Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học của nhổi máu não do xơ vữa mạch thuộc hệ thống động mạch cảnh trong
Tai biến mạch máu não (TBMMN) đã, đang và sẽ là một vấn đề thời sự của y học hiên đại vì mức độ thường gặp và hậu quả nặng nề để lại cho bênh nhân, gia đình và xã hội (TCYTTG – 1990).
Hiên nay, TBMMN đứng hàng đầu về tỷ lê mắc bênh và tỷ lê gây tàn phế, nguyên nhân thứ hai dẫn tới sa sút trí tuệ sau bênh Alzheimer, nguyên nhân thứ ba gây tử vong sau bênh tim mạch và ung thư. Theo báo cáo của BONITA, tỷ lê tử vong do tai biến mạch máu não chiếm từ 10 đến 12% tổng số tử vong nói chung ở các nước công nghiêp hóa.
TBMMN gồm nhồi máu não, chảy máu não và chảy máu màng não. Trong đó, nhồi máu não gặp với tỷ lê xấp xỉ 80%.
Theo phân loại TOAST (Trial of ORG 10172 in Acute Stroke Treatment) năm 1993, nhồi máu não được chia thành năm nhóm: nhồi máu não do tổn thương xơ vữa mạch máu lớn của não, nhồi máu não do bênh tim gây huyết khối, nhồi máu não do tổn thương động mạch nhỏ (nhồi máu ổ khuyết), nhồi máu não do nguyên nhân hiếm gặp và nhồi máu não do nguyên nhân chưa xác định. Trong đó, nhồi máu não do xơ vữa mạch là nguyên nhân thường gặp nhất.
Ngày nay, viêc áp dụng ngày rộng rãi những phương pháp thăm dò mạch máu không can thiêp như siêu âm Doppler mạch máu trong và ngoài sọ, chụp CLVT mạch máu đa dẫy, chụp cộng hưởng từ mạch với độ nhạy, độ an toàn cao, cho phép chẩn đoán khá chính xác những tổn thương mạch máu não.
Hơn nữa, viêc chẩn đoán sớm và có chiến lược điều trị đúng đắn đóng vai trò quan trọng trong dự phòng tái phát nhồi máu não do xơ vữa mạch.
Tuy nhiên, ở nước ta hiên nay, những công trình nghiên cứu về bênh lý nhồi máu não do xơ vữa mạch còn hạn chế, chủ yếu được đề cập tới trong những nghiên cứu về TBMMN hay nhồi máu não nói chung. Do vậy chúng tôi thực hiên đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học của nhổi máu não do xơ vữa mạch thuộc hê thống đông mạch cảnh trong” với mục tiêu sau: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của nhổi máu não do xơ vữa mạch thuộc hê thống động mạch cảnh trong. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 1 Đối tượng nghiên cứu
1.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu gồm các bênh nhân được chẩn đoán xác định là nhồi máu não trong giai đoạn cấp (dưới một tháng), điều trị tại Khoa Thần kinh Bênh viên Bạch Mai trong thời gian từ tháng 10 năm 2007 đến tháng 10 năm 2008.
1.2. Tiêu chuẩn chọn bênh nhân
Bênh nhân được lựa chọn vào nghiên cứu khi có đầy đủ các tiêu chuẩn sau đây
– Tiêu chuẩn lâm sàng:
+ Dựa vào định nghĩa về tai biến mạch máu não của Tổ chức Y tế Thế giới năm 1989: “Tai biến mạch máu não là sự xuất hiên nhanh chóng trên lâm sàng các dấu hiêu rối loạn khu trú chức năng não kéo dài trên 24 giờ và thường do nguyên nhân mạch máu’’.
+ Dựa vào tiêu chuẩn phân loại nhồi máu não do xơ vữa mạch TOAST 1993 [32]:
+ Biểu hiên thiếu sót thần kinh của vỏ não, dưới vỏ thuộc khu vực cấp máu của hê thông động mạch cảnh (liệt vận động và thần kinh sọ não, khuyết thị trường, thất ngôn…)
+ Tiền sử thường có triệu chứng thiếu sót cục bộ não thoảng qua tái phát thuộc cùng khu vực chi phối của hệ thông mạch cảnh.
+ Khám lâm sàng có tiếng thổi hoặc mất đập động mạch cảnh.
– Tiêu chuẩn cận lâm sàng:
+ Cắt lớp vi tính não và/hoặc cộng hưởng từ não có hình ảnh tổn thương dạng nhồi máu ở vỏ não, dưới vỏ có đường kính lớn hơn 1,5cm, thuộc khu vực cấp máu của động mạch cảnh bị hẹp tắc do mảng xơ vữa.
+ Siêu âm Duplex mạch, hình ảnh học động mạch não (chụp CHT mạch não và/hoặc chụp CLVT mạch máu đa dẫy và/hoặc chụp mạch mã số xóa nền) có hẹp đáng kể (trên 50%) động mạch cảnh đoạn trong sọ hoặc ngoài sọ.
1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
– Không thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa chọn trên.
– Có bệnh tim gây huyết khối, xác định qua thăm khám lâm sàng tim mạch, ghi điện tim và siêu âm tim qua thành ngực.
– Có các nguyên nhân khác gây nhồi máu não.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi áp dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu.
2.2. Các dữ liệu cần thu thập
2.2.1. Một số đặc điểm chung: Tuổi, giới, nghề nghiệp. Thời gian xảy ra tai biến mạch máu não đến khi nhập viện. Tiền sử bệnh tật: tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, nghiện rượu, hút thuốc lá, cơn thiếu máu não thoảng qua, TBMMN cũ…
2.2.2. Các biểu hiện lâm sàng
– Các thiếu sót thần kinh: rối loạn ý thức, rối loạn vận động, hội chứng các dây
thần kinh sọ, rối loạn cảm giác, rối loạn thị trường, rối loạn ngôn ngữ
– Bắt mạch cảnh, tìm tiếng thổi động mạch cảnh.
– Ý thức: đánh giá theo thang điểm Glasgow (phụ lục 2)
– Đánh giá mức độ liệt: theo thang điểm Rankin (phụ lục 2).
– Theo dõi quá trình điều trị: theo thang điểm diễn biến Glasgow
– Xác định một số yếu tố nguy cơ mạch
2.2.2. Cận lâm sàng
– Bệnh nhân được làm xét nghiệm cơ bản: công thức máu, đường máu, lipid máu, urê, điện giải đồ… Các xét nghiệm được thực hiện và đọc kết quả bởi các kỹ thuật viên tại khoa Huyết học và khoa Sinh hoá Bệnh viện Bạch Mai.
– Chụp CLVT và chụp CHT não tại khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Bạch Mai: chụp cắt lớp vi tính não
– Ghi điện tim, siêu âm tim qua thành ngực tại Viện Tim mạch Quốc gia
2.3. Phương pháp tiến hành
Trực tiếp thăm khám lâm sàng, làm bệnh án theo mẫu bệnh án nghiên cứu. Dựa trên các dữ liệu thu thập được, mô tả một số đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của nhồi máu não do nguyên nhân xơ vữa mạch.
2.4 Xử lý số liệu.
Các kết quả được thống kê và xử lý bằng chương trình thống kê Y học SPSS 15.0, trong đó: tính số trung bình, so sánh tỷ lệ. Kiểm định khi bình phương (x2), test chính xác của Fisher khi so sánh nhiều tỷ lệ.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích