Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương cột sống đoạn bản lề Ngực – Thắt lưng có liệt

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương cột sống đoạn bản lề Ngực – Thắt lưng có liệt

Chấn thương cột sống bản lề ngực – thắt lưng (CSNTL) là thương tổn ở đoạn cột sống từ đốt sống ngực 11 đến đốt sống thắt lưng 2. Chấn thương CSNTL là loại chấn thương thường gặp trong tai nạn lao động, giao thông và sinh hoạt. Chấn thương CSNTL chiếm 70% trong tổng số chấn thương cột sống (CTCS), mặc dù không nguy hiểm như CTCS cổ, nhưng chấn thương CSNTL để lại nhiều di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bênh.

Theo thống kê tại Mỹ, hàng năm có khoảng từ 20 đến 64 trường hợp CTCS trên 100.000 dân/năm, chi phí tốn kém hàng tỷ đô la cho việc điều trị cho bênh nhân [26].

Ở Việt Nam một số tác giả như Hoàng Tiến Bảo, Vũ Trọng Kính, Đặng Kim Châu, Trần Mạnh Trí, Dương Đức Bính, Nguyễn Đức Phúc, Đoàn Lê Dân, Võ Văn Thành, Vũ Tam Tỉnh… là những người tiên phong trong lĩnh vực này. Vào đầu thập kỷ 1990 phương pháp Roy Camille đã bắt đầu được ứng dụng tại Việt Nam, với các bài nghiên cứu của Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện 108, Bệnh viện Việt Đức [1], [2], [3], [9], [10], [16].

Năm 1991, Dương Đức Bính đã sử dụng phương pháp của Dove là mổ cố định cột sống ngực – thắt lưng bằng khung Hartschill và chỉ thép buộc vào cung sau [2].

Năm 1996, Vũ Tam Tỉnh đã thử chế tạo một hệ thống cố định cột sống ngực – thắt lưng để điều trị cho những trường hợp gãy cột sống ngực – thắt lưng có liệt tuỷ [18].

Năm 2004, Nguyễn Đắc Nghĩa đã cải tiến thêm phương pháp của Dove – đó là hệ thống cố định cột sống bằng khung Hartschill, kết hợp 2 cầu ngang và 4 vít cuống cung với chỉ thép [8], [29].

Năm 2007, Nguyễn Văn Thạch nghiên cứu điều trị phẫu thuật gãy cột sống ngực – thắt lưng không vững, không liệt tủy và liệt tủy không hoàn toàn bằng dụng cụ Moss – Miami [21].

Bắt đầu từ năm 2007, Bệnh Viện Việt Đức đã triển khai sử dụng hệ thống dụng cụ CD – M8, trong cố định chấn thương cột sống Ngực – Thắt lưng. Cũng như các thế hệ dụng cụ dựa trên nguyên lý của Contrel Dubousset, Moss Miami, CD – M8, … và đều có điểm chung là gồm nhiều thành phần lắp ráp, gắn kết với nhau rất chắc chắn, nhưng hệ thống CD – M8 có một số ưu điểm là sử dụng dễ dàng, nắn chỉnh cột sống thuận lợi hơn, lấy lại đường cong sinh lý và giảm chiều dài đoạn cột sống cần cố định [26].

Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương cột sống đoạn bản lề Ngực – Thắt lưng có liệt” với hai mục tiêu sau:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh các bênh nhân gãy cột sống đoạn bản lề ngực – thắt lưng có liêt.

2. Đánh giá kết quả phẫu thuật chấn thương cột sống bản lề ngực – thắt lưng.

MỤC LỤC

Đặt vấn đề 1

Chương 1: Tổng quan 3

1.1. Sơ lược lịch sử phát triển và các phương pháp phẫu thuật chấn thương

CSNTL 3

1.1.1. Trên Thế giới 3

1.1.2. Phẫu thuật cột sống ở Việt Nam 7

1.2. Giải phẫu cột sống ngực – thắt lưng và các liên quan đến ngoại khoa… 8

1.2.1. Giải phẫu cuống sống ngực – thắt lưng: 8

1.2.2. Sơ lược giải phẫu các đốt sống Ngực – Thắt lưng 12

1.2.3. Mạch máu nuôi dưỡng CSNTL và tủy sống 14

1.2.4. Sinh lý tủy sống 16

1.3. Phân loại lâm sàng chấn thương tủy cột sống ngực – thắt lưng 17

1.3.1. Phân loại thương tổn thần kinh theo Frankel 17

1.3.2. Phân loại theo Hiệp hội chấn thương cột sống Mỹ – ASIA

(American Spinal Injury Association) năm 2006 19

1.4. Phân loại gãy cột sống ngực – thắt lưng 21

1.4.1. Phân loại của Dennis 22

1.4.2. Phân loại theo AO (Hội nghiên cứu kết xương) 25

1.5. Chỉ định phẫu thuật và một số vấn đề liên quan 27

1.5.1. Chỉ định phẫu thuật 27

1.5.2. Vấn đề ghép xương: 27

1.5.3. Đánh giá kết quả phẫu thuật 28

1.5.4. Đánh giá kết quả phục hồi TK 28

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 29

2.1. Đối tượng nghiên cứu 29

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bênh nhân nghiên cứu: 29

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 29

2.2. Phương pháp nghiên cứu 30

2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 30

2.4. Các biến số cần nghiên cứu 30

2.4.1. Các đặc điểm chung 30

2.4.2. Đặc điểm lâm sàng 31

2.4.3. Chẩn đoán hình ảnh 35

2.4. Điều trị phẫu thuật chấn thương cột sống ngực – thắt lưng sử dụng hê

thống CD – M8 37

2.4.1. Chỉ định mổ: 37

2.4.2. Chuẩn bị mổ 38

2.4.3. Quy trình phẫu thuật 40

2.4.4. Phục hồi chức năng sau phẫu thuật 44

2.4.5. Đánh giá kết quả 44

2.5. thu thập và xử lý số liêu 45

2.5.1. Thu thập số liêu 45

2.5.2. Xử lý số liêu 45

Chương 3: Kết quả nghiên cứu 46

3.1. Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh 46

3.1.1. Đặc điểm chung 46

3.1.2. Triệu chứng lâm sàng trước phẫu thuật 49

3.1.3. Đặc điểm chẩn đoán hình ảnh của chấn thương cột sống trong X

quang và cắt lớp vi tính: 52

3.2. Điều trị phẫu thuật 56

3.2.1. Thời gian được phẫu thuật, thời điểm phẫu thuật và thời gian nằm viên. 56

3.2.2. Kết quả sau phẫu thuật 59

3.2.3. Kết quả gần về phục hồi thần kinh sau phẫu thuật 60

3.2.4. Kết quả gần về nắn chỉnh giải phẫu 62

3.2.5. Kết quả xa 63

3.2.6. Đánh giá kết quả chung 65

Chương 4: Bàn luân 66

4.1. Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh 68

4.1.2. Đặc điểm lâm sàng 68

4.1.3. Đặc điểm chẩn đoán hình ảnh 69

4.2. Kết quả điều trị phẫu thuật 74

4.2.1. Kết quả phục hồi thần kinh 74

4.2.2. Kết quả nắn chỉnh giải phẫu 76

4.2.3. Các biến chứng sau phẫu thuật 78

4.2.4. Đánh giá kết quả chung 79

4.2.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị 79

Kết luân 83

Kiến nghị 84

Tài liệu tham khảo

Phụ lục 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment