Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chụp cộng hưởng từ và phẫu thuật thoát vị đĩa đệm lệch bên vùng thắt lưng – cùng

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chụp cộng hưởng từ và phẫu thuật thoát vị đĩa đệm lệch bên vùng thắt lưng – cùng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh lý lành tính gặp nhiều ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Có khoảng từ 80-85% các trường hợp đau dây thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) [98]. Theo Greenberg M.S.(1997) [59] ở Mỹ, hàng năm có khoảng 1% dân số bị TVĐĐ thắt lưng. Bệnh được điều trị chủ yếu bằng phương pháp nội khoa, chỉ có 10-20% trường hợp phải can thiệp phẫu thuật. Theo Mayer (2005) [79] ở Đức, hàng năm có khoảng 50000 bệnh nhân TVĐĐ cần được phẫu thuật. Ở Việt Nam chưa có số liệu thồng kê đầy đủ, nhưng nếu theo cách tính như trên với số dân khoảng 85 triệu người thì mỗi năm số người bị TVĐĐ cần được phẫu thuật là rất lớn. Song nhìn chung các tác giả đều cho rằng tỷ lệ bệnh TVĐĐ không đều ở các vị trí của cột sống. Vị trí hay gặp nhất là ở vùng cột sống thắt lưng (CSTL) 90 – 95%, trong đó tỷ lệ bệnh TVĐĐ lệch bên chiếm đại đa số [28],[44],[52],[95].

Về chẩn đoán cận lâm sàng, trước đây chụp bao rễ cản quang và chụp cắt lớp vi tính là hai phương pháp chủ yếu để chan đoán TVĐĐ vùng CSTL. Nhưng hiện nay chụp cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán TVĐĐ có giá trị lớn vì cho biết chính xác vị trí, hình thái TVĐĐ và các bệnh lý kèm theo. Hơn nữa chụp cộng hưởng từ là phương pháp an toàn, không can thiệp, cho hình ảnh trực tiếp, đặc biệt không gây nhiễm xạ cho bệnh nhân và thầy thuốc.

Ngày nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới, phẫu thuật TVĐĐ bằng phương pháp mo mở vẫn được áp dụng nhiều nhất (80-90%) [17]. Còn các phương pháp điều trị khác như: lấy đĩa đệm qua da, lấy đĩa đệm bằng nội soi, giảm áp đĩa đệm bằng laser, tạo hình đĩa đệm bằng sóng radio, mo vi phẫu [5],[7],[49],[52] là các phương pháp điều trị can thiệp tối thiểu cần có trang thiết bị đắt tiền ở các trung tâm phẫu thuật thần kinh và mỗi phương pháp đều có những chỉ định riêng.

Hơn nữa ở Việt Nam phần lớn người bệnh đến viện đều đã ở giai đoạn muộn cần phải mổ, nhiều trường hợp đã có thiếu hụt về thần kinh do nhân nhày chèn ép lâu ngày nên ảnh hưởng tới kết quả điều trị. Vì vậy mổ mở thường quy với đường mổ phía sau để lấy nhân nhày đĩa đệm vẫn là phẫu thuật cơ bản và chuẩn mực. Mổ mở có thể áp dụng được ở các tuyến y tế không cần đòi hỏi phương tiện hiện đại, phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân và việc đầu tư trang thiết bị của các cơ sở y tế còn hạn chế. Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về TVĐĐ vùng CSTL nhưng các nghiên cứu về TVĐĐ lệch bên vùng CSTL còn ít.

Vì thế việc điều trị bệnh lý TVĐĐ bằng phẫu thuật vẫn đang là vấn đề thời sự trong các hội nghị chuyên ngành ở nhiều lĩnh vực như: chan đoán hình ảnh, điều trị nội ngoại thần kinh, đặc biệt là các phương pháp điều trị can thiệp ít xâm lấn [73],[78],[89],[102]. Trong khi bệnh lý TVĐĐ nói chung và TVĐĐ lệch bên vùng CSTL nói riêng còn phổ biến, số lượng cần được phẫu thuật lớn, cần có nhiều cơ sở phẫu thuật thần kinh với các trang thiết bị thông thường mà vẫn điều trị tốt cho người bệnh.

Để góp phần giải quyết những vấn đề trên, nhằm đánh giá đặc điểm lâm sàng và giá trị hình ảnh cộng hưởng từ trong chan đoán TVĐĐ lệch bên, từ đó lựa chọn phương pháp phẫu thuật cho phù hợp. Chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chụp cộng hưởng từ và phẫu thuật thoát vị đĩa đệm lệch bên vùng thắt lưng – cùng” nhằm các mục tiêu sau.

Mục tiêu:

1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ của TVĐĐ lệch bên vùng cột sống thắt lưng – cùng.

2. Đánh giá kết quả phẫu thuật TVĐĐ lệch bên vùng thắt lưng- cùng bằng phương pháp mổ mở, từ đó rút ra kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng phẫu thuật mở.

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục các ảnh Danh mục các hình vẽ

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh 3

1.1.1. Trên thế giới 3

1.1.2. Trong nước 4

1.2. Giải phẫu cột sống thắt lưng 4

1.3. Chức năng sinh lý của đĩa đệm 11

1.4. Bệnh căn và cơ chế bệnh sinh của thoát vị đĩa đệm 11

1.5. Phân loại thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng 13

1.6. Khái niệm thoát vị đĩa đệm lệch bên 16

1.7. Tiến triển của bệnh lý đĩa đệm 17

1.8. Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng 18

1.9. Các phương pháp điều trị 26

1. 10.Chăm sóc và tập luyện sau mổ 40

1.11 .Đánh giá kết quả phẫu thuật 42

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44

2.1. Đối tượng nghiên cứu 44

2.2. Phương pháp nghiên cứu 44

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 56

3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 56

3.2. Đặc điểm lâm sàng 59

3.3. Hình ảnh cộng hưởng từ 64

3.4. Chỉ định mổ 69

3.5. Các kỹ thuật mổ và tổn thương phát hiện trong mổ 69

3.6. Sự phù hợp giữa hình ảnh cộng hưởng từ và phẫu thuật 71

3.7. Tai biến và biến chứng 7 4

3.8. Đánh giá kết quả 7 5

Chương 4: BÀN LUẬN 79

4.1. Đặc điểm của nhóm nghiên cứu 79

4.2. Đặc điểm lâm sàng 83

4.3. Hình ảnh cộng hưởng từ của thoát vị đĩa đệm 91

4.4. Giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm lệch bên

vùng cột sống thắt lưng 98

4.5. Điều trị ngoại khoa 100

4.6. Một số tai biến và biến chứng do phẫu thuật 105

4.7. Kết quả phẫu thuật 109

KẾT LUẬN 117

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1: MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU

PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment