Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, chụp cắt lớp vi tính và kết quả điều trị chấn thương thanh – khí quản
Chấn thương thanh – khí quản ít gặp trong thực tế lâm sàng, tuy vậy có xu hướng ngày càng tăng. Là loại chấn thương có tỷ lệ tử vong cao, đứng hàng thứ hai, chỉ xếp sau chấn thương sọ não trong các chấn thương đầu mặt cổ, do khó thở xảy ra ngay khi chấn thương hoặc thứ phát sau vài giờ, thậm chí sau 24 giờ [82]. Đặc biệt tỷ lệ di chứng xơ sẹo cao ảnh hưởng đến thở và phát âm, việc khắc phục những di chứng này gặp rất nhiều khó khăn, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở những quốc gia có nền y học tiên tiến [137].
Có nhiều nguyên nhân gây chấn thương thanh – khí quản: những nguyên nhân từ bên ngoài như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tự tử,… những nguyên nhân từ bên trong như phẫu thuật nội soi, thủ thuật đặt nội khí quản. Với sự gia tăng các phương tiện giao thông như ở Việt Nam, thì tai nạn giao thông đã trở thành nguyên nhân chính gây chấn thương thanh – khí quản [21], [125], [128], [139].
Việc chẩn đoán sớm, chính xác và can thiệp sớm có thể làm giảm tỷ lệ tử vong cũng như tỷ lệ di chứng sau chấn thương. Bên cạnh chẩn đoán hình thái chấn thương kín hay hở thì việc chẩn đoán tầng và mức độ giúp cho việc điều trị và tiên lượng chính xác hơn [99], [137].
Ngoài các phương tiện chẩn đoán thông thường như lâm sàng, Xquang thường qui,. thì nội soi và chụp cắt lớp vi tính là những phương tiện hiện đại được chọn lựa cho chẩn đoán, cũng như điều trị chấn thương thanh – khí quản hiện nay.
Việc chẩn đoán đôi khi rất dễ dàng nếu triệu chứng điển hình và tổn thương chỉ đơn thuần tại thanh – khí quản. Trái lại, sẽ khó khăn khi bệnh nhân đến viện trong tình trạng đa chấn thương hoặc đã được đặt nội khí quản, mở khí quản trước. Có khi tổn thương thanh – khí quản nhẹ, kín đáo làm cho việc chẩn đoán chính xác trở nên khó khăn hoặc bỏ sót chẩn đoán.
Điều trị chấn thương thanh – khí quản hiện nay cũng như kinh điển được chia ra hai giai đoạn: giai đoạn điều trị cấp cứu ngay sau khi xảy ra chấn thương nhằm khôi phục thông thoáng đường thở, bảo đảm sự sống cho bệnh nhân và giai đoạn điều trị chức năng nhằm mục đích tái tạo tổ chức bị tổn thương. Thời gian điều trị sớm trong vòng 24 giờ đầu sau khi bị chấn thương sẽ cho kết quả tốt hơn. Mặc dù có sự thống nhất chung về giai đoạn điều trị, quan điểm chung, nhưng đối với từng trường hợp cụ thể, từng loại chấn thương đôi khi chưa thống nhất, thậm chí còn có tranh cãi giữa các tác giả [116], [122]. Ở Việt Nam, tuy có nhiều cải thiện về chẩn đoán và điều trị, nhưng trang thiết bị vẫn còn thiếu, ảnh hưởng nhiều đến chẩn đoán cũng như kết quả điều trị. Khoảng thời gian mười năm trở lại đây, nội soi và chụp cắt lớp vi tính được ứng dụng ngày càng rộng rãi tại các cơ sở y tế, đặc biệt ở các trung tâm lớn. Tuy nhiên, việc áp dụng những phương tiện này trong chẩn đoán chấn thương thanh – khí quản còn chưa phổ biến, chưa thường qui và chưa được đánh giá đúng mức.
Nhằm tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, ứng dụng đánh giá và điều trị tổn thương dựa vào hình ảnh nội soi và chụp cắt lớp vi tính, đưa ra phác đồ xử lý hợp lý đối với từng loại tổn thương, đánh giá kết quả điều trị, cuối cùng rút ra những kinh nghiệm, đề xuất cho việc điều trị bệnh lý chấn thương thanh – khí quản hiện nay, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, chụp cắt lớp vi tính và kết quả điều trị chấn thương thanh – khí quản”, với các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, chụp cắt lớp vi tính trong chấn thương thanh – khí quản.
2. Đánh giá kết quả điều trị chấn thương thanh – khí quản và đề xuất hướng chẩn đoán và điều trị.
MỤC LỤC
Lời cam đoan Mục lục Chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục biểu đồ Danh mục hình
ĐẶT VẤN ĐỀ 14
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 15
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CHẤN THƯƠNG THANH – KHÍ QUẢN 16
1.1.1. Ngoài nước 16
1.1.2. Trong nước 17
1.2. GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG THANH – KHÍ QUẢN 19
1.2.1. Giải phẫu thanh quản 19
1.2.2. Giải phẫu khí quản 21
1.2.3. Tổn thương thanh – khí quản theo giải phẫu chức năng 21
1.2.4. Sinh lý thanh – khí quản 26
1.3. BỆNH HỌC CHẤN THƯƠNG THANH – KHÍ QUẢN 27
1.3.1. Tiền sử chấn thương 27
1.3.2. Triệu chứng lâm sàng 28
1.3.3. Các phương pháp cận lâm sàng 29
1.3.4. Phân loại các chẩn đoán chấn thương thanh – khí quản 35
1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ 36
1.4.1. Giai đoạn điều trị cấp cứu 36
1.4.2. Giai đoạn điều trị chức năng 38
1.4.3. Điều trị chấn thương thanh – khí quản theo mức độ 44
1.4.4. Tai biến và di chứng trong và sau phẫu thuật 46
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 48
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 48
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 48
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 48
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 48
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 49
2.2.3. Các nội dung và thông số nghiên cứu 49
2.2.4. Qui trình nghiên cứu và các bước tiến hành 55
2.2.5. Phương tiện 63
2.2.6. Phân tích tập hợp và xử lý số liệu 64
2.2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 65
2.2.8. Những đặc điểm trong nghiên cứu 65
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 65
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH NỘI SOI VÀ CẮT LỚP
VI TÍNH TRONG CHẤN THƯƠNG THANH – KHÍ QUẢN 66
3.1.1. Đặc điểm chung 66
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng 69
3.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG Th.KQ 85
3.2.1. Điều trị giai đoạn cấp cứu 85
3.2.2. Điều trị giai đoạn chức năng 87
3.2.3. Kết quả điều trị khi xuất viện 89
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 100
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH NỘI SOI VÀ CẮT LỚP
VI TÍNH TRONG CHẤN THƯƠNG THANH – KHÍ QUẢN 100
4.1.1. Đặc điểm chung 100
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng 105
4.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG
THANH – KHÍ QUẢN 117
4.2.1. Điều trị giai đoạn cấp cứu 117
4.2.2. Điều trị giai đoạn chức năng 119
4.2.3. Kết quả điều trị khi xuất viện 121
4.2.4. Kết quả điều trị sau 6 tháng 127
4.2.5. Kết quả phẫu thuật sau 1 năm 129
KÉT LUẬN 131
KIÉN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 133
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐÉN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích