NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT THAY ĐĨA ĐỆM NHÂN TẠO ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ MỘT TẦNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT THAY ĐĨA ĐỆM NHÂN TẠO ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ MỘT TẦNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,  CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT  THAY ĐĨA ĐỆM NHÂN TẠO ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ MỘT TẦNG.Thoát vị đĩa đệm cột sống cổlà bệnh lý khá phổ biến, bệnh có tỷ lệ mắc  đứng thứ hai sau thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, ước tính khoảng 18,6 người mắc bệnh/100.000 dân [1]. Bệnh lý có thể khởi phát đột ngột do chấn thương, nhưng đa số diễn biến từ từ do quá trình thoái hóa thay đổi thành phần hóa học và cơ học [2],[3]. Triệu chứng lâm sàng của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ khá đa dạng tùy thuộc vào vị trí, thể loại, mức độ thoát vị. Biểu hiệnđau vùng cổ gáy, đau theo các rễ thần kinh cột sống cổ hoặc có thể nặng nề hơn liệt cứng tứ chi, rối loạn cơ tròn, rối loạn thần kinh thực vật…làm giảm khả năng làm việc, giảm chất lượng cuộc sống.

Nghiên cứu của Fejer R. và csnăm 2006 ước tính biểu hiện đau cổ gặp ở khoảng 26% người dân châu Âumỗi năm, thường gặp hơn ở người trưởng thành so với trẻ em và người già [4]. Radhakrishnan K. và cscông bố số người mắc hội chứng rễ thần kinh cổ do thoái hóa ở Rochester, Minnesota là 83,2/100.000 dân, theo giới nam/nữ là 107,3/ 63,5 và nhóm tuổi 50 – 54 có tỷ lệ mắc cao nhất 202,9/100.000 người [1].So với hội chứng chèn ép rễ thì hội chứng chèn ép tủy cổ ít gặp hơn, chủ yếu gặp ở người cao tuổi.
Ngày nay, việc chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống nói chung, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nói riêng không quá khó khăn nhờ sự phổ biến của máy cộng hưởng từ tại các cơ sở y tế.Bên cạnh đó, các xét nghiệm hình ảnh khác như chụp X – quang qui ước, chụp cắt lớp vi tính vẫn có giá trị nhất định trong quá trìnhchẩn đoán. Tuy nhiên, việc thăm khám lâm sàng luôn giữ vai trò quan trọng trong định khu tổn thương và quyết định thái độ xử trí chính xác. Về điều trị, các phương pháp khá phong phú bao gồm điều trị bảo tồn và điều trị phẫu thuật.Trong đó, điều trị phẫu thuật cũng có nhiều kỹ thuật, đường mổ khác nhau chỉ định riêng biệt cho từng trường hợpnhằm mục đích giải phóng chèn ép rễ và tủy sống do đĩa đệm thoát vị, đảm bảo được cấu trúc của cột sống cổ[5].
Phẫu thuật lấy đĩa đệm giải ép đơn thuần bằng đường mổ phía trước điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đơn tầng được sử dụng nhiều vào nửa đầu thế kỷ XX[6],[7],[8], cho đến gần đây vẫn được một số tác giả ủng hộ[9],[10].Tuy nhiên, đa số các tác giả vẫn lựa chọn lấy đĩa đệm sau đó hàn xương liên thân đốt bằng ghép xương tự thân hoặc xương đồng loại kết hợp miếng ghép đĩa đệm nhân tạo[11],[12],[13],[14],[15],[16],[17].Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hàn xương liên thân đốt giúp tránh biến chứng gù cột sống cổ, đau dây thần kinh cổ, thậm chí biến dạng vùng cổ – vai so với kỹ thuật lấy đĩa đệm đơn thuần[7],[8],[10],[11],[15],[18].Với lịch sử hình thành và ứng dụng phổ biến, phương pháp nói trên đã trở thànhphẫu thuật tiêu chuẩn điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.Song, kết quả điều trị vẫn không đạt được sự lý tưởng do quá trình hàn xương làm cứng một đoạn vận động cột sống cổ, tăng nguy cơ các bệnh lý đốt sống liền kề[19]. Kỹ thuật thay đĩa đệm nhân tạo có khớp vùng cổ ra đời khoảng hơn 20 năm gần đây vừa có hiệu quả tốt trong việc giải quyết được nguyên nhân gây ra bệnh lý, đồng thời duy trì được chiều cao gian đốt, đường cong sinh lý cột sống, bảo tồn chuyển động của các đốt sống, giảm thời gian mang nẹp cổ, tránh nguy cơ thoái hoá các đốt sống liền kề, kết quả điều trị chung rất khả quan [20],[21],[22],[23],[24],[25].
Tại Việt Nam, đĩa đệm nhân tạo có khớp được áp dụng trong khoảng 10 năm gần đây tại một số trung tâm lớn.Một số ít nghiên cứutrong nước, như công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Thạch năm 2011[26], Hoàng Văn Chiến năm 2016[27] cho thấy hiệu quả của kỹ thuật trên các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cổ nói chung. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào trên đối tượng thoát vị đĩa đệm đơn tầng. Những vấn đề tồn tại như việc lựa chọn người bệnh chỉ định thay đĩa đệm nhân tạo có khớp, việc thay thế đĩa đệm toàn phần đơn tầng có thực sự ưu việt hay không vẫn còn nhiều bàn luận trên cả thế giới cũng như trong nước. Xuất phát từ vấn đề đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu sau:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, hình ảnh X – quang, CHT thoát vị đĩa đệm cột sống cổ một tầng được chỉ định phẫu thuật.
2. Đánh giá kết quả vi phẫu thuật giải ép có thay đĩa đệm nhân tạo.
 

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM DOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU DỒ
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1. Lịch sử nghiên cứu về thoát vị đĩa đệm cột sống cổ trên thế giới và tại Việt Nam    3
1.1.1. Các nghiên cứu về thoát vị đĩa đệm cột sống cổ trên thế giới    3
1.1.2. Trong nước    4
1.2. Sơ lược giải phẫu cột sống cổ    6
1.2.1. Đốt sống cổ    6
1.2.2. Hệ thống nối các đốt sống    6
1.2.3. Tủy sống và rễ thần kinh    9
1.2.4. Chức năng của cột sống cổ    11
1.3. Sinh lý bệnh    12
1.3.1. Cơ chế bệnh sinh của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ    12
1.3.2. Sinh lý bệnh của đau    13
1.3.3. Sinh lý bệnh của bệnh lý tủy    13
1.3.4. Sinh lý bệnh của bệnh lý rễ    14
1.4. Phân loại thoát vị đĩa đệm    14
1.4.1. Phân loại dựa theo liên quan với rễ thần kinh, tuỷ sống    14
1.4.2. Phân loại dựa theo giải phẫu bệnh    15
1.4.3. Phân loại dựa theo liên quan với dây chằng dọc sau    15
1.5. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ    16
1.5.1. Đặc điểm lâm sàng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ    16
1.5.2. Đặc điểm hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ    20
1.6. Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ    26
1.6.1. Điều trị không phẫu thuật    26
1.6.2. Điều trị phẫu thuật    27
1.6.3. Điều trị phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ một tầng và đĩa đệm nhân tạo cổ có khớp    30
1.6.4. Các tai biến và biến chứng phẫu thuật    34
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    37
2.1. Đối tượng nghiên cứu    37
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn người bệnh    37
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ    37
2.2. Phương pháp nghiên cứu    38
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu    38
2.2.2. Các bước tiến hành    38
2.2.3. Xử lý số liệu    57
2.2.4. Đạo đức nghiên cứu    58
CHƯƠNG 3  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    59
3.1. Đặc điểm chung của người bệnh nghiên cứu    59
3.1.1. Tuổi và giới    59
3.1.2. Phân bố theo nghề nghiệp    60
3.1.3. Tiền sử    61
3.1.4. Cách khởi phát bệnh và thời gian khởi phát bệnh    61
3.2. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ    62
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng    62
3.2.2. Đặc điểm hình ảnh    69
3.3. Kết quả điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đơn tầng    73
3.3.1. Đánh giá kết quả gần    73
3.3.2. Đánh giá kết quả xa sau phẫu thuật    75
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    82
4.1. Đặc điểm bệnh chung của người bệnh nghiên cứu    82
4.1.1. Tuổi và giới    82
4.1.2. Phân bố theo nghề nghiệp    83
4.1.3. Cách khởi phát và thời gian khởi phát bệnh    84
4.2. Đặc điểm lâm sàng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ    85
4.2.1. Các hội chứng lâm sàng    85
4.2.2. Triệu chứng và dấu hiệu về cảm giác    86
4.2.3. Triệu chứng về vận động    88
4.2.4. Triệu chứng rối loạn phản xạ, dinh dưỡng    90
4.2.5. Chỉ số giảm chức năng cột sống cổ    90
4.2.6. Mức độ tổn thương tủy theo JOA    91
4.3. Đặc điểm hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ    92
4.3.1. Đặc điểm hình ảnh X – quang    92
4.3.2. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ    92
4.4. Đánh giá kết quảđiều trị vi phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo    95
4.4.1. Kết quả gần    95
4.4.2.Kết quả xa    100
KẾT LUẬN    115
KIẾN NGHỊ    117
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
 

DANH MỤC BẢNG

Bảng    Tên bảng    Trang

1.1.     Phân loại thóa hóa đĩa đệm theo Pfirrmann    24
2.1.    Các triệu chứng theo phân bố của thoát vị đĩa đệm vùng cổ    40
2.2.     Thang điểm JOA    42
2.3.     Kích cỡ của đĩa đệm cổ có khớp    50
3.1.     Phân bố theo nghề nghiệp    60
3.2.     Tiền sử bệnh lý    61
3.3.     Hội chứng lâm sàng    62
3.4.     Các triệu chứng và dấu hiệu cảm giác, vận động    63
3.5.     Các dấu hiệu rối loạn phản xạ, dinh dưỡng    64
3.6.     Triệu chứng lâm sàng của nhóm hội chứng rễ    64
3.7.     Triệu chứng lâm sàng của nhóm có hội chứng tủy    65
3.8.     Triệu chứng lâm sàng của nhóm có hội chứng hỗn hợp rễ – tủy    66
3.9.     Mức độ giảm chức năng cột sống cổ    67
3.10.     Mức độ tổn thương tủy theo JOA    68
3.11.     Các biểu hiện trên hình ảnh X – quang    69
3.12.     Các biểu hiện trên ảnh cắt đứng dọc    70
3.13.     Các biểu hiện trên ảnh cắt ngang T2W    71
3.14.     Phân bố tầng thoát vị    71
3.15.     Đối chiếu hình ảnh cắt dọc và cắt ngang    72
3.16.     Đối chiếu giữa hội chứng lâm sàng và vị trí tầng thoát vị    72
3.17.     Đối chiếu giữa các hội chứng lâm sàng và hướng thoát vị    73
3.18.     Thời gian mổ, lượng truyền trong mổ    73
3.19.     Thời gian nằm viện và thời gian đi lại được sau mổ    74
3.20.     Biến chứng sớm sau mổ    74
3.21.     So sánh điểm VAS trước và sau mổ lúc ra viện    74
Bảng    Tên bảng    Trang

3.22.     Mức độ giảm chức năng cột sống cổ trước và lúc ra viện    75
3.23.     So sánh điểm VAS trước và sau mổ 6 tháng    75
3.24.     Mức độ giảm chức năng cột sống cổ trước và sau mổ 6 tháng    76
3.25.     Mức độ tổn thương tủy theo JOA trước mổ, sau mổ 6 tháng    76
3.26.     Mức độ hồi phục tủy sau mổ 6 tháng    77
3.27.     So sánh điểm VAS trước và sau mổ 12 tháng    77
3.28.     Mức độ giảm chức năng cột sống cổ trước và sau mổ 12 tháng    78
3.29.     Mức độ tổn thương tủy theo JOA trước mổ và sau mổ 12 tháng    78
3.30.     Mức độ hồi phục tủy sau mổ 12 tháng    79
3.31.     Quá phát xương tại vị trí thay đĩa đệm sau mổ 12 tháng    79
3.32.     Quá phát xương tại đốt sống liền kề sau mổ 12 tháng    80
3.33.     So sánh biên độ vận động của đoạn can thiệp trước và sau mổ 12 tháng    80
3.34.     So sánh biên độ vận động của đơn vị cột sống chức năng trước và sau mổ 12 tháng    81
3.35.     So sánh biên độ vận động cột sống cổ toàn bộ trước vàsau mổ 12 tháng    81

Leave a Comment