Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học chảy máu dưới nhện ở người cao tuổi
Chảy máu dưới nhện (CMDN) hay chảy máu màng não là một thể của tai biến mạch não máu chảy vào khoang dưới nhện và hoà lẫn với dịch não- tuỷ-bao gồm chảy máu dưới nhện tiên phát và thứ phát. CMDN tiên phát là máu chảy trực tiếp vào khoang dưới nhện còn CMDN thứ phát là máu từ trong nhu mô não tràn vào khoang dưới nhện. Khoảng 85% CMDN nguyên nhân do dị dạng mạch não [39], [69], [72], [75], [76].
Tai biến mạch não nói chung và CMDN nói riêng là vấn đề sức khỏe toàn cầu. Hàng năm ở Anh có khoảng 5.000 người bị CMDN do vỡ phình mạch [43], ở Bắc Mỹ là 30.000 trong đó tỷ lệ tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề là 40%-60% [46]. Theo một số nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ CMDN chiếm khoảng 5% tổng số trường hợp tai biến mạch não [66], [75], [42]. Nghiên cứu của The Across Group ở Ôxtrâylia và Niu Dilân từ 1995 đến 1998 ở 2,8 triệu dân cho kết quả như sau: tỷ lệ mới mắc là 8,1/100.000 dân/năm, tỷ lệ tử vong trong 28 ngày đầu là 39%, trong đó 76% có phình mạch não, 59% được điều trị phẫu thuật trong vòng 48 giờ đầu [26]. Một nghiên cứu khác của Rooij N K và cộng sự năm 2007 thấy tỷ lệ mới mắc xấp xỉ 9/100.000 dân/năm, tỷ lệ này còn cao hơn nữa ở Nhật Bản (22,7/100.000 dân) và Phần Lan (19,7/100.000 dân) [66]. Nghiên cứu của Pobereskin năm 2001 ở Devon và Cornwall (thuộc Vương quốc Anh) với dân số 1.504.847 người cho kết quả: có 800 bệnh nhân CMDN, tỷ lệ mới mắc hàng năm là 9,71/100.000 dân, 21% tử vong trong 24 giờ đầu, 37% tử vong trong tuần đầu, 44% tử vong trong tháng đầu, 3/4 tử vong xảy ra trong ba tháng đầu của bệnh. Tỷ lệ CMDN ở người trên 60 tuổi cao hơn gấp 2,95 lần so với người dưới 60 tuổi [63].
CMDN có tỷ lệ tử vong cao, những người sống sót thường mang di chứng nặng nề, không những ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt lao động của bản thân người bệnh mà còn là gánh nặng về kinh tế, tinh thần cho gia đình và xã hội trong việc điều trị, chăm sóc và phục hồi chức năng cho người bệnh.
Ngày nay với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội, sự tiến bộ vượt bậc của y học, nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao nên tuổi thọ trung bình trong dân số tăng lên, số người già bị CMDN càng nhiều.Vấn đề điều trị, chăm sóc nhằm hạn chế tỷ lệ tử vong và để lại di chứng ở người cao tuổi gặp rất nhiều khó khăn vì tuổi càng cao thì các yếu tố nguy cơ càng nhiều và tiên lượng càng nặng.
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về chẩn đoán và điều trị CMDN như của Nguyễn Văn Đăng, Lê Văn Thính, Phạm Thị Hiền, Đàm Duy Thiên đánh giá một số yếu tố tiên lượng của bệnh nhân CMDN trong đó tuổi cao cũng là một yếu tố tiên lượng nặng [16].
Tuy nhiên chưa có nghiên cứu chính thức nào đề cập đến vấn đề CMDN ở người cao tuổi.
Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này nhằm hai mục tiêu:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học thần kinh chảy máu dưới nhện ở người cao tuổi.
2. Nhận xét một số nguyên nhân của chảy máu dưới nhện ở người cao tuổi.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Vài nét đại cương về người cao tuổi 3
1.1.1. Định nghĩa người cao tuổi 3
1.1.2. Dịch tễ 3
1.1.3. Đặc điểm sinh lý ở người cao tuổi 3
1.1.4. Đặc điểm bệnh lý ở người cao tuổi 4
1.2. Đặc điểm dịch tễ học chảy máu dưới nhện 5
1.3. Tình hình nghiên cứu CMDN ở Việt Nam và trên thế giới 6
1.3.1. Thế giới 6
1.3.2. Việt Nam 7
1.4. Đặc điểm giải phẫu màng não, khoang dưới nhện và mạch máu não. …9
1.4.1. Đặc điểm giải phẫu màng não, khoang dưới nhện 9
1.4.2. Hệ thống động mạch não 12
1.4.3. Hệ tĩnh mạch não 15
1.5. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của CMDN 16
1.5.1. Các nguyên nhân gây CMDN 16
1.5.2. Cơ chế bệnh sinh của CMDN 17
1.6. Lâm sàng CMDN 18
1.6.1. Tính chất khởi phát bệnh 18
1.6.2. Triệu chứng lâm sàng 18
1.6.3. Các biến chứng của CMDN 20
1.7. Xét nghiệm cận lâm sàng 22
1.7.1. Xét nghiệm dịch não-tuỷ 22
1.7.2. Chụp cắt lớp vi tính (CLVT) sọ-não 23
1.7.3. Chụp cộng hưởng từ 24
1.7.4. Chụp mạch máu não số hóa xóa nền 24
1.7.5. CCLVT nhiều dãy đầu dò 25
1.7.6. Siêu âm Doppler xuyên sọ 25
1.7.7. Các xét nghiệm cận lâm sàng khác trong CMDN 26
1.8. Chẩn đoán 26
1.8.1. Chẩn đoán xác định 26
1.8.2. Chẩn đoán phân biệt 26
1.9. Điều trị 27
1.9.1. Điều trị ngoại khoa 27
1.9.2. Điều trị nội khoa 29
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. Đối tượng nghiên cứu 32
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 32
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu 32
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 32
2.2.2. Các biến nghiên cứu 33
2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu 37
Chương 3. KẾT QUA nGHiÊN cứu 38
3.1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học CMDN ở người cao tuổi 38
3.1.1 Một số đặc điểm chung của nhóm nhiên cứu 38
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng 40
3.1.3. Đặc điểm hình ảnh học 45
3.1.4. Điều trị 49
3.1.5. Tiến triển của CMDN 50
3.2. Nhận xét một số nguyên nhân CMDN ở người cao tuổi 50
3.2.1. Nhận xét đặc điểm của CMDN ở người cao tuổi do nguyên
nhân phình mạch não 51
3.2.2. Nhận xét đặc điểm của CMDN ở người cao tuổi do nguyên
nhân dị dạng thông động-tĩnh mạch não 52
3.2.3. Nhận xét đặc điểm của CMDN ở người cao tuổi do nguyên
nhân chấn thương 53
Chương 4. BÀN LUẬN 54
4.1. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học CMDN ở người cao tuổi 54
4.1.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 54
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng 57
4.1.3. Đặc điểm hình ảnh học của CMDN 69
4.2. Nhận xét một số nguyên nhân gây CMDN 75
KẾT LUẬN 78
TÀILIỆU THAM KHẢO
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích