NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHÍT HẸP ỐNG TAI NGOÀI

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHÍT HẸP ỐNG TAI NGOÀI

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHÍT HẸP ỐNG TAI NGOÀI.Chít hẹp ống tai ngoài (OTN) đặc trưng bởi tình trạng ống tai ngoài bị chít hẹp một phần hay toàn bộ thậm chí không có lỗ ống tai ngoài, tùy vào mức độ tổn thương của bệnh như vị trí chít hẹp, mức độ chít hẹp mà dẫn đến mức độ nghiêm trọng khác nhau. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chức năng nghe gây ra nhiều khó khăn trong quá trình giao tiếp, học tập và làm việc.

Chít hẹp OTN gây bởi nhiều nguyên nhân được xếp thành các nhóm: chít hẹp OTN bẩm sinh (dị dạng OTN) và chít hẹp OTN mắc phải. Chít hẹp OTN có thể đơn thuần hoặc cả sụn, xương ống tai, chỉ ở cửa tai hay dọc cả ống tai. Chít hẹp ống tai ngoài bẩm sinh thường kèm với dị dạng vành tai, đôi khi có thể kèm dị dạng tai giữa và hiếm gặp hơn ở tai trong. Các loại dị dạng ở tai thường gặp cùng dị dạng OTN là dị dạng vành tai, dị dạng chuỗi xương con, sự bất thường đường đi dây VII, hở dây VII tự nhiên… Chít hẹp OTN mắc phải có thể xảy ra sau viêm, sau chấn thương, sau phẫu thuật hoặc do khối u [1].
Chít hẹp ống tai ngoài dù do nguyên nhân bẩm sinh hay mắc phải đều thuộc bệnh ít gặp. Theo De La Cruz A. (2003) tỷ lệ chít hẹp OTN bẩm sinh là 1/ 1000-20000 ca [2]. Theo Cao Minh Thành (2009) tỷ lệ bệnh lý dị dạng tai bẩm sinh là 1,7% trong các bệnh tai [3]. Theo Becker B. C. (1998) tỷ lệ mắc bệnh chít hẹp OTN mắc phải là 0,6/100000 ca [4].
Những năm gần đây, các thế hệ máy chụp cắt lớp vi tính đa dãy cho phép đánh giá chính xác mức độ tổn thương tai cùng với sự phát triển của ngành phẫu thuật thẩm mỹ và phẫu thuật tạo hình, vấn đề điều trị phục hồi chức năng nghe và thẩm mỹ cho những tai bị chít hẹp cũng tạo ra một bước phát triển đáng kể. Tuy vậy, ở Việt Nam vấn đề này còn khá mới mẻ. Mặt khác, việc phẫu thuật điều trị rất phức tạp, phẫu thuật nhiều lần, có thể gây ra các biến chứng. Vì vậy điều trị chít hẹp ống tai ngoài vẫn là thách thức lớn cho ngành Tai Mũi Họng.
Kết quả và tiên lượng thành công của phẫu thuật chỉnh hình ống tai ngoài phụ thuộc vào mức độ tổn thương và nguyên nhân của bệnh vốn rất đa dạng. Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu vào các nguyên nhân của chít hẹp ống tai ngoài và hiệu quả điều trị. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:
• Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính của chít hẹp ống tai ngoài.
• Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị chít hẹp ống tai ngoài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHÍT HẸP ỐNG TAI NGOÀI

1. De Souza C. (2012). Alat of Otologic Surgery and Magic Otology, vol 1, p.387.
2. De La Cruz A., Teufert K. B. (2003). Congenital aural atresia surgery: long-term results. Otolaryngol Head Neck Surg, 129(1),
pp. 121-127.
3. Cao Minh Thành (2009). Một số đặc điểm về bệnh lý tai trong 5 năm tại khoa Tai Bệnh Viện Tai Mũi Họng trung ương. Tạp chí Tai Mũi Họng, (4), tr.83-88.
4. Becker B. C., Tos M. (1998). Postinflammatory acquired atresia of the external auditory canal: treatment and results of surgery over 27 years. Laryngoscope, 108(6), pp. 903-907.
5. Jahrsdoerfer R. A., Hall J. W. (1986). Congenital malformations of the ear. Am J Otol, 7(4), pp. 267-269.
6. Jahrsdoerfer R. A., Yeakley J. W., Cole R. R. (1992). Grading system for the selection of patients with congenital aural atresia. Am J Otol,13(1), pp. 6-12.
7. McDonald T. J., Facer J. W., Clark J. L. (1986). Surgical treatment of stenosis of the external auditory canal. Laryngoscope, 96(8),pp. 830-833.
8. Bajin M. D., Yilmaz T. (2015). Management of acquired atresia of the external auditory canal. J Int Adv Otol,11(2), pp.147-50.
9. Nguyễn Tấn Phong (2014). Tạo hình ống tai đường qua xương chũm trên bệnh nhân tịt ống tai ngoài bẩm sinh. Tạp chí Y Học Việt Nam,(416), tr.67-70.
10. Lương Hồng Châu (2010). Nghiên cứu kết quả chỉnh hình ống tai ngoài kiểu chữ thập trong phẫu thuật tiệt căn xương chũm. Y học Việt Nam,(405) ,tr.9-13.
11. Chuang Inthava (2010). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của dị dạng ống tai ngoài bẩm sinh, Luận văn thạc sỹ y học, trường đại học Y Hà Nội.
12. Cao Minh Thành (2012). Nghiên cứu đặc điểm dị dạng OTN và tai giữa bẩm sinh trên phim CLVT xương thái dương. Y học Việt Nam, (389), 30-34.
13. Trần Văn Quang (2014). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cắt lớp vi tính và chức năng nghe của chít hẹp ống tai ngoài mắc phải, Luận văn thạc sỹ y học, trường đại học Y Hà Nội.
14. Luquetti D. V. (2012). Microtia: epidemiology and genetics. Am J Med Genet A,158A(1), pp. 124-139.
15. Lalwani A. K., Wareing M. J. (2006), “Development of the ear”, Head and Neck Surgery – Otolaryngology, 4th Edition, pp. 1870-1872.
16. George S. G. (2009). “Embryology of the Face”, Head and Neck, Facial Plastic and Reconstructive Surgery, second edition, Chapter 62, pp. 791-792.
17. Peuker E. T., Filler T. J. (2002). The nerve supply of the human auricle. Clin Anat, 15(1), pp. 35-37.
18. Nguyễn Thị Hoàn (2006). “Điếc và nghe kém ở trẻ em”. Nhà xuất bản y học Hà Nội, tr.7-45.
19. Isaacson G. (2014). Endoscopic anatomy of the pediatric middle ear. Otolaryngology Head and Neck Surgery,150(1), pp.6-15.
20. Nhan Trừng Sơn (2011). Giải phẫu ứng dụng và sinh lý tai, Tai Mũi Họng. Nhà xuất bản y học,1, tr. 231.
21. Nguyễn Quang Quyền (1995). Bài giảng giải phẫu học, Nhà xuất bản y học Hà Nội,1, tr.429.
22. Tos M. (1997). Manual of middle ear surgery, skull base surgery, vol 3, pp. 1-206.
23. Lambert P. R. (2006). Congenital Aural Atresia. Head and Neck Surgery – Otolaryngology, 2nded, pp. 1997-2010.
24. Schuknecht H. F. (1993). Surgery of the ear and temporal bone, 3th edition, pp. 263-78.
25. Yellon R. F., Denoyelle F. (2015). Evaluation and Management of congenital aural atresia, Otolaryngology Head and Neck Surgery, sixth edition, 194, pp. 3006-3018.
26. Lê Văn Khảng (2006). “Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính của viêm tai giữa mạn có cholesteatoma”, Luận văn thạc sỹ y học, trường đại học Y Hà Nội.
27. Võ Tấn (1991). Tai Mũi Họng Thực Hành tập 2, Nhà xuất bản Y Học Thành phố Hồ Chí Minh.
28. Esquivel C., Battista R. A. (2004). “Canaloplasty for canal stenosis”, Middle ear and Mastoid surgery, 23, pp:188-197.
29. Tores A. I., Backous D. D. (2009). Clinical assessment and surgical treatment of conductive hearing loss. Cummings Otolaryngology Head and Neck Surgery, fifth edition,Vol 1, pp. 2017-2027.
30. Nguyễn Thị Xuyên (2012). Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Tai Mũi Họng, Nhà xuất bản Y Học Hà Nội, tr.53-55.
31. Trigg D. J., Applebaum E. L. (1998). Indications for the surgical repair of unilateral aural atresia in children. Am J Otol,19(5),pp.679-684.
32. Ngô Ngọc Liễn(2001). Thính học ứng dụng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.32-215.
33. Clark J. G. (1981). “Uses and abuses of hearing loss classification”. ASHA, vol 23(7), pp.493-500.
34. Luong A., Roland P. S. (2005). Acquired external auditory canal stenosis: assessment and management. Curr Opin Otolaryngol Head Neck Sur, 13(5), pp. 273-276.

