Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh MRI sọ não và hiệu quả điều trị độc tố botulinum nhóm A kết hợp phục hồi chức năng ở trẻ bại não thể co cứng

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh MRI sọ não và hiệu quả điều trị độc tố botulinum nhóm A kết hợp phục hồi chức năng ở trẻ bại não thể co cứng

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh MRI sọ não và hiệu quả điều trị độc tố botulinum nhóm A kết hợp phục hồi chức năng ở trẻ bại não thể co cứng.Bại não là nguyên nhân hàng đầu gây khuyết tật vận động ở trẻ em, với tỷ lệ mắc chung từ 2 – 2,5/1000 trẻ sơ sinh sống hoặc trẻ em tuỳ theo vùng địa dư. Ở Việt Nam, ước tính có khoảng 500.000 người sống với bại não và bại não chiếm 30 – 40% tổng số tàn tật ở trẻ em. Bại não thể co cứng là phổ biến nhất chiếm 72% – 80% các thể bại não. Hậu quả của co cứng cơ gây ra co rút cơ, hạn chế tầm vận động của khớp, ảnh hưởng đến chức năng vận động, cản trở mọi hoạt động chăm sóc và phục hồi chức năng (PHCN) cho trẻ bại não.Hơn 80% trẻ bại não thể co cứng có tổn thương và bất thường cấu trúc não trên phim cộng hưởng từ (CHT). Chụp CHT sức căng khuếch tán là phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể xác định được mối tương quan trực tiếp giữa bất thường cấu trúc não với mức độ suy giảm chức năng vận động thô, đưa ra tiên lượng điều trị cho trẻ bại não thể co cứng. 
Điều trị cho trẻ bại não cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Tiêm thuốc botulinum nhóm A (BTA) chọn lọc vào các cơ đích làm giãn cơ tạm thời,tạo “cửa sổ điều trị” PHCN vận động cho trẻ bại não. Mặc dù, hầu hết các nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước trước đây cho thấy tiêm BTA vào các cơ đích có hiệu quả làm giảm co cứng cơ tại chỗ, cải thiện chức năng vận động kéo dài từ 4 đến 6 tháng.Tuy nhiên, số lượng trẻ bại não được tiêm BTA còn ít và chưa có một nghiên cứu, một cách nhìn toàn diện để đánh giá hiệu quả điều trị kéo dài của tiêm BTA kết hợp tập PHCN trong điều trị bại não thể co cứng. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh MRI sọ não và hiệu quả điều trị độc tố botulinum nhóm A kết hợp phục hồi chức năng ở trẻ bại não thể co cứng ”với 3 mục tiêu cụ thể sau:
1.     Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh MRI sọ não ở trẻ bại não thể co cứng.
2.     Đánh giá hiệu quả điều trị kết hợp Độc tố botulinum nhóm A và phục hồi chức năng ở trẻ bại não thể co cứng.
3.    Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị Độc tố botulinum nhóm A kết hợp phục hồi chức năng.
2.    Những đóng góp của luận án
Xác định những đặc điểm lân sàng nổi bật, tổn thương bệnh lý trên hình ảnh chụp CHT sọ não; bước đầu ứng dụng chụp CHT sức căng khuếch tán bó tháp để tìm ra mối tương quan trực tiếp giữa tổn thương cấu trúc với mức độ chức năng vận động trên lâm sàngở trẻ bại não thể co cứng.
Sử dụng thuốc botulinum nhóm A (Dysport®) với liều 20 đơn vị /kg trọng lượng cơ thể vào các nhóm cơ chi dưới kết hợp với phục hồi chức năng có hiệu quả cải thiện chức năng vận động so với nhóm chỉ tập phục hồi chức năng. Hiệu quả cảicòn duy trì đến 12 tháng. 
Xác định được mức độ chức năng vận động thô GMFCS trước điều trị; có mối liên quan chặt chẽ giữa các chỉ số DTI (FA, ADC, FN) của bó tháp với mức độ GMFCS và hiệu quả điều trị cho trẻ bại não thể co cứng.
3.    Cấu trúc của luận án
Luận án gồm 146 trang, với 4 chương chính: Đặt vấn đề 2 trang, Chương 1 (Tổng quan) 39 trang, Chương 2 (Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu) 23 trang, Chương 3 (Kết quả nghiên cứu) 38 trang, Chương 4 (Bàn luận) 40 trang, Kết luận và Khuyến nghị 3 trang. Luận án có 51 bảng, 17 hình và 6 biểu đồ, 200 tài liệu tham khảo (08 tài liệu tiếng Việt, 192 tài liệu tiếng Anh).

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.    Nguyễn Văn Tùng, Trương Thị Mai Hồng (2015). Thực trạng trẻ bại não vào điều trị tại khoa Phục hồi Chức năng – Bệnh viện Nhi Trung Ương. Tạp chí Y Học Thực Hành. Bộ Y tế, 971 (7), 63 – 65.
2.    Nguyễn Văn Tùng, Lâm Khánh, Cao Minh Châu, Trịnh Quang Dũng, Trương Thị Mai Hồng (2017). Những tiến bộ mới trong đánh giá chứcnăngthầnkinhtrẻem bằng MRI sọ não sức căng khuếch tán. Tạp chí Nghiên Cứu Y Học, 108 (3), 155 – 179.
3.    Nguyễn Văn Tùng, Cao Minh Châu, Nguyễn Hữu Chút, Nguyễn Thị Anh Đào, Trương Thị Mai Hồng (2018). Hiệu quả của tiêm botulinum nhóm A (Dysport) kết hợp với phục hồi chức năng lên chức năng vận động thô ở trẻ bại não thể co cứng. Tạp chí Nghiên Cứu Y Học, 115 (6), 126 – 133.
4.    Nguyễn Văn Tùng, Lâm Khánh, Trịnh Quang Dũng, Trương Thị Mai Hồng, Cao Minh Châu (2018). Một số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ não và mối liên quan giữa tổn thương bó tháp với mức độ rối loạn chức năng vận động thô ở trẻ bại não thể co cứng. Tạp chí Y Dược Lâm Sàng 108, 13 (8), 88 – 92.
5.    Tung Van Nguyen, Khanh Lam, Chau Minh Cao, Hong Thi Mai Truong and Dung Trinh Quang (2018). Assessment of diffusion tensor MRI tractography of the pyramidal tracts injury correlates with gross motor function levels in children with spastic cerebral palsy. Abstract published at the Pediatrics and Therapeutics, Volume: 8. 77. New York, USA.
6.    Nguyễn Văn Tùng, Cao Minh Châu, Trịnh Quang Dũng, Trương Thị Mai Hồng (2019). Hiệu quả của tiêm botulinum nhóm A (Dysport®) kết hợp với phục hồi chức năng lên chức năng vận động chi dưới ở trẻ bại não thể co cứng. Tạp chí Nghiên Cứu Y Học, 117 (1), 60 – 68.

 

Leave a Comment