Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chức năng nghe và gen ở trẻ điếc bẩm sinh chỉ định cấy điện cực ốc tai
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chức năng nghe và gen ở trẻ điếc bẩm sinh chỉ định cấy điện cực ốc tai.Theo các nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ điếc bẩm sinh ở trẻ em từ 0.3% -0.5%, như vậy mỗi năm có khoảng 400.000 trẻ bị điếc bẩm sinh ra đời[1]. Đây là một tỷ lệ rất cao, do đó nhu cầu về chẩn đoán và điều trị phục hồi sức nghe cho trẻ là rất lớn. Điếc là tình trạng giảm sức nghe ≥ 90 dB khi kiểm tra bằng kỹ thuật đo thính lực đơn âm hoặc ABR (Auditory Brain Response). Nghe kém là mức độ giảm sức nghe từ 16-90 dB. Điếc bẩm sinh là tình trạng bệnh lý mất hoàn toàn khả năng nghe ngay từ giai đoạn sơ sinh.
Ở Mỹ, tỉ lệ điếc ở trẻ em là 1 – 3/1000 trẻ và là một trong những khuyết tật thần kinh sơ sinh phổ biến nhất [2]. Ở Úc, cứ 1000 trẻ sinh ra thì có 3 – 6 trẻ nghe kém ở các mức độ khác nhau. Theo số liệu công bố thì năm 2013 ở Việt Nam có khoảng 1 triệu trẻ được sinh ra, ước tính có khoảng 15000 trẻ nghe kém bẩm sinh trong đó có khoảng 5000 trẻ là nghe kém nặng và điếc bẩm sinh[3].
Thiếu hụt sức nghe là tình trạng một trẻ do giảm hoặc khiếm khuyết chức năng nghe dẫn đến hạn chế chức năng giao tiếp, vui chơi, học tập vì vậy trẻ điếc thường dễ bị cô lập và chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống từ đó trẻ bị rối loạn về tâm lý, quan hệ xã hội kém, hạn chế nhận thức. Nếu trẻ không được chẩn đoán phát hiện bệnh và can thiệp sớm phục hồi chức năng nghe nói thì ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển ngôn ngữ cũng như tâm lý và hòa nhập cộng đồng của trẻ sau này.
Có hai nhóm nguyên nhân chủ yếu gây điếc bẩm sinh là: do di truyền và do môi trường; trong đó, nhóm nguyên nhân do yếu tố di truyền (do đột biến gen) chiếm hơn 50% [4]. Việc chẩn đoán nguyên nhân gây điếc bẩm sinh do đột biến gen có vai trò quan trọng trong tư vấn di truyền và phòng biến chứng do ưu điểm chẩn đoán sớm ngay thời kỳ bào thai, sơ sinh đặc biệt với những gen gây điếc nằm trên ADN nhân: trẻ mang đột biến gen này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức nghe khi dùng kháng sinh nhóm Aminoglycoside sớm (trước 10 tuổi). Aminoglycoside là nhóm kháng sinh quan trọng trong điều trị nhiễm khuẩn, thuốc có tác dụng mạnh và rẻ tiền, được kê đơn 1 cách rộng rãi mà không có sự giám sát cần thiết tại Việt Nam.
Ngày nay, có rất nhiều kĩ thuật sinh học phân tử đã được sử dụng để chẩn đoán nguyên nhân điếc do di truyền tuy nhiên, hầu hết các phương pháp này đều có hiệu quả thấp và tốn thời gian cho việc chẩn đoán đa gen. Giải trình tự trực tiếp là “tiêu chuẩn vàng” cho việc khảo sát các trình tự nucleotide, đây là một phương pháp mới phát hiện đột biến nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí và sức lao động, thông lượng cao, có thể chẩn đoán đa gen, đa đột biến và nhiều bệnh nhân trong một lần thao tác; đặc biệt là khả năng ứng dụng trong chẩn đoán trước sinh hoặc sơ sinh, từ đó có biện pháp can thiệp hoặc cho trẻ tiếp cận những chương trình giáo dục đặc biệt từ sớm để trẻ điếc bẩm sinh phát triển ngôn ngữ, tư duy bình thường. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về việc ứng dụng công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới vào chẩn đoán sớm gen gây bệnh điếc bẩm sinh ở Việt Nam. Vì thế, để tìm hiểu rõ thêm về công nghệ giải trình tự gen trực tiếp và việc ứng dụng vào chẩn đoán sớm gen gây bệnh điếc bẩm sinh nhằm giúp các thầy thuốc lâm sàng có cơ sở chẩn đoán, điều trị và tư vấn giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chức năng nghe và gen ở trẻ điếc bẩm sinh chỉ định cấy điện cực ốc tai” với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và chức năng nghe ở trẻ điếc bẩm sinh chỉ định cấy điện cực ốc tai.
2. Mô tả đặc điểm gen gây điếc bẩm sinh ở trẻ điếc bẩm sinh chỉ định cấy điện cực ốc tai.
MỤC LỤC Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chức năng nghe và gen ở trẻ điếc bẩm sinh chỉ định cấy điện cực ốc tai
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Khái niệm và tình hình nghiên cứu về điếc bẩm sinh 3
1.1.1. Khái niệm về điếc bẩm sinh 3
1.1.2. Tình hình nghe kém bẩm sinh trên thế giới 4
1.1.3. Tình hình nghe kém bẩm sinh tại Việt Nam 7
1.2. Giải phẫu, sinh lý cơ quan thính giác 8
1.2.1. Đặc điểm giải phẫu ứng dụng 8
1.2.2. Đặc điểm sinh lý ứng dụng – Cơ chế nghe 13
1.3. Nguyên nhân, cơ chế gây điếc bẩm sinh 15
1.4. Chẩn đoán điếc bẩm sinh 21
1.4.1. Chẩn đoán xác định điếc bẩm sinh 21
1.4.2. Các xét nghiệm cần thiết để chỉ định phẫu thuật cấy ĐCÔT ở trẻ điếc bẩm sinh 25
1.4.3. Chẩn đoán xác định nguyên nhân điếc bẩm sinh 28
1.5. Phẫu thuật cấy điện cực ốc tai 28
1.5.1. Cơ chế hoạt động của Ốc tai điện tử 29
1.5.2. Chỉ định phẫu thuật cấy điện cực ốc tai 29
1.5.3. Chống chỉ định phẫu thuật cấy điện cực ốc tai 30
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Đối tượng nghiên cứu 31
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 31
2.3. Tiêu chuẩn chọn mẫu 31
2.4. Tiêu chuẩn loại trừ 32
2.5. Cỡ mẫu nghiên cứu 32
2.6. Phương pháp nghiên cứu 32
2.6.1. Thiết kế nghiên cứu 32
2.6.2. Phương pháp chọn mẫu 32
2.6.3. Các nội dung nghiên cứu 32
2.6.4. Quy trình xác định đột biến gen gây điếc bẩm sinh bằng kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ mới. 33
2.7. Sơ đồ nghiên cứu 37
2.8. Phân tích, xử lý số liệu 37
2.9. Đạo đức nghiên cứu 38
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
3.1. Đặc điểm chung 39
3.1.1. Giới 39
3.1.2. Tuổi 39
3.1.3. Địa dư 41
3.1.4. Tiền sử bệnh của mẹ trong thai kỳ 41
3.1.5. Tiền sử bệnh nhân 42
3.1.6. Tiền sử gia đình 43
3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước phẫu thuật 43
3.2.1. Lâm sàng 43
3.2.2. Cận lâm sàng 44
3.3. Kết quả xét nghiệm đột biến gen gây điếc bẩm sinh 47
3.3.1. Kết quả đột biến gen 47
3.3.2. Đột biến gen GJB2 48
3.3.3. Đột biến gen SLC26A4 49
3.3.4. Đột biến gen ADN ty thể 50
3.3.5. Đột biến gen TMC1 52
3.4. Kết quả đột biến gen của bố mẹ và con: 52
3.5. Mối liên quan giữa tiền sử và kết quả xét nghiệm gen 53
3.5.1. Mối liên quan giữa tiền sử thai kỳ và kết quả xét nghiệm gen 53
3.5.2. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình và kết quả xét nghiệm gen 54
3.5.3. Mối liên quan giữa tiền sử bệnh nhân và kết quả xét nghiệm gen 54
Chương 4: BÀN LUẬN 55
4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG 55
4.1.1. Giới 55
4.1.2. Tuổi 56
4.1.3. Địa dư 58
4.1.4. Tiền sử bệnh của mẹ trong thai kỳ 59
4.1.5. Tiền sử bệnh nhân 60
4.1.6. Tiền sử gia đình 60
4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước phẫu thuật 61
4.2.1. Lâm sàng 61
4.2.2. Cận lâm sàng trước phẫu thuật 61
4.3. Kết quả xét nghiệm gen 65
4.3.1. Tỷ lệ đột biến gen điếc bẩm sinh 65
4.3.2. Đột biến gen GJB2 66
4.3.3. Đột biến gen SLC26A4 68
4.3.4. Đột biến gen ADN ty thể 70
4.3.5. Đột biến gen TMC1 74
4.4. Kết quả đột biến gen của bố mẹ và con: 75
4.5. Mối liên quan giữa tiền sử và kết quả xét nghiệm gen 75
4.5.1. Mối liên quan giữa tiền sử thai kỳ và kết quả xét nghiệm gen 75
4.5.2. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình và kết quả xét nghiệm gen 76
4.5.3. Mối liên quan giữa tiền sử bệnh nhân và kết quả xét nghiệm gen 77
4.6. Ý nghĩa xét nghiệm giải trình tự gen thế hệ mới trong chẩn đoán sớm đột biến gen gây điếc bẩm sinh hiện nay 78
KẾT LUẬN 80
KIẾN NGHỊ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Sử dụng bộ kit 100 mutations deafness CapitalBio, Mỹ 34
Bảng 2.2. Thiết bị dùng cho giải trình tự gen 35
Bảng 3.1: Tiền sử mẹ trong thai kỳ 41
Bảng 3.2. Kết quả khám nội soi tai mũi họng 43
Bảng 3.3. Đánh giá trí tuệ 44
Bảng 3.4. Kết quả nhĩ lượng 44
Bảng 3.5. Kết quả PXCBĐ, TEOAE, ABR 45
Bảng 3.6. PTA dựa vào ASSR 45
Bảng 3.7. Kết quả chụp CLVT, MRI xương thái dương 46
Bảng 3.8: Kết quả đột biến gen 47
Bảng 3.9: Kết quả đột biến gen GJB2 48
Bảng 3.10: Kết quả đột biến gen MT-RNR1 50
Bảng 3.11: Kết quả đột biến gen MT-TL1 51
Bảng 3.12: Kết quả đột biến gen MT-TH 51
Bảng 3.13: Kết quả đột biến gen SLC26A4 49
Bảng 3.14: Kết quả đột biến gen TMC1 52
Bảng 3.15: Kết quả đột biến gen của trẻ và gia đình 52
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa tiền sử thai kỳ và kết quả xét nghiệm gen 53
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình và kết quả xét nghiệm gen 54
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố của đối tượng nghiên cứu theo giới 39
Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi 40
Biểu đồ 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo địa dư 41
Biểu đồ 3.4. Tiền sử mẹ trong thai kỳ 42
Biểu đồ 3.5. Tiền sử bệnh nhân 42
Biểu đồ 3.6. Tiền sử gia đình 43
Biểu đồ 3.7. Kết quả đột biến gen 47
Biểu đồ 3.8. Kết quả từng loại đột biến gen 478
Nguồn: https://luanvanyhoc.com