35. Friedrich S. B., Wulke C. (2007). Classification and diagnosis of ear abnormalities. Laryngorhinootologie, 86, pp. 77-95.
36. Cremers W. R., Smeets J. H. (1993). Acquired atresia of the external auditory canal. Surgical treatment and results. Arch Otolaryngol Head Neck Surg, 119(2), pp. 162-164.
37. Ushio M., Takeuchi N., Kaga K. (2006). Evaluation of recovery from transient facial palsy following canalplasty and tympanoplasty for the treatment of congenital aural atresia. Ann Otol Rhinol Laryngol,115(10), pp. 749-753.
38. Kos M. I., Castrillon R. (2004). Anatomic and functional long-term results of canal wall-down mastoidectomy. The Annals of Otology Rhinology and Laryngology,113, p.872.
39. Nguyễn Hoàng Huy, Nguyễn Tấn Phong (2014). Nghiên cứu phẫu thuật khoét chũm tiệt căn cải biên chỉnh hình tai giữa điều trị viêm tai xương chũm mạn tính. Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam, volume (59-22), tr.27-31.
40. Soliman T. (1980). A simplified technique for the management of acquired stenosis of the external auditory canal. J Laryngol Otol. 94(5), pp. 549-52.
41. Tos M., Balle V. (1986). Postinflammatory acquired atresia of the external auditory canal: late results of surgery. Am J Otol, 7(5), pp. 365-370.
42. Si Y., Liu Y., Huang Q. H. (2016). Scalp surface skin grafts in reconstruction of external auditory meatus in congenital aural atresia. C J of Otorhinolaryngology Head and Neck Surgery, 51(2), pp. 117-120.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 3
1.1.1. Thế giới 3
1.1.2. Tại Việt Nam 3
1.2. PHÔI THAI HỌC 4
1.2.1. Vành tai 4
1.2.2. Ống tai ngoài 5
1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU 7
1.3.1. Vành tai 7
1.3.2. Ống tai ngoài 8
1.4. CHỨC NĂNG SINH LÝ CỦA TAI NGOÀI 9
1.4.1. Vành tai 9
1.4.2. Ống tai ngoài 10
1.5. NGUYÊN NHÂN CHÍT HẸP OTN 10
1.5.1. Chít hẹp OTN mắc phải 10
1.5.2. Chít hẹp OTN bẩm sinh 12
1.6. PHÂN LOẠI CHÍT HẸP OTN 12
1.7. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA CHÍT HẸP OTN 15
1.7.1. Triệu chứng lâm sàng 15
1.7.2. Triệu chứng cận lâm sàng 16
1.8. ĐIỀU TRỊ CHÍT HẸP OTN 20
1.8.1. Chít hẹp OTN do nguyên nhân mắc phải 20
1.8.2. Chít hẹp OTN bẩm sinh 24
1.9. CHĂM SÓC SAU PHẪU THUẬT 26
1.10.BIẾN CHỨNG 26
1.10.1. Biến chứng sớm 26
1.10.2. Biến chứng muộn 27
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 28
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 28
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 28
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 29
2.2.2. Các thông số nghiên cứu 29
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu 34
2.2.4. Vật liệu nghiên cứu 36
2.2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu 36
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu 37
2.2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 38
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 38
3.1.1. Phân bố giới tính 38
3.1.2. Phân bố nhóm tuổi 38
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH CỦA CHÍT HẸP OTN 39
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng 39
3.2.2. Thính lực đồ 42
3.2.3. Đặc điểm cắt lớp vi tính 42
3.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ CHÍT HẸP OTN 45
3.3.1. Phương pháp phẫu thuật 45
3.3.2. Thời gian điều trị 45
3.3.3. Biến chứng 46
3.3.4. Đánh giá kết quả phẫu thuật 47
3.3.5. Đánh giá kết quả xa 47
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 51
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH CỦA CHÍT HẸP OTN 51
4.1.1. Đặc điểm chung 51
4.1.2. Tần số xuất hiện tai chít hẹp 52
4.1.3. Nguyên nhân gây chít hẹp OTN 52
4.1.4. Triệu chứng cơ năng 53
4.1.5. Triệu chứng thực thể 55
4.1.6. Thính lực đồ 56
4.1.7. Hình ảnh CLVT xương thái dương 56
4.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ CHÍT HẸP OTN 58
4.2.1. Phương pháp phẫu thuật 58
4.2.2. Thời gian điều trị 59
4.2.3. Biến chứng gần 59
4.2.4. Biến chứng xa 60
4.2.5. Đánh giá kết quả gần 60
4.2.6. Đánh giá kết quả xa 61
KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Phân bố nhóm tuổi 38
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nguyên nhân 39
Bảng 3.3. Các nguyên nhân gây chít hẹp OTN mắc phải 40
Bảng 3.4. Mức độ chít hẹp qua hình ảnh nội soi tai 41
Bảng 3.5. Loại nghe kém bên tai chít hẹp 42
Bảng 3.6. Tổn thương phối hợp trên hình ảnh CLVT 43
Bảng 3.7. Phương pháp phẫu thuật được sử dụng 45
Bảng 3.8. Thời gian điều trị 45
Bảng 3.9. Biến chứng gần sau phẫu thuật 46
Bảng 3.10. Biến chứng xa sau phẫu thuật. 46
Bảng 3.11. Đánh giá kết quả gần sau phẫu thuật 47
Bảng 3.12. Chức năng vệ sinh tai sau phẫu thuật ở cả 2 nhóm nguyên nhân 47
Bảng 3.13. Chỉ số PTA,ABG trước và sau phẫu thuật ở cả 2 nhóm nguyên nhân 48
Bảng 3.14. Chỉ số PTA, ABG trước và sau phẫu thuật của nhóm nguyên nhân mắc phải 48
Bảng 3.15. Chỉ số PTA, ABG trước và sau phẫu thuật của nhóm nguyên nhân bẩm sinh 49
Bảng 3.16. Chỉ số PTA, ABG trước và sau phẫu thuật của nhóm được phẫu thuật chỉnh hình OTN 49
Bảng 3.17. Đánh giá kết quả xa sau phẫu thuật 49

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới 38
Biểu đồ 3.2. Tần số xuất hiện tai chít hẹp 39
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ tần số xuất hiện các triệu chứng 40
Biểu đồ 3.4. Phân bố vị trí chít hẹp OTN. 42

 

 

 

 

Leave a Comment