NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, ĐIỆN NÃO ĐỒ, HÌNH ẢNH HỌC BỆNH ĐỘNG KINH CƠN LỚN Ở TRẺ EM
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, ĐIỆN NÃO ĐỒ, HÌNH ẢNH HỌC BỆNH ĐỘNG KINH CƠN LỚN Ở TRẺ EM TẠI KHOA THẦN KINH BỆNH VIỆN BẠCH MAI .Động kinh là một bệnh phổ biến không chỉ ở nước ta mà còn gặp ở các nước khác trên thế giới. Bệnh gặp ở cả hai giới, từ tuổi sơ sinh đến già đều có thể có cơn động kinh. Tỷ lệ mắc động kinh ở các nước đang phát cao hơn các nước phát triển, là gánh nặng kinh tế xã hội với các nước nghèo [5].
Ở Việt Nam, động kinh chiếm tỷ lệ 0,5% đến 1% dân số [2]. Theo Lê Đức Hinh, động kinh trẻ em chiếm 64,5% trong tổng số bệnh nhân động kinh [12]. Theo Ninh Thị Ứng (2001), động kinh trẻ em là khá phổ biến và phức tạp trong lĩnh vực thần kinh nói chung và xếp đứng thứ 2 trong trong các bệnh thần kinh trẻ em (sau nhiễm khuẩn thần kinh). Theo con số thụng kờ hàng năm số trẻ em nằm viện vì động kinh lên tới 550 – 600 trường hợp [3]
Động kinh trẻ em có tầm quan trọng đặc biệt do tỷ lệ mắc bệnh cao, trong đó loại động kinh tự phát lành tính chiếm khoảng 50%, loại này đáp ứng tốt với điều trị và một số có thể tự khỏi. Tuy nhiên, điều trị động kinh không tuân thủ đúng nguyên tắc dùng thuốc có thể dẫn tới tác hại hoặc tử vong do trạng thái động kinh sảy ra khi ngừng thuốc đột ngột. Ngày nay với các thuốc đặc trị có thể kiểm soát được 70% các cơn.
Lâm sàng của động kinh rất đa dạng, cơ chế bệnh sinh hiện đạng còn ở các dạng giả thuyết. Ngay nay nhờ sự tiến bộ của các phương pháp thăm dò chức năng, hình ảnh, sinh hóa, tế bào…Người ta càng hiểu biết hơn về động kinh và các nguyên nhân liên quan.
Động kinh do nhiều nguyên nhân gây ra, các tác giả trong và ngoài nước đều thống nhất rằng. Hầu hết nguyên nhân của động kinh liên quan đến tuổi có cơn đầu tiên. Ơ trẻ em động kinh gặp nhiều nhất và có liên quan đến nhiều yếu tố trong đó có sự phát triển chưa hoàn chỉnh của hệ thống thần kinh trung ương ( quả trình myờlin hóa) [4]
Ở nước ta chuyên ngành thần kinh được thành lập từ năm 1956. Cùng với thành tựu của các phương pháp thăm dò hiện đại trong những thập kỷ cuối của thập kỷ XX như chụp cắt lớp vi tính (1971), chụp cổng hưởng từ (1980) đã góp phần quan trọng trong việc phát hiện các tổn thương từ não qua đó tìm nguyên nhân nhằm điều trị và tiên lượng bệnh.
Nhiều tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu về động kinh nói chung, động kinh toàn thể cơn lớn các lứa tuổi , động kinh cục bộ… Chúng tôi thấy động kinh toàn thể cơn lớn chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại động kinh trẻ em. Nhiều tác giả nghiên cứu động kinh trẻ em đã đưa ra số liệu khác nhau về tỷ lệ động kinh toàn thể cơn lớn. Theo Ninh Thị Ứng, động kinh toàn thể cơn lớn chiếm tỷ lệ 74% [1].[3]. Hoàng Cẩm Tú 57,27% [2], Cao Tiến Đức 48,5% [5]. Lưu Thanh Tuệ 80% [6]. Theo tổ chức Y tế thế giới (1991), động kinh toàn thể cơn co cứng co giật chiếm 50 – 80%
Ở trẻ em động kinh toàn thể cơn lớn thường diễn biến nhanh, đột ngột và nặng. Nếu không được theo dõi, quản lý và điều trị đỳng cú thẻ ảnh hưởng đến tính mạng hoặc để lại những di chứng về thần kinh, tâm thần. Đặc biệt là khả năng học tập, sinh hoạt, lao động và phát triển nhân cách sau này của trẻ bị ảnh hưởng.
Vì nhưng lý do trên chúng tôi muốn góp phần nghiên cứu về động kinh toàn thể cơn lớn ở trẻ em dưới 15 tuổi với mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng động kinh toàn thể cơn lớn ở trẻ em dưới 15 tuổi tại khoa Thần Kinh bệnh viện Bạch Mai
2. Mô tả một số đặc điểm điện não đồ, hỡnh ảnh chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ sọ não ở bệnh nhân dộng kinh cơn lớn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trong nước:
1. Ứng Ninh Thị Ứng (2002), Bệnh động kinh trẻ, nhà xuất bản y học. (29)
2. Tú Hoàng cẩm Tú(1996) bệnh động kinh trẻ em dưới 6 tuổi tại bệnh viện bảo vệ sức khỏe trẻ em , luận án phó tiến sỹ y dược, trường đại học y hà nội. (32.)
3. Ứng Ninh Thị Ứng (2003) Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị động kinh trẻ em trong 2 năm (2000 – 2001) (39)
4. Chương Nguyễn Văn Chương (2002), “Động kinh những thành tựu nghiên cứu mới”, Công trình nghiên cứu y học quân sự, số 2, tr. 32-37.
5. Chương Nguyễn. một số đặc điểm giải phẩu chức năng não ứng dụng vào nghiên cứu điện não đồ lâm sàng. Hà Nội, 1995.(6)
6. Đức Cao Tiến Đức ( 1994) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng ở 296 bệnh nhân động kinh, luận án phó tiến sĩ y dược, Học viện quân y(10)
7. Tuệ Lưu Thanh Tuệ (1985) Hình ảnh lâm sàng điện não đồ của động kinh trẻ em(33)(Dịch tể)
8. Dung Nguyễn Đăng Dung, “Vị trí bệnh động kinh trong tâm thần học”, Kỷ yếu cộng trình Bệnh viện tâm thần trung ương, Bệnh viện Tâm thần Trung Ương. (4)
9. Việt Nguyễn Việt, “Khỏi niệm phân loại về tiêu chuẩn chẩn đoán các trạng thái chậm phát triển tâm thần”, Nội san Tâm thần, tr 8 -15.(24)
10. Hường Nguyễn Thúy Hường (2001) nghiên cứu một số đặ điểm dịch tể động kinh và tình hình điều trị động kinh tại cộng đồng ở tỉnh Hà Tây 1990 – 1999. Luận án Tiến sỹ Y học. Học viện Quân Y. (1)
11. Cường Lê Quang Cường chủ biên (2005). Động kinh. Nhà xuất bản Y học.(3)
12. Đăng Nguyễn Văn Đăng (1991), Động kinh, Bách khoa thư bệnh học, tập I, nhà xuất bản Y học, tr. 23 – 28.(5)
13. Hinh Lê Đức Hinh (2002), động kinh, hội thảo về động kinh, Hà Nội, tr 98 – 114.(17)
14. Bích Vũ Quang Bích (1994), Chẩn đoán và điều trị các loại động kinh và co giật, Nhà xuất bản Y học.(4)
15. Dung Nguyễn Đăng Dung (1998), “Một số đặc điểm giải phẩu chức năng não ứng dụng vào nghiên cứu đặc điểm lâm sàng”, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
16. Hinh Lê Đức Hinh (2000), Động kinh, Bài giảng thần kinh dành cho học viên sau đại học, Nhà xuất bản Y học, tr131 – 169.
17. Hương Trần Thu Hương (1996), Nghiên cứu động kinh tụ phát ở trẻ em dưới 15 tuổi, Luận án phó tiến sĩ khoa học y dược, trường Đại học y Hà Nội, tr42 – 66.
18. P. Thomas và P.Genton (1996) do Nguyễn Vi Hương dịch, Bệnh động kinh, nhà xuất bản Y học.
19. Bền Đinh Văn Bền (2002), Điện não đồ ứng dụng trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
20. Lương Hồ Hữu Lương (2000), Động kinh – lâm sàng thần kinh, tập 4, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
21. Nguyên Vũ Đăng Nguyên (2001), “Phương pháp chẩn đoán điện nóo”, Các phương pháp chẩn đoán bổ trợ về thần kinh, Nhà xuất bản Y học, tr.135-171.
22. Mỹ Nguyễn Phương Mỹ (2003), “Biến đổi điện nóo đồ trong động kinh”, Nội san thần kinh học, số 2, tr. 16-22.
23. Kiệt Hoàng Đức Kiệt (2003), “Hình ảnh chụp cắt lớp vi tớnh và cộng hưởng từ trong tai biến mạch mỏu nóo”, Chương trình đào tạo sau đại học về động kinh và tai biến mạch máu não, tr. 355-359.
24. Tuyền Bùi Quang Tuyền (2003), “Phương pháp chẩn đoán hình ảnh bằng cộng hưởng từ”, Các phương pháp chẩn đoán bổ trợ về thần kinh, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 253-259.