Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, chụp cắt lớp vi tính và kết quả điều trị chấn thương thanh-khí quản

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, chụp cắt lớp vi tính và kết quả điều trị chấn thương thanh-khí quản

Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, chụp cắt lớp vi tính và kết quả điều trị chấn thương thanh-khí quản.Chấn thương thanh – khí quản ít gặp trong thực tế lâm sàng, tuy vậy có xu hướng ngày càng tăng. Là loại chấn thương có tỷ lệ tử vong cao, đứng hàng thứ hai, chỉ xếp sau chấn thương sọ não trong các chấn thương đầu mặt cổ, do khó thở xảy ra ngay khi chấn thương hoặc thứ phát sau vài giờ, thậm chí sau 24 giờ [82]. Đặc biệt tỷ lệ di chứng xơ sẹo cao ảnh hưởng đến thở và phát âm, việc khắc phục những di chứng này gặp rất nhiều khó khăn, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở những quốc gia có nền y học tiên tiến [137].

Có nhiều nguyên nhân gây chấn thương thanh – khí quản: những nguyên nhân từ bên ngoài như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tự tử,… những nguyên nhân từ bên trong như phẫu thuật nội soi, đặt nội khí quản. Với sự gia tăng các phương tiện, đặc biệt là xe gắn máy như ở Việt Nam, thì tai nạn giao thông đã trở thành nguyên nhân chính gây chấn thương thanh – khí quản [21], [125], [128], [139].
Việc chẩn đoán sớm, chính xác và can thiệp sớm có thể làm giảm tỷ lệ tử vong cũng như tỷ lệ di chứng sau chấn thương. Bên cạnh chẩn đoán hình thái chấn thương kín hay hở thì việc chẩn đoán tầng và mức độ giúp cho việc điều trị và tiên lượng chính xác hơn [99], [137].
Ngoài các phương tiện chẩn đoán thông thường như lâm sàng, Xquang thường qui,. thì nội soi và chụp cắt lớp vi tính là những phương tiện hiện đại được chọn lựa cho chẩn đoán, cũng như điều trị chấn thương thanh – khí quản hiện nay.
Việc chẩn đoán đôi khi rất dễ dàng nếu triệu chứng điển hình và tổn thương chỉ đơn thuần tại thanh – khí quản. Trái lại, sẽ khó khăn khi bệnh nhân đến viện trong tình trạng đa chấn thương hoặc đã được đặt nội khí quản, mở khí quản trước. Có khi tổn thương thanh – khí quản nhẹ, kín đáo làm cho việc chẩn đoán chính xác trở nên khó khăn hoặc bỏ sót chẩn đoán.
Điều trị chấn thương thanh – khí quản hiện nay cũng như kinh điển được chia ra hai giai đoạn: giai đoạn điều trị cấp cứu ngay sau khi xảy ra chấn thương nhằm khôi phục thông thoáng đường thở, bảo đảm sự sống cho bệnh nhân và giai đoạn điều trị chức năng nhằm mục đích tái tạo tổ chức bị tổn thương. Thời gian điều trị sớm trong vòng 24 giờ đầu sau khi bị chấn thương sẽ cho kết quả tốt hơn. Mặc dù có sự thống nhất chung về giai đoạn điều trị, quan điểm chung, nhưng đối với từng trường hợp cụ thể, từng loại chấn thương đôi khi chưa thống nhất, thậm chí còn có tranh cãi giữa các tác giả [116], [122]. Ở Việt Nam, tuy có nhiều cải thiện về chẩn đoán và điều trị, nhưng trang thiết bị vẫn còn thiếu, ảnh hưởng nhiều đến chẩn đoán cũng như kết quả điều trị. Khoảng thời gian mười năm trở lại đây, nội soi và chụp cắt lớp vi tính được ứng dụng ngày càng rộng rãi tại các cơ sở y tế, đặc biệt ở các trung tâm lớn. Tuy nhiên, việc áp dụng những phương tiện này trong chẩn đoán chấn thương thanh – khí quản còn chưa phổ biến, chưa thường qui và chưa được đánh giá đúng mức.
Nhằm tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, ứng dụng đánh giá và điều trị tổn thương dựa vào hình ảnh nội soi và chụp cắt lớp vi tính, đưa ra phác đồ xử lý hợp lý đối với từng loại tổn thương, đánh giá kết quả điều trị, cuối cùng rút ra những kinh nghiệm, đề xuất cho việc điều trị bệnh lý chấn thương thanh – khí quản hiện nay, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, chụp cắt lớp vi tính và kết quả điều trị chấn thương thanh – khí quản”, với các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, chụp cắt lớp vi tính trong chấn thương thanh – khí quản.
2. Đánh giá kết quả điều trị chấn thương thanh – khí quản và đề xuất hướng
chẩn đoán và điều trị.
MỤC LỤC
Lời cam đoan Mục lục Chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục biểu đồ Danh mục hình
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CHẤN THƯƠNG THANH – KHÍ QUẢN 3
1.1.1. Ngoài nước 3
1.1.2. Trong nước 5
1.2. GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG THANH – KHÍ QUẢN 6
1.2.1. Giải phẫu thanh quản 6
1.2.2. Giải phẫu khí quản 8
1.2.3. Tổn thương thanh – khí quản theo giải phẫu chức năng 8
1.2.4. Sinh lý thanh – khí quản 14
1.3. BỆNH HỌC CHẤN THƯƠNG THANH – KHÍ QUẢN 14
1.3.1. Tiền sử chấn thương 14
1.3.2. Triệu chứng lâm sàng 15
1.3.3. Các phương pháp cận lâm sàng 16
1.3.4. Phân loại các chẩn đoán chấn thương thanh – khí quản 22
1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ 23
1.4.1. Giai đoạn điều trị cấp cứu 23
1.4.2. Giai đoạn điều trị chức năng 25
1.4.3. Điều trị chấn thương thanh – khí quản theo mức độ 32
1.4.4. Tai biến và di chứng trong và sau phẫu thuật 33
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 35
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 35
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 35
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 36
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 36
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 36
2.2.3. Các nội dung và thông số nghiên cứu 36
2.2.4. Qui trình nghiên cứu và các bước tiến hành 42
2.2.5. Phương tiện 50
2.2.6. Phân tích tập hợp và xử lý số liệu 52
2.2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 52
2.2.8. Những đặc điểm trong nghiên cứu 53
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH NỘI SOI VÀ CẮT LỚP VI TÍNH
TRONG CHẤN THƯƠNG THANH – KHÍ QUẢN 53
3.1.1. Đặc điểm chung 53
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng 57
3.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG Th.KQ 72
3.2.1. Điều trị giai đoạn cấp cứu 73
3.2.2. Điều trị giai đoạn chức năng 74
3.2.3. Kết quả điều trị khi xuất viện 77
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 88
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH NỘI SOI VÀ CẮT LỚP VI TÍNH TRONG CHẤN THƯƠNG THANH – KHÍ QUẢN 88
4.1.1. Đặc điểm chung 88
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng 93
4.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG
THANH – KHÍ QUẢN 105
4.2.1. Điều trị giai đoạn cấp cứu 105
4.2.2. Điều trị giai đoạn chức năng 107
4.2.3. Kết quả điều trị khi xuất viện 109
4.2.4. Kết quả điều trị sau 6 tháng 115
4.2.5. Kết quả phẫu thuật sau 1 năm 117
KÉT LUẬN 119
KIÉN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 121
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐÉN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA
TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Lê Thanh Thái, Phạm Khánh Hòa (2006), “Nghiên cứu tình hình chấn thương thanh – khí quản tại Viên Tai Mũi Họng Trung ương từ 10/1988 đến 10/1998, Tạp chí Tai Mũi Họng 1- 2006.
2. Lê Thanh Thái, Phạm Khánh Hòa (2009), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, đánh giá ban đầu giá trị chẩn đoán của chụp cắt lớp vi tính trong chấn thương thanh khí quản”, Tạp chí Y học Việt Nam tháng 8/2009, 360 (số 1).
3. Lê Thanh Thái, Phạm Khánh Hòa, Nguyễn Tư Thế (2010), “Bước đầu đánh giá các phương pháp điều trị chấn thương thanh – khí quản, Tạp chí Y học Việt Nam tháng 1/2010, 365, (số 2).
4. Lê Thanh Thái, Quách Thị Cần (2010), “Nghiên cứu hình thái tổn thương trong chấn thương thanh – khí quản”, Tạp chí Tai mũi Họng Việt Nam tháng 12/2010, (số 2).
5. Lê Thanh Thái, Phạm Khánh Hòa, Quách Thị Cần (2010), “Bước đầu đánh giá các phương pháp điều trị ngoại khoa chấn thương thanh – khí quản”, Tạp chí Tai mũi Họng Việt Nam tháng 12/2010, (số 2).136
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Hoài An (1987), Một số nhận xét qua 50 trường hợp vết thương vùng cổ tại Viện Tai Mũi Họng từ 1/1970 đến 12/1987, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện – Trường đại học y Hà Nội.
2. Quách Thị Cần (2007), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nguyên nhân sẹo hẹp thanh – khí quản mắc phải và đánh giá các phương pháp điều trị tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Luận án tiến sỹ y học, Đại học y Hà Nội.
3. Quách Thị Cần, Phạm Khánh Hòa, Lê Thị Duyền (2004), “Tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá kết quả của các phương pháp điều trị sẹo hẹp thanh khí quản gặp tại Bệnh viện Tai Mũi Họng”, Kỷ yếu công trình khoa học Hội nghị ngành Tai Mũi Họng 10/2004, tr.132-138.
4. Mai Thị Chinh (2005), “Tình hình chấn thương thanh – khí quản gặp tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái”, Kỷ yếu công trình khoa học Hội nghị ngành Tai Mũi Họng, tr.192-195.
5. Phạm Khánh Hòa (2002), Cấp cứu tai mũi họng, Nhà xuất bản y học, tr.128 -131.
6. Đỗ Xuân Hợp (1976), Giải phẫu đại cương đầu mặt cổ, Nhà xuất bản y học tr.433-444.
7. Nguyễn Duy Huề (2009), Đại cương các phương pháp chẩn đoán hình ảnh, Chẩn đoán hình ảnh, Nhà xuất bản giáo dục Việt nam, tr.9-20.
8. Nguyễn Ngọc Lan (2005), Nghiên cứu tình hình chấn thương thanh-khí quản kín tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương từ 1/2000 đến 9/2005, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học y Hà Nội.
9. Lê Văn Lợi (1997), Phẫu thuật trong các chấn thương thanh – khí quản, Các phẫu thuật thông thường tai mũi họng, Nhà xuất bản y học, tr.176-177.137

10. Ngô Ngọc Liễn (2006), Giản yếu bệnh học tai mũi họng, Nhà xuất bản y học, tr.312-314.
11. Nguyễn Văn Long, Nhan Trừng Sơn (2004), Giải phẫu ứng dụng và sinh lý họng, thanh quản, Tai mũi họng nhập môn, NXB y học, tr.261-266.
12. Lê Sỹ Nhơn (1992), Bài giảng giải phẫu học tập I, Nhà xuất bản y học, tr.373-395.
13. Lê Sỹ Nhơn (1992), Vết thương vùng cổ – hạ họng – thanh khí quản, Những vấn đề cấp cứu Tai Mũi Họng, tr.21-27.
14. Nguyễn Tấn Phong (2005), Hình ảnh Xquang Họng – Thanh quản, Điện quang chẩn đoán trong Tai Mũi Họng, Nhà xuất bản y học, tr.174-199.
15. Lê Thị Hồng Phượng, Nguyễn Tấn Dũng (1990), Chấn thương bên ngoài thanh quản, Cẩm nang thực hành Tai Mũi Họng (Bản dịch từ cuốn Manuel pratique d’ORL của nhà xuất bản Masson năm 1990, Pháp), tr.68-70.
16. Nguyễn Quang Quyền (1997), Bài giảng giải phẫu học, Nhà xuất bản y học, (1), tr.392-395.
17. Võ Tấn (1993), Tai mũi họng thực hành, Nhà xuất bản y học, (3), tr.7-15.
18. Võ Tấn (1996), “Kinh nghiệm xử trí các vết thương chiến tranh vùng thanhkhí quản”, Nội san Tai Mũi Họng, (2), tr. 36-40.
19. Lê Thanh Thái, Phạm Khánh Hòa (2006), “Nghiên cứu tình hình chấn thương thanh-khí quản tại Viện tai mũi họng Trung ương từ tháng 10/1988 đến tháng 10/1998”. Tạp chí Tai Mũi Họng 2006, số 1, tr.49-59.
20. Trần Phan Chung Thủy (2006), “Nghiên cứu tình hình chấn thương thanhkhí quản tại Khoa tai mũi họng, Bệnh viện Chợ Rẫy 2005-2006”. Nội san hội nghị khoa học kỹ thuật TPHCM 12-2006, tr.430-436.
21. Trần Phan Chung Thủy (2010), Xử trí chấn thương thanh khí quản bằng phương pháp nong qua nội soi, Luận án tiến sỹ y học, Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
22. Đặng Hiếu Trưng (1965), “Xử trí các vết thương vùng cổ”, Nội san Tai Mũi Họng số 1, tr.35-40.138
23. Đặng Hiếu Trưng (1968), “Sơ bộ nhận xét các vết thương thanh quản điều trị tại Khoa tai mũi họng quân y viện 108 năm 1966”, Nội san quân y số 4, tr.45-50.
24. Trần Thiện Tư (2004), Chấn thương vùng cổ, Tai Mũi Họng nhập môn, Nhà xuất bản y học, tr.375-37

Leave a Comment