Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán huỳnh quang bằng dung dịch Fluoresceine 10% và điều trị bằng kem Berberin 0,1% trong bỏng bàn tay

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán huỳnh quang bằng dung dịch Fluoresceine 10% và điều trị bằng kem Berberin 0,1% trong bỏng bàn tay

Bỏng là một cấp cứu ngoại khoa [31], chiếm 5-10% so với các cấp cứu ngoại khoa [38]. Trong đó, bỏng bàn tay là loại ton thương đặc biệt và thường gặp [70], [87]; mặc dù bàn tay chỉ chiếm 3% diện tích da toàn cơ thể [75], [83], nhưng khi bị bỏng nặng sẽ làm cho nạn nhân bị tàn phế, giảm hoặc mất khả năng lao động, thậm chí không tự chăm sóc nỗi bản thân [83], [88]. Theo Lê Đức Mẫn (1998), tỉ lệ bỏng bàn tay chiếm 27,65% số bệnh nhân bị bỏng [16]; theo Đỗ Quang – Đồng Quang Duyên (1993), tỉ lệ này là 21,1% [22]; theo Roger E. Salisbury, tỉ lệ này là 39% [90].

Chan đoán lâm sàng chính xác tổn thương bỏng, đặc biệt là bỏng bàn tay, cho đến nay còn nhiều khó khăn ngay cả với các thầy thuốc nhiều kinh nghiệm, nhất là chẩn đoán phân biệt giữa bỏng nông và bỏng sâu [53], [92], [94], [104]. Theo Joseph M. Mlakar (2002), chẩn đoán lâm sàng độ sâu bỏng chỉ chính xác khoảng 64% [75]; hình ảnh laser doppler (LDI) giúp chẩn đoán độ sâu tổn thương bỏng chính xác hơn (khoảng 94%) [104], đặc biệt rất chính xác đối với tổn thương bỏng mu bàn tay [92], Sarah A. Pape, C. A. Skouras (2000) đề nghị nên sử dụng LDI trong những trường hợp nghi ngờ giữa bỏng nông và bỏng sâu để có thể đưa ra phương pháp điều trị thích hợp và giảm thời gian nằm viện [91]; tuy nhiên không phải bệnh viện nào cũng có thể trang bị máy LDI chẩn đoán độ sâu tổn thương bỏng vì chi phí rất cao. Ớ Việt Nam hiện nay, duy nhất tại Viện Bỏng Quốc Gia có máy LDI chẩn đoán độ sâu tổn thương bỏng. Trong khi đó, việc chẩn đoán chính xác độ sâu tổn thương bỏng, nhất là bỏng bàn tay luôn là một nhu cầu bức thiết để thầy thuốc có thể đề ra quyết định điều trị thích hợp, giúp bệnh nhân bỏng mau hồi phục và có thể tái hoà nhập cộng đồng tốt nhất. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu sử dụng dung dịch Fluoresceine sodium 10%, một nghiệm pháp hiệu quả, không đòi hỏi trang thiết bị phức tạp, có thể tiến hành được ở các tuyến bệnh viện cơ sở, với mục đích góp phần giúp chan đoán độ sâu ton thương bỏng bàn tay chính xác hơn.

Việc điều trị tại chỗ tổn thương bỏng bằng thảo mộc đã được con người biết đến từ rất xưa [38]; hiện nay, thuốc nam đã được ứng dụng trong điều trị tại Viện Bỏng Quốc Gia Lê Hữu Trác, nhưng chưa phổ biến rộng rãi; trong khi đó, cây thuốc ở nước ta rất phong phú và đa dạng. Cùng với trào lưu trong ngành y dược thế giới những năm gần đây, đay mạnh việc đưa vào thị trường những thuốc mới đắt tiền bằng sự quảng bá và kỹ thuật tiếp thị tinh vi, các bác sĩ ngày càng quên lãng và ít sử dụng các thuốc cổ điển rẻ tiền, ít độc hại nhưng tác dụng hoàn toàn không thua kém các thuốc mới; trong đó Berberin là một ví dụ điển hình [1]. Dung dịch Berberin clorid 0,1% là một loại thuốc chữa bỏng đã được sử dụng, được chiết xuất từ cây vàng đắng, nhưng chưa được nghiên cứu một cách hệ thống tác dụng của Berberin clorid trên tổn thương bỏng nói chung và bỏng bàn tay nói riêng. Hơn nữa, với dung dịch Berberin clorid, nồng độ thuốc không thể nâng cao do độ hoà tan của Berberin clorid chỉ là 0,1%, chúng tôi dùng kem Berberin clorid có nồng độ tương tự 0,1%, với chế pham này, nồng độ thuốc có thể nâng lên rất nhiều. Cho nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu tác dụng của dung dịch Berberin clorid 0,1% và kem Berberin clorid 0,1% trên tổn thương bỏng bàn tay. Giúp cho việc sử dụng Berberin clorid trong điều trị bỏng có cơ sở khoa học hơn, với mong muốn phổ biến rộng rãi trong toàn quốc cũng như trên thế giới một loại thuốc rất sẵn có ở Việt Nam.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chan đoán huỳnh quang bằng dung dịch Fluoresceine 10% và điều trị bằng kem Berberin 0,1% trong bỏng bàn tay” nhằm mục đích:

1. Nghiên cứu một số đặc điếm lâm sàng bỏng bàn tay.

2. Đánh giá vai trò nghiệm pháp sử dụng dung dịch Fluoresceine sodium 10% trong chẩn đoán độ sâu ton thương bỏng bàn tay.

3. Nghiên cứu hoạt lực kháng khuẩn của dung dịch Berberin clorid 0,1% và tác dụng điều trị tại chỗ tổn thương bỏng bàn tay của dung dịch Berberin clorid 0,1% và kem Berberin clorid 0,1%.

MỤC LỤC

Lời cam đoan iii

Mục lục iv

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ix

Danh mục các hình xi

Danh mục các bảng xiii

Danh mục các biểu đồ xvi

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN 4

1.1. Một số đặc điểm về giải phẫu học của bàn tay và mô học da bàn ngón tay liên quan đến bệnh lý bỏng và biện pháp điều trị 4

1.1.1. Một số đặc điểm về giải phẫu vùng co tay, bàn tay và ngón tay 4

1.1.2. Mô học da bàn ngón tay 12

1.2. Lịch sử nghiên cứu trong và ngoài nước 15

1.2.1. Tình hình điều trị tại chỗ bỏng bàn tay 15

1.2.2. Phương pháp chan đoán độ sâu tổn thương bỏng 18

1.2.3. Phân loại mức độ sâu tổn thương bỏng 21

1.2.4. Thuốc điều trị tại chỗ tổn thương bỏng 24

1.3. Quá trình liền vết thương bỏng 31

1.3.1. Quá trình liền vết thương 31

1.3.2. Tiến trình lành tổn thương bỏng 35

1.4. Nguyên tắc điều trị bỏng bàn tay 36

1.4.1. Nguyên tắc điều trị chung 36

1.4.2. Nguyên tắc điều trị cụ thể 37

1.4.3. Công tác điều trị cụ thể 37

CHƯƠNG 2 – ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39

2.1. Đối tượng nghiên cứu 39

2.2. Chất liệu nghiên cứu 41

2.3. Phương pháp nghiên cứu 43

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 43

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu 44

2.4. Xử lý số liệu 57

CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 58

3.1. Đặc điểm lâm sàng bỏng bàn tay 58

3.1.1. Tuổi bệnh nhân 58

3.1.2. Giới tính 58

3.1.3. Tác nhân bỏng 59

3.1.4. Tình huống bỏng 59

3.1.5. Bỏng kết hợp 60

3.1.6. Vị trí tổn thương trên bàn tay 60

3.1.7. Phương pháp xử trí ngay sau khi bị bỏng 61

3.1.8. Cảm giác đau bàn tay sau bỏng của bệnh nhân 61

3.1.9. Tình trạng phù nề bàn tay 62

3.2. Kết quả nghiên cứu nhóm 1 63

3.2.1. Thời gian thực hiện nghiệm pháp chẩn đoán độ sâu 64

3.2.2. Phản ứng cơ thể bệnh nhân với fluoresceine 64

3.2.3. Kết quả chan đoán độ sâu tổn thương bỏng 64

3.2.4. Liên quan giữa thời điểm làm nghiệm pháp fluoresceine và độ

chính xác của nghiệm pháp F 67

3.2.5. Độ nhạy và độ đặc hiệu của nghiệm pháp F 68

3.2.6. Tác dụng phụ của dd Fluoresceine sodium 69

3.3. Kết quả nghiên cứu nhóm 2 69

3.3.1. Tác dụng kháng khuấn của dd Berberin clorid 0,1% trên thực

nghiệm 70

3.3.2. Kết quả nghiên cứu phân nhóm bỏng nông ở bàn tay 72

3.3.3. Kết quả nghiên cứu phân nhóm bỏng sâu 81

CHƯƠNG 4 – BÀN LUẬN 94

4.1. Đặc điểm chung của bỏng bàn tay 94

4.1.1. Liên quan bỏng bàn tay với tuổi 94

4.1.2. Liên quan bỏng bàn tay với giới 94

4.1.3. Liên quan bỏng bàn tay với tác nhân bỏng 95

4.1.4. Liên quan bỏng bàn tay với hoàn cảnh bị bỏng 95

4.1.5. Bỏng bàn tay kết hợp kết hợp bỏng nơi khác 96

4.1.6. Vị trí tổn thương bỏng trên bàn tay 96

4.1.7. Cảm giác đau bàn tay sau bỏng 97

4.1.8. Đánh giá tình trạng phù nề bàn tay 98

4.2. Chấn đoán độ sâu tổn thương bỏng bàn tay bằng dd Fluoresceine sodium 10% 100

4.2.1. Độ an toàn của dd Fluoresceine sodium 10% 100

4.2.2. Thời gian từ lúc bị bỏng đến khi tiêm dd Fluoresceine sodium

10% 100

4.2.3. Hiệu quả của nghiệm pháp tiêm dd Fluoresceine sodium 10% 101

4.2.4. So sánh với nghiệm pháp chấn đoán độ sâu tổn thương bỏng bằng Laser Doppler Imaging 102

4.3. Điều trị bỏng bàn tay bằng dd và kem Berberin clorid 0,1% so sánh với kem SSD 1% 104

4.3.1. Hiệu quả kháng khuấn của dd Berberin clorid 0,1% trên thực

nghiệm 104 

4.3.2. Điều trị bỏng nông bằng dd và kem Berberln clorid 0,1% so

sánh với kem SSD 1% 106

4.3.3. Điều trị bỏng sâu bàn tay bằng dd và kem Berberin clorid

0, 1% 120

KẾT LUẬN 131

KIẾN NGHỊ 134

Danh mục các bài báo của tác giả đã đăng in có liên quan đến đề tài 135

TÀI LIỆU THAM KHẢO 136

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment