Đức, trong 3 năm (1995 – 1997) tỷ lệ tử vong do chấn thương sọ não chiếm 93% trong tổng số tử vong do tai nạn và chiếm 3/4 số tử vong của toàn viện, năm 2005 tỷ lệ tử vong do chấn thương sọ não nặng là 64,3% [2], [3]. Năm 2003 khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện 108 điều trị 147 trường hợp chấn thương sọ não nặng có kết quả tử vong và tàn phế là 80% [4]. Ở Mỹ, hàng năm có 1,6 triệu bệnh nhân bị chấn thương sọ não, trong đó có 52 nghìn trường hợp tử vong, 90 nghìn trường hợp mang di chứng suốt đời và hiện tại khoảng 2% dân số (5,3 triệu) sống với di chứng chấn thương sọ não [5].

Tăng áp lực nội sọ trong chấn thương sọ não nặng gây nên giảm áp lực tưới máu não, giảm cung cấp oxy cho tổ chức não là nguyên nhân chính làm tổn thương não thứ phát dẫn đến tử vong hay di chứng nặng [5]. Điều trị chấn thương sọ não nặng với mục đích làm giảm áp lực nội sọ để duy trì áp lực tưới máu não, giúp cho tổ chức não được cung cấp đủ oxy, giảm tử vong và di chứng. Điều trị nội khoa được thực hiện ngay từ khi bệnh nhân bị chấn thương nhưng không phải trường hợp nào cũng đưa được áp lực nội sọ về giá trị bình thường. Khi điều trị hồi sức tích cực không thể khống chế được tăng áp lực nội sọ, phẫu thuật giải phóng chèn ép não đã được nhiều tác giả thực hiện, đặc biệt là ở trẻ em [5].
Chỉ định phẫu thuật giải phóng chèn ép não cũng như kỹ thuật mổ, thời điểm phẫu thuật và các yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng còn chưa thống nhất [6]. Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đa trung tâm được thực hiện để đánh giá hiệu quả điều trị phẫu thuật giải phóng chèn ép não trên bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. Những kết quả thu được khẳng định vai trò quan trọng của sự kết hợp giữa điều trị ngoại khoa phẫu thuật giải phóng chèn ép não và hồi sức tích cực. Mục tiêu điều trị đều hướng đến là làm giảm tổn thương não thứ phát và tạo mọi điều kiện để não phục hồi tối đa. Nhờ có sự tiến bộ của chẩn đoán hình ảnh và hồi sức tích cực, những cơ chế sinh bệnh học phức tạp trong các tổn thương khác nhau đã được làm sáng tỏ, kết quả điều trị chấn thương sọ não nặng tốt hơn nhiều so với những năm trước đây[7]. Theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn, biểu hiện lâm sàng, áp lực nội sọ giúp cho tiên lượng bệnh, chỉ định điều trị và xác định thời điểm can thiệp, nhờ đó cải thiện được hiệu quả điều trị [8].
Ở Việt Nam, từ khi máy chụp cắt lớp vi tính được đưa vào sử dụng năm 1991, chẩn đoán và điều trị chấn thương sọ não nặng đã đạt được rất nhiều thành tựu so với thời gian trước. Theo đó nhiều nghiên cứu về chấn thương sọ não nặng đã được thực hiện nhằm tìm hiểu hiệu quả của phẫu thuật và hồi sức tích cực, vai trò của theo dõi áp lực nội sọ, kỹ thuật mở và vá màng cứng[3], [9],[10],[11]. Những yếu tố tiên lượng, yếu tố nguy cơ của phẫu thuật giải phóng chèn ép não trong chấn thương sọ não nặng cũng được nghiên cứuđể giúp cho điều trị chấn thương sọ não nặng được hiệu quả hơn [12], [13], [14]. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào thực hiện một cách đầy đủ về phẫu thuật giải phóng chèn ép não trong chấn thương sọ não nặng.
Xuất phát từ thực tế trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cắt lớp vi tính và kết quả phẫu thuật điều trị chấn thương sọ não nặng” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả triệu chứng lâm sàng và hình ảnh cắt lớp vi tính của chấn thương sọ não nặng.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật giải phóng chèn ép não ở chấn thương sọ não nặng.

MỤC LỤC

Trang bìa
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
Từ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục biểu đồ x
Danh mục hình xi
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Triệu chứng lâm sàng chấn thương sọ não nặng 3
1.1.1. Tri giác 3
1.1.2. Kích thước và phản xạ ánh sáng của đồng tử 4
1.1.3. Dấu hiệu liệt vận động 5
1.1.4. Dấu hiệu vỡ nền sọ 6
1.1.5. Dấu hiệu thần kinh thực vật 6
1.2. Hình ảnh cắt lớp vi tính sọ não trong chấn thương sọ não nặng 7
1.2.1. Hình ảnh chảy máu trong sọ 7
1.2.2. Xác định mức độ di lệch đường giữa, đè đẩy não thất 10
1.2.3. Xóa bể đáy 11
1.2.4. Hình ảnh phù não 13
1.2.5. Tổn thương sợi trục lan toả 14
1.2.6. Bảng điểm Rotterdam 15
1.3. Tăng áp lực nội sọ 15
1.3.1. Sinh lý bệnh của tăng áp lực nội sọ 15
1.3.2. Nguyên nhân tăng áp lực nội sọ trong chấn thương sọ não 17
1.3.3. Hậu quả của tăng áp lực nội sọ 19
1.3.4. Các phương pháp đo áp lực nội sọ 21
1.4. Phẫu thuật giải phóng chèn ép não trong chấn thương so não nặng 24
1.4.1. Chỉ định phẫu thuật giải phóng chèn ép não 24
1.4.2. Kỹ thuật phẫu thuật giải phóng chèn ép não 25
1.4.3. Biến chứng phẫu thuật giải phóng chèn ép não ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng 27
1.5. Lịch sử trong nước và thế giới về phẫu thuật giải phóng chèn ép não ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng 32
1.5.1. Lịch sử thế giới về phẫu thuật giải phóng chèn ép não ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng 32
1.5.2. Lịch sử trong nước về phẫu thuật giải phóng chèn ép não ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng 36
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. Đối tượng nghiên cứu 39
2.2. Phương pháp nghiên cứu 40
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 40
2.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu 40
2.2.3. Nội dung nghiên cứu 41
2.2.4. Kỹ thuật thu thập thông tin 60
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu 60
2.2.6. Hạn chế sai số 60
2.2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 60
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 62
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 62
3.2. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cắt lớp vi tính sọ não 63
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng 63
3.2.2. Hình ảnh cắt lớp vi tính sọ não 67
3.2.3. Liên quan giữa các đặc điểm lâm sàng hình ảnh CLVT sọ não 70
3.3. Phẫu thuật và kết quả phẫu thuật 72
3.3.1. Phẫu thuật 72
3.3.2. Kết quả phẫu thuật GPCE não ở các bệnh nhân CTSN nặng 74
3.4. Liên quan giữa kết quả điều trị và các yếu tố tiên lượng 79
3.4.1. Liên quan giữa kết quả điều trị và các đặc điểm lâm sàng 79
3.4.2. Liên quan giữa kết quả điều trị và hình ảnh CLVT sọ não 82
3.4.3. Liên quan giữa kết quả điều trị và áp lực nội sọ 78
CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN 85
4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 85
4.2. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cắt lớp vi tính sọ não 87
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng 87
4.2.2. Hình ảnh cắt lớp vi tính sọ não 89
4.3. Phẫu thuật và kết quả phẫu thuật 93
4.3.1. Phẫu thuật 93
4.3.2. Kết quả phẫu thuật GPCEN ở CTNS nặng 103
4.4. Liên quan giữa kết quả điều trị và các yếu tố tiên lượng 112
4.4.1. Liên quan giữa kết quả điều trị và đặc điểm lâm sàng trước mổ 113
4.4.2. Liên quan giữa kết quả điều trị và hình ảnh cắt lớp vi tính sọ não 116
4.4.3. Liên quan giữa kết quả điều trị và áp lực nội sọ 118
KẾT LUẬN 121
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Nguyễn Đình Hưng, Nguyễn Công Tô, Vũ Văn Hòe và cs(2017), “Kết quả sau ra viện 3 tháng và các yếu tố tiên lượng của phẫu thuật giải ép trong chấn thương sọ não nặng”, Tạp chí Y học Việt Nam, 458 (1), tr.168 – 171.
2. Nguyễn Đình Hưng, Nguyễn Công Tô, Vũ Văn Hòe và cs(2017), “Giá trị tiên lượng của theo dõi áp lực nội sọ trong phẫu thuật giải phóng chèn ép não ở chấn thương sọ não nặng”, Tạp chí Y dược học Quân sự. 42 (5), tr.181 – 186.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đồng Văn Hệ, Nguyễn Thị Vân Bình.(2009) Đánh giá kết quả xa sau điều trị chấn thương sọ não nặng.Y Học Thực Hành., 669:49 – 54.
2. Nguyễn Văn Hùng.(2005) Nghiên cứu dịch tễ học lâm sàng và thái độ điều trị chấn thương sọ não kín do tai nạn giao thông đường bộ tại Bệnh viện Việt Đức năm 2005. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
3. Vũ Ngọc Tú.(2004) Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và kết quả sớm sau điều trị chấn thương sọ não nặng tại Bệnh viện Việt Đức. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
4. Trần Duy Anh.(2003) Điều trị tích cực các bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. Y dựơc học quân sự., 28:107 – 115.
5. Sahuquillo J., Arikan F.(2009) Decompressive craniectomy for the treatment of refractory high intracranial pressure in traumatic brain injury. Cochrane Database of Systematic Reviews.,25(1):CD003983.
6. Toussaint C.P.,Origitano T.C.(2008) Decompressive Craniectomy: Review of Indication, Outcome, and Implication. Neurosurgery Quarterly., 18:45 – 53.
7. Lubillo S., Blanco J., Lopez P. et al.(2011) Does decompressive craniectomy improve other parameters besides ICP? Effects of the decompressive craniectomy on tissular pressure?. Medicina Intensiva., 35:166 – 169.
8. Maas A., Roozenbeek B. and Manley G.T.(2010) Clinical Trials in Traumatic Brain Injury: Past Experience and Current Developments. Neurotherapeutics., 7:115 – 126.
9. Hà Kim Trung, Nguyễn Thế Hào và Trần Trung Kiên.(2012) Đánh giá kết quả đo áp lực nội sọ qua nhu mô não trong những bệnh nhân chấn thương sọ não nặng tại Bệnh viện Việt Đức năm 2011. Ngoại khoa., 61:492 – 495.
10. Nguyễn Hữu Tú.(1993 ) Góp phần tìm hiểu vai trò của theo dõi áp lực trong sọ đối với hồi sức chấn thương sọ não nặng. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
11. Bùi Quang Tuyển.(1993) Góp phần chẩn đoán và xử trí máu tụ nội sọ cấp tính trong chấn thương sọ não kín. Luận án phó tiến sỹ khoa học Y Dược, Học viện Quân Y.
12. Nguyễn Công Tô.(2009) Các yếu tố tiên lượng và kết quả phẫu thuật giải phóng chèn ép ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. Y Học Thực Hành., 692:20 – 26.
13. Nguyễn Công Tô, Nguyễn Đình Hưng.(2010) Các yếu tố tiên lượng của chấn thương sọ não vừa và nặng. Y Học Thực Hành., 734:247 – 252.
14. Lê Hoàng Tùng Uyên, Trần Quang Vinh.(2009) Các yếu tố tiên lượng chấn thương sọ não trong 48 giờ đầu. Y Học Thực Hành., 693:613 – 619.
15. Teasdale G., Jennett B.(1974) Assessment of coma and impaired consciousness. A practical scale. Lancet., 2:81 – 84.
16. Bordini A.L., Luiz T.F., Fernandes M. et al.(2010) Coma scales: a historical review. Arquivos de Neuro – psiquiatria., 68:930 – 937.
17. McNett M.(2007) A review of the predictive ability of glasgow coma scale scores in head – injured patients. Journal of Neuroscience Nursing., 39(2):68 – 75.
18. Saatman K.E., Duhaime A.C., Bullock R. et al.(2008) Classification of Traumatic Brain Injury for Targeted Therapies. Journal of Neurotrauma., 25:719 – 738.
19. Aarabi B., Hesdorffer D.C., Ahn E.S. et al.(2006) Outcome following decompressive craniectomy for malignant swelling due to severe head injury. Journal of Neurosurgery., 104:469 – 479.
20. Jiang J.Y., Xu W., Li W.P. et al.(2005) Efficacy of standard trauma craniectomy for refractory intracranial hypertension with severe traumatic brain injury: a multicenter, prospective, randomized controlled study. Journal of Neurotrauma., 22:623 – 628.
21. Marshall L.F., Marshall S.B., Klauber M.R. et al.(1991) A new classification of head injury based on computerized tomography. Journal of Neurosugery., 75:S14 – S20.
22. Kim J., Gean A.(2011) Imaging for the Diagnosis and Management of Traumatic Brain Injury. Neurotherapeutics., 8:39 – 53.
23. Flint A.C., Manley G.T., Gean A.D. et al.(2008) Post – operative expansion of hemorrhagic contusions after unilateral decompressive hemicraniectomy in severe traumatic brain injury. Journal of Neurotrauma., 25:503 – 512.
24. Greene K.A., Marciano F.F., Johnson B.A. et al.(1995) Impact of traumatic subarachnoid hemorrhage on outcome in nonpenetrating head injury. Journal of Neurosurgery., 83:445 – 452.
25. Zhu G.W., Wang F. and Liu W.G.(2009) Classification and prediction of outcome in traumatic brain injury based on computed tomographic imaging. Journal of International Medical Research., 37:983 – 995.
26. Maas A.I., Hukkelhoven C.W., Marshall L.F. et al.(2005) Prediction of Outcome in Traumatic Brain Injury with Computed Tomographic Characteristics: A Comparison between the Computed Tomographic Classification and Combinations of Computed Tomographic Predictors. Neurosurgery., 57:1173 – 1182
27. Stiver S.I.(2009) Complications of decompressive craniectomy for traumatic brain injury. Neurosurgical Focus., 26:E7.
28. Pieter E.V.,Ramon D.A. (2015) Traumatic Brain Injury.,Wiley – Blackwell, 231:16 – 19.
29. Bao Y.H., Liang Y.M., Gao G.Y. et al.(2010) Bilateral decompressive craniectomy for patients with malignant diffuse brain swelling after severe traumatic brain injury: a 37 – case study. Journal of Neurotrauma., 27:341 – 347.
30. Huang Y.H., Deng Y.H., Lee T.C. et al.(2012) Rotterdam computed tomography score as a prognosticator in head – injured patients undergoing decompressive craniectomy. Neurosurgery., 71:80 – 85.
31. Smith M.(2008) Monitoring intracranial pressure in traumatic brain injury. Anesthesia and Analgesia., 106:240 – 248.
32. Sichez J.P.(1985) Les traumatismes cranio – encephaliques graves, Lab Cassenne, Paris.
33. Godoy D.A.,Ugarte M.C.(2013) Pathophysiological Basisfor the Managementof Acute Cerebral Injury. Intensive Carein Neurologyand Neurosurgery., 1:97 – 118.
34. Cremer O.L.(2008) Does ICP monitoring make a difference in neurocritical care? European Journal of Anaesthesiology., 42:87 – 93.
35. Stein S.C., Georgoff P., Meghan S. et al.(2009) Relationship of aggressive monitoring and treatment to improved outcomes in severe traumatic brain injury. Journal of Neurosurgery., 111:1 – 8.
36. Shapiro H.M., Wyte S.R., Harris A.B. et al.(1972) Disposable system for intraventricular pressure measurement and CSF drainage. Journal of Neurosurgery., 36:798 – 801.
37. Peter R., Ross B.(1997) Head injury – Physiology and Management of Severe Closed Injury, Chapman and Hall Medical, London., 209 – 216.
38. Sadoughi A., Rybinnik I. and Cohen R.(2013) Measurement and Management of Increased Intracranial Pressure. The Open Critical Care Medicine Journal., 6:56 – 65.
39. Guerra W.K., Gaab M.R., Dietz H. et al.(1999) Surgical decompression for traumatic brain swelling: indications and results. Journal of Neurosurgery., 90:187 – 196.
40. Taylor A., Butt W., Rosenfeld J. et al.(2001) A randomized trial of very early decompressive craniectomy in children with traumatic brain injury and sustained intracranial hypertension. Child’s Nervous System., 17:154 – 162.
41. Howard J.L., Cipolle M.D., Anderson M. et al.(2008) Outcome after decompressive craniectomy for the treatment of severe traumatic brain injury. Journal of Trauma., 65:380 – 386.
42. Wani A.A., Dar T.I., Ramzan A.U. et al.(2009) Decompressive craniectomy in head injury. The Indian Journal of Neurotrauma., 6:103 – 110.
43. Quinn T.M., Taylor J.J., Magarik J.A. et al.(2011) Decompressive craniectomy: technical note. Acta Neurologica Scandinavica., 123:239 – 244.
44. Munch E., Horn P., Schurer L. et al.(2000) Management of severe traumatic brain injury by decompressive craniectomy. Neurosurgery., 47:315 – 223.
45. Mathai K.,Sahoo P.(2008) Decompressive craniectomy: an effective but underutilized option for intracranial pressure management. Indian Journal of Surgery., 70:181 – 183.
46. Valença M.M., Martins C. andDaSilva J.C.(2010) “In – window” craniotomy and “bridgelike” duraplasty: an alternative to decompressive hemicraniectomy. Journal of Neurosurgery., 113:982 – 989.
47. Yoo D.S., Kim D.S., Cho K.S. et al.(1999) Ventricular pressure monitoring during bilateral decompression with dural expansion. Journal of Neurosurgery., 91:953 – 959.
48. Huang X.,Wen L.(2010) Technical considerations in decompressive craniectomy in the treatment of traumatic brain injury. International Journal of Medical Sciences., 7:385 – 390.
49. Yang X., Wen L., Shen F., et al.(2008) Surgical complications secondary to decompressive craniectomy in patients with a head injury: a series of 108 consecutive cases. Acta Neurochirurgica., 150:1241 – 1248.
50. Oertel M., Kelly D.F., McArthur D. et al.(2002) Progressive hemorrhage after head trauma: predictors and consequences of the evolving injury. Journal of Neurosurgery., 96:109 – 116.
51. Lagares A., Paredes I., Delgado M. et al.(2011) Normal pressure subdural hygroma with mass effect as a complication of decompressive craniectomy. Surgical Neurology International., 2:88 – 94.
52. Kolias A.G., Kirkpatrick P.J. and Hutchinson P.J.(2013) Decompressive craniectomy: past, present and future. Nature Reviews Neurology., 9:405 – 415.
53. Timofeev I.(2006) Decompressive craniectomy in traumatic brain injury : outcome following protocol – driven therapy. Acta Neurochirurgica Supplement., 96:11 – 16.
54. Maas A., Steyerberg E.W., Marmarou A., et al.(2010) IMPACT Recommendations for Improving the Design and Analysis of Clinical Trials in Moderate to Severe Traumatic Brain Injury. Neurotherapeutics., 7:127 – 134.
55. Lemcke J., Ahmadi S. and Meier U.(2010) Outcome of Patients with Severe Head Injury After Decompressive Craniectomy. Acta Neurochirurgica Supplementum., 106:231 – 233.
56. Wong G.K., Hung Y.W., Chong C. et al.(2010) Assessing the neurological outcome of traumatic acute subdural hematoma patients with and without primary decompressive craniectomies. Acta Neurochirurgica Supplement., 106:235 – 237.
57. Otani N., Takasato Y., Masaoka H. et al.(2010) Surgical outcome following a decompressive craniectomy for acute epidural hematoma patients presenting with associated massive brain swelling. Brain Edema XIV., 106:261 – 264.
58. Yatsushige H., Takasato Y., Masaoka H. et al.(2010) Prognosis for severe traumatic brain injury patients treated with bilateral decompressive craniectomy., Acta Neurochirurgica Supplement., 106:265 – 270.
59. Whitmore R.G., Thawani J.P., Grady M.S. et al.(2012) Is aggressive treatment of traumatic brain injury cost – effective? Journal of Neurosurgery., 116:1106 – 1113.
60. Lazaridis C.,Czosnyka M.(2012) Cerebral blood flow, brain tissue oxygen, and metabolic effects of decompressive craniectomy. Neurocritical Care., 16:478 – 484.
61. Lazaridis C., Desantis S.M., Vandergrift A.W. et al.(2012) Cerebral blood flow velocity changes and the value of the pulsatility index post decompressive craniectomy. Journal of Clinical Neuroscience., 19:1052 – 1054.
62. Nguyễn Như Bằng,Ngô Hường Dũng.(1994) Tổn thương giải phẫu bệnh của chấn thương sọ não do tai nạn giao thông. Ngoại Khoa.,3:29 – 32.
63. Vũ Tự Huỳnh, Lý Ngọc Liên và Vũ Quang Hiếu.(1995) Tình hình chấn thương sọ não nặng hiện nay tại Việt Đức (Từ tháng 01 – 1993 đến tháng 06 – 1994). Ngoại Khoa., 25:25 – 28.
64. Hoàng Chí Thành. (2002) Nghiên cứu ứng dụng mở nắp sọ giảm áp trong phẫu thuật máu tụ nội sọ cấp tính do CTSN, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
65. Lê Ngọc Dũng. (2007) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và đánh giá kết quả phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng cấp tính do chấn thương,Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
66. Nguyễn Công Tô, Nguyễn Đình Hưng, Dương Trung Kiên và cs. (2012) Hiệu quả giảm áp lực nội sọ trong phẫu thuật giải phóng chèn ép ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. Ngoại khoa., 61:481 – 485.
67. Đồng Văn Hệ,Lý Ngọc Liên.(2009) Sử dụng phương pháp đo áp lực trong sọ để theo dõi và điều trị chấn thương sọ não nặng. Y Học Thực Hành., 669:46 – 48.
68. Nguyễn Sỹ Bảo, Chu Tấn Sĩ, Nguyễn Văn Tuấn và cs. (2009) Ứng dụng đo áp lực nội sọ trong chấn thương sọ não nặng tại Bệnh viện nhân dân 115. Y Học Thực Hành., 687:47 – 49.
69. Yuan Q., Liu H., Wu X. et al. (2013) Comparative study of decompressive craniectomy in traumatic brain injury with or without mass lesion., British Journal of Neurosurgery., 27:483 – 488
70. Novkoski M., Gvozdenoviæ A., Kelecie M. et al. (2001) Correlation between glasgow coma scale score and intracranial pressure in patients with severe head injury. Acta clinica Croatia.,40:191 – 195.
71. American Association of Neurological Surgeons.(2007) Guidelines for the management of severe traumatic brain injury. Journal of Neurotrauma., 24:S1 – S106.
72. Elwatidy S. (2006) Bifrontal decompressive craniotomy for malignant brain edema. Saudi Medical Journal., 27:1547 – 1553.
73. Zhang G., Yang W., Jiang Y. et al. (2010) Extensive duraplasty with autologous graft in decompressive craniectomy and subsequent early cranioplasty for severe head trauma. Chinese Journal of Traumatology (English Edition)., 13:259 – 264.
74. De Bonis P., Pompucci A., Mangiola A. et al. (2011) Decompressive craniectomy for elderly patients with traumatic brain injury: it’s probably not worth the while. Journal of Neurotrauma., 28:2043 – 2048.
75. Nguyễn Thế Hào, Phạm Quỳnh Trang. (2013) Nghiên cứu biến chứng sớm sau phẫu thuật giảm áp trong chấn thương sọ não nặng. Y Học Thực Hành.,891:265 – 267.
76. De Bonis P., Sturiale C. L., Anile C. et al. (2013) Decompressive craniectomy, interhemispheric hygroma and hydrocephalus: A timeline of events? Clinical Neurology and Neurosurgery., 115:1308 – 1312.
77. Gouello G., Hamel O., Asehnoune K. et al. (2014) Study of the long – term results of decompressive craniectomy after severe traumatic brain injury based on a series of 60 consecutive cases.The ScientificWorldJournal.,20:75 – 85.
78. Corrigan J.D., Selassie A.W. and Orman J.A. (2010) The Epidemiology of Traumatic Brain Injury. The Journal of Head Trauma Rehabilitation., 25:72 – 80.
79. Wu X., Hu J., Zhuo L. et al. (2008) Epidemiology of Traumatic Brain Injury in Eastern China, 2004: A Prospective Large Case Study. Journal of Trauma Injury Infection & Critical Care., 64:1313 – 1319.
80. Rosso A., Brazinova A., Janciak I. et al. (2007) Severe Traumatic Brain Injury in Austria II: Epidemiology of hospital admissions. Wiener Klinische Wochenschrift., 119:29 – 34.
81. Kung W., Tsai S., Chiu W. et al. (2010) Correlation between Glasgow coma score components and survival in patients with traumatic brain injury. Injury., 42:940 – 944.
82. Ting H., Chen M., Hsieh Y. et al.(2010) Good Mortality Prediction by Glasgow Coma Scale for Neurosurgical Patients. Journal of the Chinese Medical Association., 73:139 – 143.
83. Huang Y.H., Lee T.C., Lee T.H. et al. (2013) Thirty – day mortality in traumatically brain – injured patients undergoing decompressive craniectomy. Journal of Neurosurgery., 118:1329 – 1335.
84. Bùi Ngọc Tiến. (2012) Phẫu thuật giải phóng chèn ép não trên bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. Y Học Thực Hành.,16:212 – 214.
85. Al – Jehani H., Dudley R. and Marcoux J. (2012) Is decompressive craniectomy detrimental to the treatment and outcome of severe traumatic brain injury?Acta Neurochirurgica (Wien)., 154:2099 – 2101.
86. Laalo J.P., Kurki T.J., Sonninen P.H. et al. (2009) Reliability of Diagnosis of Traumatic Brain Injury by Computed Tomography in the Acute Phase. Journal of Neurotrauma., 26:2169 – 2178.
87. Murray G.D., Butcher I., McHugh G.S. et al. (2007) Multivariable Prognostic Analysis in Traumatic Brain Injury: Results from The IMPACT Study. Journal of Neurotrauma., 24:329 – 337.
88. Coplin W.M., Cullen N.K., Policherla P.N. et al.(2001) Safety and Feasibility of Craniectomy with Duraplasty as the Initial Surgical Intervention for Severe Traumatic Brain Injury. The Journal of Trauma., 50:1050 – 1059.
89. Kuo J.R., Lo C.J., Lu C.L. et al. (2011) Prognostic predictors of outcome in an operative series in traumatic brain injury patients. Journal of Formosan Medical Assocciation., 110:258 – 264.
90. Akyuz M., Ucar T., Acikbas C. et al. (2010) Effect of early bilateral decompressive craniectomy on outcome for severe traumatic brain injury. Turkish Neurosurgery., 20:382 – 389.
91. Mathai K., Sudumbrekar M., Shashivadhanan S. et al. (2010) Decompressive craniectomy in traumatic brain injury Rationale and practice. Indian Journal of Surgery., 7:9 – 12.
92. Albanese J., Leone M., Alliez J.R. et al. (2003) Decompressive craniectomy for severe traumatic brain injury: Evaluation of the effects at one year. Critical Care Medicine., 31:2535 – 2538.
93. Honeybul S., Ho K.M. (2013) The current role of decompressive craniectomy in the management of neurological emergencies. Brain Injury., 27:979 – 991.
94. Adamides A.A., Winter C.D., Lewis P.M. et al. (2006) Current controversies in the management of patients with severe traumatic brain injury. ANZ Journal of Surgery., 76:163 – 174.
95. Kalayci M., Aktunç E., Gül S., et al. (2013) Decompressive craniectomy for acute subdural haematoma: An overview of current prognostic factors and a discussion about some novel prognostic parametres. Journal of the Pakistan Medical Association., 63:38 – 49.
96. Alvis – Miranda H., Castellar – Leones S.M. and Moscote – Salazar L.R. (2013) Decompressive Craniectomy and Traumatic Brain Injury: A Review. Bulletin of Emergency and Trauma., 1:60 – 68
97. Rosenfeld J.V., Cooper J. (2010) What is the role for decompressive craniectomy in severe traumatic brain injury? Re: Decompressive craniectomy: Surgical control of intracranial hypertension may improve outcome. Injury., 41:899 – 900.
98. Wirtz C.R., Steiner T., Aschoff A. et al. (1997) Hemicraniectomy with dural augmentation in medically uncontrollable hemispheric infarction. Neurosurgical Focus., 2:1 – E3.
99. Qiu W., Guo C., Shen H. et al. (2009) Effects of unilateral decompressive craniectomy on patients with unilateral acute post – traumatic brain swelling after severe traumatic brain injury. Critical Care., 13:R185.
100. Tagliaferri F., Zani G., Iaccarino C. et al. (2012) Decompressive craniectomies, facts and fiction: a retrospective analysis of 526 cases. Acta Neurochirurgica (Wien)., 154:919 – 926.
101. Oladunjoye A.O., Schrot R.J., Zwienenberg – Lee M. et al. (2013) Decompressive craniectomy using gelatin film and future bone flap replacement. Journal of Neurosurgery., 118:776 – 782.
102. Polin R.S., Shaffrey M.E., Bogaev C.A. et al. (1997) Decompressive Bifrontal Craniectomy in the Treatment of Severe Refractory Posttraumatic Cerebral Edema. Neurosurgery., 41:84 – 94.
103. Winter C.D., Adamides A.A. and Rosenfeld J.V.(2005) The role of decompressive craniectomy in the management of traumatic brain injury: a critical review. Journal of Clinical Neuroscience., 12:619 – 623.
104. Mumert M.L., Altay T. and Couldwell W.T. (2012) Technique for decompressive craniectomy using Seprafilm as a dural substitute and anti – adhesion barrier. Journal of Clinical Neuroscience., 19:455 – 457.
105. Missori P., Paolini S., Ciappetta P. et al. (2013) Preservation of the temporal muscle during the frontotemporoparietal approach for decompressive craniectomy: Technical note. Acta Neurochirurgica (Wien)., 155:1335 – 1339.
106. Eberle B.M., Schnüriger B., Inaba K. et al. (2010) Decompressive craniectomy: Surgical control of traumatic intracranial hypertension may improve outcome. Injury., 41:894 – 898.
107. Bor – Seng – Shu E., Figueiredo E.G., Amorim R.L. et al. (2012) Decompressive craniectomy: a meta – analysis of influences on intracranial pressure and cerebral perfusion pressure in the treatment of traumatic brain injury. Journal of Neurosurgery., 117:589 – 596.
108. Olivecrona M., Rodling – Wahlstrom M., Naredi S. et al. (2007) Effective ICP reduction by decompressive craniectomy in patients with severe traumatic brain injury treated by an ICP – targeted therapy. Journal of Neurotrauma., 24:927 – 935.
109. Sahuquillo J., Martinez – Ricarte F. and Poca M.A. (2013) Decompressive craniectomy in traumatic brain injury after the DECRA trial. Where do we stand? Current Opinion Critical Care., 19:101 – 106.
110. Daboussi A., Minville V., Leclerc – Foucras S. et al.( 2009) Cerebral Hemodynamic Changes in Severe Head Injury Patients Undergoing Decompressive Craniectomy. Journal of Neurosurgical Anesthesiology., 21:339 – 345.
111. Yamakami I.,Yamaura A. (1993) Effects of decompressive craniectomy on regional cerebral blood flow in severe head trauma patients. Neurologia Medico – Chirurgica (Tokyo)., 33:616 – 620.
112. Heppner P., Ellegala D.B., Durieux M. et al. (2006) Contrast ultrasonographic assessment of cerebral perfusion in patients undergoing decompressive craniectomy for traumatic brain injury. Journal of Neurosurgery., 104:738 – 745.
113. Weiner G.M., Lacey M.R., Mackenzie L. et al. (2010) Decompressive Craniectomy for Elevated Intracranial Pressure and Its Effect on the Cumulative Ischemic Burden and Therapeutic Intensity Levels After Severe Traumatic Brain Injury. Neurosurgery., 66:1111 – 1119.
114. Santana – Cabrera L., Perez – Acosta G., Rodriguez – Escot C. et al. (2012) Complications of post – injury decompressive craniectomy. International Journal of Critical Illness and Injury Science., 2:186 – 188.
115. Ban S.P., Son Y.J., Yang H.J. et al. (2010) Analysis of complications following decompressive craniectomy for traumatic brain injury. Journal of Korean Neurosurgery Society., 48:244 – 250.
116. Xu G.Z., Wang M.D., Liu K.G. et al. (2014) A rare remote epidural hematoma secondary to decompressive craniectomy. Journal of Craniofacial Surgery., 25:e17 – e19.
117. Csókay A., Nagy L. and Pentelényi T. (2001) “Vascular Tunnel” Formation to Improve the Effect of Decompressive Craniectomy in the Treatment of Brain Swelling caused by Trauma and Hypoxia. Acta Neurochirurgica., 143:173 – 175.
118. Yang X., Wen L., Gong J. et al. (2010) Subdural effusion secondary to decompressive craniectomy in patients with severe traumatic brain injury. Acta Neurochirurgica., 152:555 – 556.
119. Paredes I., Cicuendez M., Delgado M.A. et al. (2011) Normal pressure subdural hygroma with mass effect as a complication of decompressive craniectomy. Surgical Neurology International., 2:88 – 93.
120. Rahme R., Weil A.G., Sabbagh M. et al. (2010) Decompressive Craniectomy Is Not an Independent Risk Factor for Communicating Hydrocephalus in Patients With Increased Intracranial Pressure. Neurosurgery., 67:675 – 678.
121. De Bonis P., Pompucci A., Mangiola A. et al. (2010) Post – traumatic hydrocephalus after decompressive craniectomy: an underestimated risk factor. Journal of Neurotrauma., 27:1965 – 1970.
122. Stocchetti N. (2009) Intracranial Pressure, Brain Vessels, and Consciousness Recovery in Traumatic Brain Injury. Anesthesia & Analgesia., 109:1726 – 1727.
123. Cooper D.J., Rosenfeld J.V., Murray L. et al. (2011) Decompressive Craniectomy in Diffuse Traumatic Brain Injury. New England Journal of Medicine., 364:1493 – 1502.
124. Yamaura A., Uemura K. and Makino H. (1979) Large decompressive craniectomy in management of severe cerebral contusion. A review of 207 cases. Neurologia Medico – Chirurgica (Tokyo)., 19:717 – 728.
125. De Bonis P., Pompucci A., Mangiola A. et al. (2010) Decompressive craniectomy for the treatment of traumatic brain injury: does an age limit exist? Journal of Neurosurgery., 112:1150 – 1153.
126. Chibbaro S., Marsella M., Romano A. et al. (2008) Combined internal uncusectomy and decompressive craniectomy for the treatment of severe closed head injury: experience with 80 cases. Journal of Neurosurgery., 108:74 – 79.
127. Williams R.F., Magnotti L.J., Croce M.A. et al. (2009) Impact of Decompressive Craniectomy on Functional Outcome After Severe Traumatic Brain Injury. The Journal of Trauma., 66:1570 – 1576
128. Marmarou A., Lu J., Butcher I. et al. (2007) Prognostic Value of The Glasgow Coma Scale And Pupil Reactivity in Traumatic Brain Injury Assessed Pre – Hospital And on Enrollment: An IMPACT Analysis. Journal of Neurotrauma., 24:270 – 280.
129. Chieregato A., Martino C., Pransani V. et al. (2010) Classification of a traumatic brain injury: the Glasgow Coma scale is not enough. Acta Anaesthesiologica Scandinavica., 54:696 – 702.
130. Tu C.J., Liu J.S., Song D.G. et al. (2011) Maximum thickness of subarachnoid blood is associated with mortality in patients with traumatic subarachnoid haemorrhage. Journal of International Medical Research., 39:1757 – 1765.
131. Su S.H., Wang F., Hai J. et al. (2014) The effects of intracranial pressure monitoring in patients with traumatic brain injury. PLoS One., 9:e87432.
132. Melhem S., Shutter L. and Kaynar A.M. (2014) A trial of intracranial pressure monitoring in traumatic brain injury. Critical Care., 18:302 – 305.
133. Marmarou A., Anderson R.L., Ward J. et al. (1991) Impact of ICP instability and hypotension on outcome in patients with severe head trauma. Journal of Neurosurgery., 75:S59 – S66.
134. Alali A.S., Fowler R.A., Mainprize T.G. et al. (2013) Intracranial pressure monitoring in severe traumatic brain injury: results from the American College of Surgeons Trauma Quality Improvement Program. Journal of Neurotrauma., 30:1737 – 1746.
135. Kim D.R., Yang S.H., Sung J.H. et al. (2014) Significance of intracranial pressure monitoring after early decompressive craniectomy in patients with severe traumatic brain injury. Journal of Korean Neurosurgical Society., 55:26 – 31.
136. Stein S.C., Georgoff P., Meghan S. et al. (2010) Relationship of aggressive monitoring and treatment to improved outcomes in severe traumatic brain injury. Journal of Neurosurgery., 112:1105 – 1112.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment