Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh và phẫu thuật điều trị tổn thương da do xạ trị

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh và phẫu thuật điều trị tổn thương da do xạ trị

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh và phẫu thuật điều trị tổn thương da do xạ trị.Xạ trị làphương phápsử dụng bức xạ ion hóa để tiêu diệt các tế bào ung thư, đây là một trong nhữngbiện pháp chủ yếu trong điều trịcác khối u ác tính [1].Xạ trị có thể được sử dụng đơn thuần hoặc phối hợp với các biện pháp khác giúp tăng hiệu quả điều trị ung thư. Ngoài ra, xạ trị còn được chỉ định trong điều trị sẹo lồi hoặc những trường hợp u mạch máu nặng ảnh hưởng đến tính mạng hoặc chức năng quan trọng của cơ thể[2].

Xạ trị ngoài tác dụng lên khối u thì còn ảnh hưởng đến các mô lành xung quanh, trong đó có tổn thương da và tổ chức dưới da tại vị trí được chiếu xạ [3].Sau xạ trị, 85-90% bệnh nhâncó các biểu hiện viêm cấp tính tại chỗ như: mẩn đỏ, phù nề, đau, rát, bong da…Trong số đó,5 – 15%bệnh nhân bệnhtiến triển âm thầm thành các tổn thương mạn tính[4].Các tổn thương da mạn tính do xạ trị, biểu hiện từ mức độ nhẹ là các vùng teo da, cho đến mức độ nặng là các ổ loét da, với tình trạng nhiễm khuẩn tại chỗ. Loét do xạ trị thường không thể tự lành, do tình trạng thiếu máu cục bộ, khả năng tái tạo mô hạt của tổ chức kém [5]. Tổn thương không chỉ ở lớp da, tổ chức dưới da mà còn phát triển sâu xuống các cơ quan bên dưới, nhiều trường hợp ổ loétsâu tới mạch máu, màng ngoài tim, màng phổi thành, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của bệnh nhân và nhiều khó khăn trong điều trị. 
Trên thế giới, phẫu thuật điều trị các vết loét do xạ trị đã có những kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn có nhiều quan điểm chưa thống nhất trong điều trị dạng tổn thương này. Đa số các tác giả cho rằng, phẫu thuật điều trị các tổn thương do xạ trị cần loại bỏ triệt để toàn bộ vùng thâm nhiễm, sau đó phải tiến hành che phủ ngay bằng vạt da có cuống mạch nuôi hằng định [5]. Tuy nhiên, một số tác giả lại cho rằng, phẫu thuật cắt bỏ tổn thương là quan trọng nhất, còn các biện pháp che phủ thì không có sự khác biệt [6]. Cho đến nay, vẫn chưa có hướng dẫn chính thức nào được khuyến nghị áp dụng rộng rãi cho điều trị loại tổn thương này.
Tại Việt Nam, đã có một số báo cáo về kết quả phẫu thuật điều trị tổn thương da mạn tính do xạ trị, tuy nhiên đa phần là nghiên cứu hồi cứu. Chưa có những nghiên cứu đầy đủ về đặc điểm lâm sàng, vi sinh vật, mô bệnh học, hóa mô miễn dịch, cũng như việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật tạo hình phù hợp đối với tổn thương này.
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh và phẫu thuật điều trị tổn thương da do xạ trị” nhằm 2 mục tiêu:
      1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học, hóa mô miễn dịch tổn thương da mạn tính do xạ trị.
2.    Đánh giá kết quả phẫu thuật chuyển vạt điều trị loét mạn tính do xạ trị.

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình
Danh mục ảnh
Danh mục biểu đồ, sơ đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN    3
1.1. Tổng quan về xạ trị    3
1.1.1. Khái niệm xạ trị    3
1.1.2. Cơ chế tác dụng của bức xạ ion hóa    3
1.1.3. Chỉ định của xạ trị    4
1.1.4. Ảnh hưởng toàn thân và tại chỗ sau xạ trị    5
1.2. Tổng quan về tổn thương da do xạ trị    6
1.2.1. Mô họcda bình thường    6
1.2.2. Cơ chế tổn thương da do xạ trị    8
1.2.3. Chẩn đoán tổn thương da do xạ trị    8
1.2.4. Đặc điểm giải phẫu bệnh, hoá mô miễn dịch tổn thương da mạn tính sau xạ trị    12
1.2.5. Phân chia giai đoạn và mức độ tổn thương    16
1.2.6. Các tổn thương khác do xạ trị    20
1.3. Phẫu thuật điều trị loét mạn tính do xạ trị    22
1.3.1. Ảnh hưởng của xạ trị lên quá trình liền vết thương    22
1.3.2. Tổng quan phẫu thuật điều trị loét mạn tính do xạ trị trên thế giới và tại Việt Nam.    24
1.3.3. Xử trí tổn thương mạn tính sau xạ trị    28
1.3.4. Các phương pháp tạo hình che phủ tổn khuyết sau cắt bỏ tổn thương    29
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    33
2.1. Đối tượng nghiên cứu    33
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn    33
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ    33
2.2. Phương pháp nghiên cứu:    33
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng    33
2.2.2. Nghiên cứu đặc điểm vi sinh vật, mô bệnh học, hóa mô miễn dịch    37
2.2.3. Đánh giá kết quả phẫu thuật chuyển vạt điều trị loét mạn tính do xạ trị    44
2.2.4. Xử lý số liệu    56
2.3. Đạo đức nghiên cứu    57
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    59
3.1. Đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh tổn thương da mạn tính do xạ trị    59
3.1.1. Tuổi và giới    59
3.1.2. Nguyên nhân xạ trị và vị trí tổn thương    60
3.1.3. Mức độ tổn thương và những yếu tố liên quan    61
3.1.4. Các đặc điểm của ổ loét do xạ trị    63
3.1.5. Mô bệnh học    68
3.1.6. Hoá mô miễn dịch đánh giá tổn thương mạch máu do xạ trị    72
3.2. Kết quả phẫu thuật chuyển vạt điều trị loét mạn tính do xạ trị    76
3.2.1. Diện tích tổn khuyết    76
3.2.2. Lựa chọn vạt theo vị trí tổn thương và xử trí nơi cho vạt    78
3.2.3. Tình trạng vạt da, liền vết thương    79
3.2.4. Tai biến, biến chứng    80
3.2.5. Số lần phẫu thuật, thời gian nằm viện, thời gian lưu dẫn lưu    82
3.2.6. Kết quả sau mổ 3 tháng, 6 tháng và 24 tháng    83
Chương 4: BÀN LUẬN    85
4.1. Đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh tổn thương da mạn tính do xạ trị    85
4.1.1. Sự phân bố theo tuổi và giới của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    85
4.1.2. Nguyên nhân xạ trị và vị trí tổn thương    86
4.1.3.Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tổn thương    87
4.1.4. Diện tích tổn thương    89
4.1.5. Đặc điểm mô bệnh học tại ổ loét    90
4.1.6. Đặc điểm mô bệnh học vùng thâm nhiễm    90
4.1.7. Đặc điểm mô bệnh học tại vùng rìa    93
4.1.8. Tình trạng tổn thương mạch máu dưới da do xạ trị    93
4.1.9. Một số đặc điểm của ổ loét mạn tính do xạ trị    96
4.2. Đánh giá kết quả phẫu thuật chuyển vạt điều trị loét mạn tính do xạ trị    104
4.2.1. Phẫu thuật xử trí tổn thương do xạ trị như thế nào?    104
4.2.2. Nên sử dụng loại vạt nào để điều trị loét do xạ trị?    107
4.2.3. Tình trạng nơi cho vạt    114
4.2.4. Tình trạng vạt    115
4.2.5. Quá trình liền vết thương    118
4.2.6. Tai biến trong mổ, biến chứng tại chỗ sau phẫu thuật    119
4.2.7. Tổng số lần phẫu thuật, thời gian dẫn lưu    124
4.2.8. Kết quả sau mổ 3 tháng và 6 tháng    125
KẾT LUẬN    127
KIẾN NGHỊ    129
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN    130
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG

Bảng    Tên bảng    Trang

1.1.    Đánh giá mức độ tổn thương da mạn tính do xạ trị theo RTOG và CTCAE     20
3.1.     Phân bố BN theo tuổi    59
3.2.     Các bệnh lý có chỉ định xạ trị    60
3.3.     Vị trí tổn thương    61
3.4.     Mức độ tổn thương theo phân loại của Saunder 2003     61
3.5.     Liên quan giữa chỉ định xạ trị và mức độ tổn thương    62
3.6.     Liên quan giữa vị trí xạ trị với mức độ tổn thương    62
3.7.     Liên quan máy xạ trị và mức độ tổn thương    63
3.8.     Thời gian xuất hiện tổn thương loét sau khi xạ trị     63
3.9.     Mối liên quan giữa độ tổn thương với thời gian xuất hiện loét    64
3.10.     Liên quan giữa diện tích tổn thương và thời gian xuất hiện loét    64
3.11.     Thời gian từ khi xuất hiện loét đến khi vào viện     65
3.12.    Độ sâu của ổ loét     65
3.13.     Liên quan giữa độ sâu của ổ loét và thời gian từ khi loét đến  khi vào viện    66
3.14.     Diện tích ổ loét và diện tích vùng tổn thương     66
3.15.     Mối liên quan giữa diện tích ổ loét với thời gian từ khi loét đến khi được phẫu thuật    67
3.16.     Chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn ổ loét trước mổ    67
3.17.     Kết quả sinh thiết ổ loét trước phẫu thuật     68
3.18.     Một số thay đổi cấu trúc mô bệnh học tại trung tâm ổ loét     69
3.19.     Một số thay đổi cấu trúc mô bệnh học tại vùng thâm nhiễm và vùng rìa     70
3.20.     Tổn thương mạch máu vùng thâm nhiễm và vùng rìa     71
3.21.     Tỷ lệ diện tích mạch máu dương tính với CD31 trên một đơn vị thể tích     72

Bảng    Tên bảng    Trang

3.22.     Tỷ lệ độ dài mạch máudương tính với CD31 trên một đơn vị thể tích     73
3.23.    Tỷ lệ diện tích mạch máudương tính với CD34 trên một đơn vị thể tích     74
3.24.     Tỷ lệ độ dài mạch máu dương tính với CD34 trên một đơn vị thể tích     75
3.25.     Diện tích tổn khuyết sau xử trí tổn thương     76
3.26.     So sánh diện tích ổ loét và diện tích tổn khuyết    77
3.27.     So sánh diện tích tổn khuyết và diện tích tổn thương    77
3.28.     Lựa chọn vạt theo vị trí tổn thương    78
3.29.     Phương pháp xử trí nơi cho vạt     78
3.30.     Liên quan giữa diện tích vạt và phương pháp xử trí nơi cho vạt     79
3.31.     Tình trạng vạt    79
3.32.     Tình trạng liền vết thương sau ghép    80
3.33.     Biến chứng tại vạt    81
3.34.     Số lần phẫu thuật    82
3.35.     Thời gian nằm viện, thời gian giữ dẫn lưu    82
3.36.     Tính chất sẹo    83
3.37.     Khả năng di động của vạt và da ghép    83

 

Leave a Comment