Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của các hình thái lác cơ năng ở trẻ em
Lác là sự lệch trục nhãn cầu, thường kèm theo rối loạn TGHM [16].
Lác là một bệnh khá phổ biên, một lĩnh vực rông lớn trong ngành nhãn khoa mà hay gặp nhất là lác cơ năng [4], [14], [15], [13].
Trên thế giới, Brian G. Mohney(2007) cho rằng lác chiêm tỷ lệ từ 3%- 4% dân số [24], P.A Graham khám 4832 trẻ tại Anh thấy có tới 7,1% trẻ em bị lác.
Tại Việt Nam theo nghiên cứu của Hà Huy Tiến năm 1970 tỷ lệ lác cơ năng ở trẻ em vào khoảng 2% – 3%[17].
Lác mắt không chỉ làm giảm thẩm mỹ mà còn gây tổn hại về chức năng thị giác, ảnh hưởng đến khả năng hoà nhập xã hội của người bệnh [17], [32]. Những công trình nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân bị rối loạn thị giác hai mắt chiếm tỷ lệ khá cao vào khoảng 70 – 90% trong lác cơ năng [21], [22], [52]. Điều này nói lên hầu hết những người lác mắt bị ảnh hưởng trong sinh hoạt, học tập và lao động. Như vậy lác mắt là một vấn đề sức khoẻ – xã hội đáng được quan tâm.
Lác cơ năng có hình thái lâm sàng đa dạng và phong phú, có một số trường hợp khó phát hiện, dễ bị bỏ qua mà việc chẩn đoán, xác định chính xác các hình thái, tính chất lác có liên quan mật thiết đến phương pháp và kết quả điều trị [25], [41], [47].
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực lác. Nhờ những thành tựu nghiên cứu về phương pháp điều trị, việc điều trị lác cơ năng bằng phức hợp điều trị nhược thị, phẫu thuật chỉnh lệch trục nhãn cầu và điều trị chỉnh thị cho trẻ mắc bệnh đã mang lại hiệu quả rõ rệt [14], [15], [16]. Tuy nhiên do việc phát hiện và điều trị muôn nên hâu quả do lác cũng rất näng nề. Theo thống kê của Lang J và Hà Huy Tiên tỷ lệ bệnh nhân bị nhược thị là trên 50%[16],[52]. Rõ ràng với con số đó cho thấy việc chẩn đoán bệnh sớm là điều hết sức cần thiết.
Trên thể giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về lác cơ năng, về hình thái lâm sàng cũng như phương pháp điều trị. ở nước ta môt số tác giả đã nghiên cứu sâu về môt số hình thái lâm sàng trong lác cơ năng chủ yêu là lác trong và lác ngoài nhưng chưa có môt công trình nào nghiên cứu đánh giá môt cách tổng thể, đầy đủ về đâc điểm lâm sàng của các hình thái lác cơ năng.
Vì vây, với mục đích tìm hiểu và đánh giá môt cách toàn diện, đầy đủ hơn về đâc điểm lâm sàng của lác cơ năng ở trẻ em chúng tôi tiên hành thực hiện đề tài :
“Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của các hình thái lác cơ năng ở trẻ em”
với hai mục tiêu :
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng các hình thái lác cơ năng ở trẻ em;
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến các hình thái lác cơ năng ở trẻ em.
MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
Chương 1: Tổng quan 3
1.1. Sơ lược giải phẫu, sinh lý các cơ vân nhan 3
1.1.1. Các cơ vân nhan và thần kinh chi phối 3
1.1.2. Sinh lý vân nhan 4
1.2. Các khái niêm về lác & sinh lý bênh: 6
1.2.1. Định nghĩa lác: 6
1.2.2. Sinh lý học bênh lác: 6
1.3. Các phương pháp thăm khám và chẩn đoán lác 7
1.3.1. Chẩn đoán hình thái lác 7
1.3.2. Chẩn đoán đô lác 8
1.3.3. Tính chất lác 10
1.3.4. Xác định mắt chủ đạo 10
1.3.5. Xác định kiểu định thị: 10
1.3.6. Đo thị lực và phát hiên nhược thị 11
1.3.7. Khám vân đông nhan cầu 11
1.3.8. Khám quy tụ, đo tỷ lê AC/A 12
1.3.9. Thăm khám về rối loạn TGHM: 13
1.4. Các hình thái lác cơ năng thường gặp 15
1.4.1. Lác cơ năng quy tụ 15
1.4.2. Lác cơ năng phân kỳ 16
1.4.3. Lác có yêu tố đứng 16
1.4.4. Lác có hôi chứng chữ cái A, V kèm theo 17
1.4.5. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 17
1.4.6. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới 19
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu 21
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 21
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu 21
2.2.1. Thiết kế’ nghiên cứu: 21
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu 22
2.2.3. Nôi dung nghiên cứu 22
2.2.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 27
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu 27
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 30
3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân 30
3.1.1. Đặc điểm giới trong lác cơ năng 30
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi mắc bệnh và giới 30
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo tuổi khám bệnh và giới tính 31
3.1.4. Tuổi bị lác và nguyên nhân gây lác 32
3.1.5. Lác và yếu tố gia đình: 32
3.1.6. Tiền sử điều trị lác 33
3.2. Đặc điểm lâm sàng của các hình thái lác cơ năng 34
3.2.1. Liên quan tuổi mắc bệnh và hình thái lác: 34
3.2.2. Liên quan tuổi khám bệnh và hình thái lác 37
3.2.3. Phân bố bệnh nhân theo hình thái và tính chất lác 38
3.2.4. Liên quan giữa các hình thái lác và hôi chứng 39
3.2.5. Đô lác 40
3.2.6. Tình trạng khúc xạ trong lác cơ năng: 40
3.2.7. Tình trạng nhược thị trong lác cơ năng 41
3.2.8. Mối liên quan giữa nhược thị và kiểu định thị: 42
3.2.9. Liên quan giữa hình thái lác và tình trạng định thị 43
3.2.10. Mối liên quan giữa nhược thị và tuổi 44
3.2.11. Liên quan giữa thị lực và tình trạng định thị 44
3.2.13. Các bênh mắt kèm theo 46
Chương 4:Bàn luận 47
4.1. Đặc điểm của nhóm bênh nhân nghiên cứu 47
4.2. Đặc điểm lâm sàng của các hình thái lác cơ năng 49
4.2.1. Đặc điểm bênh nhân theo tính chất lác 49
4.2.2. Đặc điểm về hình thái lâm sàng lác trong 50
4.2.3. Đặc điểm về hình thái lâm sàng lác ngoài 52
4.2.4. Liên quan giữa các hình thái lác và hôi chứng 53
4.2.5. Đặc điểm đô lác trong lác cơ năng 55
4.2.6. Đặc điểm về tạt khúc xạ trong lác cơ năng 56
4.2.7. Đặc điểm về nhược thị, kiểu định thị trong lác cơ năng 57
4.2.8. Đặc điểm thị giác hai mắt 59
4.2.9. Các bênh mắt kèm theo 59
Kết luận 60
Kiến nghị 62
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích