Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, đánh giá kết quả điều trị chảy máu mũi bệnh lý bằng đông điện lưỡng cực tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ và Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ năm 2018-2020
Luận văn bác sĩ nội trú Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, đánh giá kết quả điều trị chảy máu mũi bệnh lý bằng đông điện lưỡng cực tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ và Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ năm 2018-2020./Chảy máu mũi là một triệu chứng cấp cứu thường gặp trong Tai Mũi Họng, có mức độ và nguyên nhân khác nhau. Chảy máu mũi bao gồm tất cả các trường hợp chảy máu từ mũi ra ngoài qua cửa mũi trước hoặc qua cửa mũi sau xuống họng. Chảy máu mũi khá thường gặp, chiếm vị trí cao nhất về tần số trong chảy máu đường hô hấp trên. Tần suất có ít nhất một lần chảy máu mũi trong cuộc đời chiếm khoảng 60% dân số, nhưng trong đó chỉ có khoảng 6% cần chăm sóc y tế, [19], [29], [32]. Nếu không được xử trí kịp thời và đúng, chảy máu mũi có thể gây tử vong.
Chảy máu mũi trước chiếm 80% các trường hợp chảy máu mũi. Chúng xảy ra ở chỗ thông nối được gọi là đám rối Kiesselbach nằm ở phần dưới trước của vách ngăn được gọi là khu vực Little’s. Chảy máu mũi chủ yếu do tổn thương động mạch vách ngăn mũi sau (một nhánh của động mạch bướm-khẩu cái) và là một phần của đám rối Woodruff.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chảy máu mũi như bệnh toàn thân (tăng huyết áp, bệnh rối loạn đông máu), bệnh lý tại chỗ thường do chấn thương, khối u, hoặc nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân gọi là chảy máu mũi tự phát. Đặc biệt ở nhóm nguyên nhân do bệnh lý thường gây chảy máu mũi tái phát, kéo dài. Phần lớn các trường hợp chảy máu ở mức độ nhẹ và vừa. Trong hầu hết các trường hợp chảy máu mũi có sự phá hủy niêm mạc và tổn thương thành mạch dẫn đến chảy máu. Việc tìm hiểu nguyên nhân rất quan trọng trên lâm sàng, nó đảm bảo cho việc điều trị được toàn diện và triệt để hơn. Hiện nay có nhiều phương pháp để cầm máu như nhét bấc mũi, đông điện, thắt hay gây tắc động mạch cấp máu cho mũi, thắt động mạch cảnh ngoài… cùng với sự phát triển của nội soi, phương pháp đông điện đã trở nên phổ biến bởi tính hiệu quả và an toàn, nhất là sử dụng đông điện lưỡng cực. Tại Việt Nam phương pháp này mới được thực hiện trong vài năm gần đây [5].
Ở nước ta, “chảy máu mũi” cũng đã được đề cập nhiều trong những đề tài nghiên cứu tại viện Tai Mũi Họng trung ương, bệnh viện Quân Y 108, bệnh viện trung ương Huế, bệnh viện Chợ Rẫy, trung tâm Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh… nhưng tại Cần Thơ nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung còn rất ít các công trình nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt là các nguyên nhân chảy máu mũi do bệnh lý nền. Vì vậy, khảo sát đặc điểm lâm sàng, đánh giá kết quả điều trị chảy máu mũi bệnh lý bằng đông điện lưỡng cực tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ và Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ là nghiên cứu thiết thực, phục vụ cho việc đánh giá và đưa ra chỉ định can thiệp điều trị phù hợp vào từng trường hợp bệnh, từ đó nâng cao nhận thức về tình trạng chảy máu và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Từ những vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, đánh giá kết quả điều trị chảy máu mũi bệnh lý bằng đông điện lưỡng cực tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ và Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ năm 2018-2020” với 2 mục tiêu sau:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng của chảy máu mũi bệnh lý tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ và Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ năm 2018-2020.
2. Đánh giá kết quả điều trị chảy máu mũi bệnh lý bằng đông điện lưỡng cực tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ và Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ năm 2018-2020
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình ảnh, sơ đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………….. 3
1.1. Sơ lược giải phẫu, sinh lý mạch máu vùng mũi………………………………. 3
1.2. Chẩn đoán chảy máu mũi…………………………………………………………….. 8
1.3. Các phương pháp xử trí chảy máu mũi………………………………………… 15
1.4. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu…………………………………………………….. 19
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………. 23
2.1. Đối tượng ………………………………………………………………………………… 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………. 24
2.3. Vấn đề y đức trong nghiên cứu…………………………………………………… 35
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………….. 37
3.1. Đặc điểm chung………………………………………………………………………… 37
3.2. Đặc điểm lâm sàng……………………………………………………………………. 41
3.3. Đánh giá kết quả điều trị……………………………………………………………. 47
Chương 4. BÀN LUẬN ……………………………………………………………………… 56
4.1. Đặc điểm chung………………………………………………………………………… 56
4.2. Đặc điểm lâm sàng……………………………………………………………………. 59
4.3. Đánh giá kết quả điều trị……………………………………………………………. 67KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 77
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………… 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phiếu thu thập số liệu
Danh sách đối tượng nghiên cứu
Một số hình ảnh minh họ
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Đánh giá lượng máu mất ………………………………………………………. 14
Bảng 3.1. Số bệnh nhân theo lớp tuổi ……………………………………………………. 37
Bảng 3.2. Phân bố chảy máu mũi theo nghề nghiệp………………………………… 38
Bảng 3.3. Tiền sử bệnh lý toàn thân ……………………………………………………… 40
Bảng 3.4. Tiền sử bệnh lý tại chỗ………………………………………………………….. 40
Bảng 3.5. Tiền sử số lần chảy máu mũi …………………………………………………. 41
Bảng 3.6. Biểu hiện các tiền triệu liên quan …………………………………………… 41
Bảng 3.7. Thời gian chảy máu trong ngày……………………………………………… 42
Bảng 3.8. Vị trí chảy máu mũi qua khám đơn giản và hỏi bệnh ……………….. 43
Bảng 3.9. Vị trí chảy máu mũi quan sát qua nội soi ………………………………… 43
Bảng 3.10. Tính chất tái phát ……………………………………………………………….. 44
Bảng 3.11. Tính chất kết hợp ……………………………………………………………….. 44
Bảng 3.12. Số bên chảy máu mũi………………………………………………………….. 44
Bảng 3.13. Biểu hiện tình trạng huyết áp……………………………………………….. 45
Bảng 3.14. Biểu hiện tình trạng tri giác …………………………………………………. 46
Bảng 3.15. Mức độ chảy máu mũi ………………………………………………………… 46
Bảng 3.16. Tình huống bệnh nhân vào viện …………………………………………… 47
Bảng 3.17. Phương pháp can thiệp tại chỗ tại tuyến trước……………………….. 47
Bảng 3.18. Các phương pháp điều trị toàn thân tại tuyến trước ………………… 48
Bảng 3.19. Cường độ đốt điện ……………………………………………………………… 48
Bảng 3.20. Mức độ cháy mô sau đốt……………………………………………………… 49
Bảng 3.21. Liên quan giữa mức độ cháy mô và cường độ đốt. …………………. 49
Bảng 3.22. Mức độ đau sau đốt…………………………………………………………….. 50
Bảng 3.23. Liên quan giữa mức độ đau và cường độ đốt …………………………. 50
Bảng 3.24. Số lần can thiệp………………………………………………………………….. 51Bảng 3.25. Thời gian nằm viện…………………………………………………………….. 51
Bảng 3.26. Mức độ tạo vảy mũi sau đốt ………………………………………………… 52
Bảng 3.27. Sự lành thương sau đốt ……………………………………………………….. 52
Bảng 3.28. Các biến chứng sớm của cầm máu mũi…………………………………. 52
Bảng 3.29. Tái phát chảy máu mũi sau đốt…………………………………………….. 53
Bảng 3.30. Liên quan giữa kết quả điều trị và nguyên nhân …………………….. 53
Bảng 3.31. Liên quan giữa kết quả điều trị và nguyên nhân tại chỗ…………… 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Quách Thị Cần (2012), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi
và cắt lớp vi tính của chảy máu mũi khó cầm do chấn thương”, Tạp chí
Y-Dược học quân sự (2), tr. 1-5.
2. Quách Thị Cần (2012), “Nghiên cứu hình ảnh chụp mạch xóa nền và đối
chiếu với hình ảnh chụp cắt lớp vi tính của chảy máu mũi khó cầm sau
chấn thương tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương”, Tạp chí YDược học quân sự (3), tr. 1-5.
3. Lê Văn Cường (2012), “Giải phẫu động mạch ở người”, Các dạng và kích
thước động mạch ở người Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, tr. 47-50.
4. Lê Công Định (2013), “Kinh nghiệm điều trị chảy máu mũi bằng đông
điện lưỡng cực qua nội soi”, Tạp chí tai mũi họng Việt Nam (58-17),
tr. 46-50.
5. Lê Thị Kim Hạnh, Lâm Huyền Trân (2015), “Góp phần nghiên cứu xử trí
chảy máu mũi ở bệnh nhân tăng huyết áp bằng đông điện lưỡng cực”,
Y học TP. Hồ Chí Minh (19), tr. 109-114.
6. Phạm Ngọc Hoa, Lê Văn Phước (2003), “ Chụp cắt lớp điện toán nhiều
lát cắt”, Tiến bộ nhất hiện nay của kỹ thuật chụp cắt lớp điện toán,
Nhà xuất bản Y học TPHCM, Tập 7, Phụ san số 1.
7. Phan Xuân Hoa, Phan Thị Mộng Thơ (2018), “Khảo sát tình hình chảy
máu mũi tại Bệnh viện Trưng Vương”, y học TP. Hồ Chí Minh, Phụ
bản tập 20, (5), tr. 58-64.
8. Ngô Ngọc Liễn (2019), “Chảy máu mũi và cách cầm”, Bệnh học tai mũi
họng- đầu mặt cổ, Nhà xuất bản Y học, tr. 193-198.9. Vũ Văn Minh, Ngô Thị Thu Hoa (2017), “Đánh giá hiệu quả một số biện
pháp điều trị chảy máu mũi do tăng huyết áp tại bệnh viện quân y 103”,
Tạp chí Y-Dược học quân sự (5), tr. 199-203.
10. Nguyễn Trọng Minh (2009),” Chẩn đoán và góp phần điều trị chảy máu
mũi tái phát nặng bằng kỹ thuật chụp mạch số hóa xóa nền”, Luận án
Tiến Sỹ Y Học, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí
Minh.
11. Nguyễn Trọng Minh, Trần Minh Trường (2004), “Nhân 40 trường hợp
áp dụng chụp mạch máu xóa nền trong chẩn đoán và xử trí chảy máu
mũi tái phát nặng”, Y học TP. Hồ Chí Minh (8), tr. 239-244.
12. Hoàng Nghĩa Nam (2009), “ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng và đánh giá kết quả sử dung các biện pháp can thiệp”, Luận án
Chuyên Khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
13. Võ Sỹ Quyền Năng, Đỗ Bá Hưng (2015), “Nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng, cận lấm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị chảy máu mũi tại Viện
Tai Mũi Họng Trung Ương”, Luận án Chuyên Khoa cấp II, Đại học Y
Hà Nội, Hà Nội.
14. Nguyễn Quang Quyền(2013), “Các ngành nối của hệ động mạch cảnh”,
Bài giảng giải phẫu học (tập 1), Nhà xuất bản Y học, tr. 312-314.
15. Nhan Trừng Sơn (2016), “Giải phẫu và sinh lý mũi xoang”, Tai mũi họng
(Quyển 2), Nhà xuất bản Y học, tr. 1-34.
16. Nhan Trừng Sơn (2016), “Chảy máu mũi”, Tai mũi họng nhập môn, Nhà
xuất bản Y học, tr. 206-209.
17. Nguyễn Trọng Tài (2014), “ Nghiên cứu hiệu quả các biện pháp can thiệp
trong điều trị chảy máu mũi”, Y học thực hành (914)- số 4/2014, tr.
150-154.18. Võ Tấn (1989), “ Giải phẫu và sinh lý sơ lược về xoang”, Tai Mũi Họng
thực hành (Tập 1) Bệnh về xoang, Nhà xuất bản Y học, tr. 116-118.
19. Võ Tấn (1994), Chảy máu cam, TMH thực hành tập 1, NXB Y Học. 1
20. Đặng Thanh (2011), “Đánh giá kết quả điều trị cấp cứu chảy máu mũi tại
bệnh viện Trung Ương Huế”, Y học Việt Nam tháng 12 (2/2011), tr.
33-38.
21. Nguyễn Tư Thế (2003), “Tìm hiểu dịch tễ học và nguyên nhân chảy máu
mũi ở 162 bệnh nhân khám và điều trị tại Bệnh viện Trung Uơng Huế”,
Y học TP. Hồ Chí Minh (7), tr. 8-13.
22. Lê Thị Mộng Thu, Phạm Hữu Dũng (2018), “Đánh giá hiệu quả đốt động
mạch bướm khẩu cái qua nội soi trong điều trị chảy máu mũi tại bệnh
viện Chợ Rẫy”, Y học TP. Hồ Chí Minh, Phụ bản tập 22, (8), tr. 88-
91.
23. Nghiêm Đức Thuận (2013), “ Đặc điểm lâm sàng chảy máu mũi”, Y học
thực hành (859)- số 2/2013, tr. 99-103
Nguồn: https://luanvanyhoc.com