NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ

Luận án NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ.Động kinh là một trong những bệnh thường gặp trong thần kinh học, tỉ lệ mắc bệnh trong dân số chung khoảng từ 4-10/1000và được sự quan tâm của cả các nhà Thần kinh và các nhà tâm thần học. Tuy nhiên, tác động qua lại giữa các bệnh thần kinh và tâm thần chưa được tìm hiểu một cách sâu rộng. Trong một bài báo của tạp chí Neurology năm 2000, Price, Adams, và Coyle đã khảo sát vấn đề  này. Sự liên quan lâm sàng giữa rối loạn hành vi, rối loạn khí sắc, trầm cảm ở bệnh nhân động kinh vẫn còn được tiếp tục nghiên cứu [67].Hypocrate là người đầu tiên mô tả sự liên quan giữa động kinh và trầm cảm vào thế kỷ thứ năm trước công nguyên: “Trầm uất thông thường trở thành động kinh và động kinh- trầm uất. Bệnh nào được xác định thích hợp hơn thì hướng vào bệnh đó; nếu ảnh hưởng đến cơ thể thì là động kinh, còn nếu ảnh hưởng lên trí tuệ thì đó là trầm cảm” [76].Trầm  cảm và lo âu là những biểu hiện thường gặp nhất ở những bệnh nhân động kinh trưởng thành.

Tỉ lệ vào khoảng 20-55% đối với bệnh nhân có  những  cơn động kinh  tái diễn, và  3-9% đối  với bệnh  nhân  động kinh được  kiểm  soát  cơn  đã  được  báo  cáo  [67],  trong  nghiên  cứu  của  AsasiPooya  tại  Hoa  Kỳ  thì  tỉ  lệ  rối  loạn  trầm  cảm ở  bệnh  nhân động  kinh  là 9,5% [19] và trong một nghiên cứu khác của Tellez-Zenteno tại Canada thì 17,4%  [111]. Chúng ảnh hưởng đến chất lượng sống và việc kiểm soát cơn của bệnh nhân. 2Sự hiện diện của trầm cảm ở những bệnh nhân động kinh dai dẳng là một trong những thay đổi quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bằng  cả  độ  trầm  trọng  và  tần  số  cơn  giật  [75],  [93].  So  với  những  bệnh nhân động  kinh không trầm cảm thì những bệnh nhân động kinh có trầm cảm  đi  kèm  có  tần  số  cơn  giật  gia  tăng,  giảm  sự  hài  lòng,  thất  nghiệp nhiều hơn, dùng thuốc nhiều hơn. Chẩn đoán và điều trị kịp thời, khi có chỉ định, là quan trọng cho tình trạng sức khỏe của họ.Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp trầm cảm ở những bệnh nhân này đều không được chẩn đoán và điều trị [21].
Rối loạn chức năng não bộ, sự cô lập với xã hội, khó khăn trong nghề nghiệp có thể góp phần vào sự gia tăng tỉ lệ của những rối loạn khí sắc, trầm cảm, nhưng những cơ chế chuyên biệt còn chưa được hiểu hoàn toàn.Trên thế giới đã có một số tác giả quan tâm đến trầm cảm và các rối loạn tâm thần ở bệnh nhân động kinh, các tác giả đã đưa ra một số kết quả nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, những kết quả này chưa được tương ứng với nhau, có lẽ là do cách chọn mẫu, phương pháp tiến hành nghiên cứu, các công cụ sử dụng trong nghiên cứu… khác nhau.Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về động kinh, tuy nhiên chưa có tác giả nào quan tâm đến trầm cảm ở nhóm bệnh nhân này. Nghiên cứu của chúng tôi với mong muốn góp phần  vào việc tìm hiểu thêm về trầm cảm ở bệnh nhân động kinh. 
Luận án này thực hiện để trả lời cho câu hỏi:  “Tỉ  lệ trầm cảm trên bệnh nhân động kinh đến khám và điều trị nội trú tại bệnh viện Nhân dân 115 và bệnh viện Chợ Rẫy là bao nhiêu?”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
1.  Mô tả đặc điểm lâm sàng động kinh,  tỉ lệ trầm cảm và các biểu hiện lâm sàng của trầm cảm ở  bệnh nhân động kinh đến khám  và điều trị nội trú tại Khoa Thần kinh Bệnh viện Nhân dân 115 và Bệnh viện Chợ 
Rẫy từ 11-2008 đến 8-2010.
2.  Khảo sát mối liên quan của một số yếu tố dân số – xã hội, lâm sàng và cận lâm sàng với trầm cảm trên bệnh nhân động kinh
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng và sơ đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ  ……………………………………………………………………………………  1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU  ……………………………………………………  4
1.1. Sơ lược về động kinh  ……………………………………………………………………..  4
1.2. Những vấn đề cơ bản về trầm cảm  ………………………………………………….  8
1.3. Trầm cảm trên bệnh nhân động kinh  ……………………………………………….  15
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………..  43
2.1. Thiết kế nghiên cứu  ………………………………………………………………………  43
2.2. Đối tượng nghiên cứu  …………………………………………………………………….  43
2.3. Phương pháp nghiên cứu  ………………………………………………………………..  45
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  …………………………………………………  61
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu  ………………………………………………  61
3.1.1. Đặc điểm về dân số – xã hội của đối tượng nghiên cứu  ………………….  61
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng và can lâm sàng của đối tượng nghiên cứu  ……….  65 
3.2.  Tỉ lệ trầm cảm trên bệnh nhân động kinh  ……………………………………….  70
3.3. Những biểu hiện lâm sàng của trầm cảm trên bệnh nhân động kinh  …..  71
3.4. Mối liên quan giữa các biến số và trầm cảm trên động kinh  ………………  74
Chương 4: BÀN LUẬN  ……………………………………………………………………….  85
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.  ……………………………………..  85
4.2. Tỉ lệ trầm cảm trong nhóm nghiên cứu  ……………………………………………  92
4.3. Những biểu hiện lâm sàng của trầm cảm trên bệnh nhân động kinh  …..  94
4.4. Mối liên quan giữa một số yếu tố với trầm cảm trên bệnh nhân động 
kinh  ……………………………………………………………………………………………………  99
KẾT LUẬN  ……………………………………………………………………………………….  118
KIẾN NGHỊ  ………………………………………………………………………………………  120
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
1.  Bảo  Hùng,  Nguyễn  Hữu  Công,  Ngô  Tích  Linh  (2011). “Khảo sát một số yếu tố liên quan với trầm cảm trên động kinh”. Y học thực hành, số 12 (798), tr. 38-41.
2.  Bảo Hùng, Nguyễn Hữu  Công, Ngô Tích Linh (2011).  “Tần suất  và  các  biểu  hiện  lâm  sàng  của  trầm  cảm  trên  bệnh nhân động kinh”. Y học thực hành, số 12 (798), tr. 108-110.
TÀI LIỆU THAM KHẢO NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
TIẾNG VIỆT:

1. Nguyễn Văn Bình, Phạm Huy Dung, Lê Đức Hinh và cộng sự (2003).“Một số đặc điểm dịch tể học động kinh tại cộng đồng dân cư Hà Tây”.  Y  Học Thành Phố Hồ Chí Minh, tập  7  (phụ lục bản số  4), tr. 131-137. 
2. Đỗ Văn Dung, Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Xuân Bái, Đặng Tiến 
Hải (2013). “Thực trạng công tác quản lý, điều trị bệnh nhân động 
kinh tại 4 Xã/Phường của Ninh Bình, năm 2012”. Y Học Thực hành.(899), số 12, tr. 76-79.
3. Nguyễn Công Hoan (2013). “Đặc điểm cận lâm sàng động kinh toàn thể cơn lớn ở bệnh nhi từ 5-15 tuổi”.  Y  Học Thực hành.  (865), số 4, tr. 17-19.
4. Ngô Tích Linh (2005). “Rối loạn trầm cảm nặng”,  Tâm Thần Học.Đại học Y Dược, TP Hồ Chí Minh. tr 103-111.
5. Vũ Anh Nhị, (2003). “Động kinh”, Thần kinh học, lâm sàng và điều
trị, NXB Cà mau, tr. 151-206.
6. Vũ Anh Nhị (2005). Tiếp cận bệnh động kinh, Chẩn đoán và điều trịđộng kinh. Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh. tr 7- 40.
7. Vũ Anh Nhị, Đinh Huỳnh Tố Hương (2013) “Đặc điểm lâm sàng, canlâm sàng và điều trị cơn động kinh đầu tiên ở người trưởng thành”.Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, tập 17  (phụ bản của số 1),  tr.  133-137.  II
8. Nguyễn Doãn Phương (2009). “Đặc điểm lâm sàng động kinh cục bộ phức tạp”. Y Học Thực hành. (680), số 10, tr. 36-39.
9. Ngô Quang Trúc, Đặng Ngọc Viện và cộng sự (1999). “Nhận xét bệnh  nhân  động  kinh  điều  trị  ngoại  trú  tại  tỉnh  Thái  Nguyên”.  Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, tập 3(3), tr 32-34. 
10. Trần Đình Xiêm (1995). Các rối loạn khí sắc. Trong Tâm Thần Học. Đại học Y Dược, TP Hồ Chí Minh. tr 312-328

Leave a Comment