Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi tai và đánh giá chức năng vị giác trước và sau mổ ở bệnh nhân viêm tai giữa mạn tính không nguy hiểm
Luận văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi tai và đánh giá chức năng vị giác trước và sau mổ ở bệnh nhân viêm tai giữa mạn tính không nguy hiểm.Viêm tai giữa mạn tính (VTGM) là bệnh thường gặp, chiếm khoảng 2 – 5% dân số thế giới (theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới). Tại Việt Nam bệnh chiếm tỷ lệ khoảng 40% các bệnh tai mũi họng nói chung [1],[2].
VTGM có nhiều thể lâm sàng khác nhau như VTGM không nguy hiểm, có cholesteatoma… VTGM không nguy hiểm là tình trạng viêm niêm mạc của tai giữa kéo dài trên 3 tháng, có thể kèm theo những đợt chảy mủ nhầy qua lỗ thủng màng nhĩ [2],[3]. Tuy bệnh không nguy hiểm chết người nhưng thường dẫn đến nghe kém, chảy mủ tai và ảnh hưởng đến chất lượng sống, học tập và công việc của người bệnh.
Hiện nay nội soi đã được sử dụng rộng rãi trong khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng (TMH). Ưu điểm của nội soi là mang lại hình ảnh phóng to, sắc nét, quan sát được các góc khác nhau. Những thông tin trên giúp các nhà phẫu thuật tai đánh giá chính xác tổn thương và đề ra biện pháp can thiệp phù hợp.
Phẫu thuật VTGM không nguy hiểm là điều trị nhằm phục hồi khả năng nghe, ngăn ngừa chảy mủ tai tái phát. Trong quá trình kiểm soát bệnh tích và tái tạo hệ thống truyền âm, nhiều thao tác có thể tác động lên dây thần kinh thừng nhĩ. Đây là một nhánh của dây thần kinh mặt làm nhiệm vụ cảm giác vị giác cho 2/3 trước của lưỡi cùng bên và tiết dịch cho tuyến nước bọt dưới hàm. Tổn thương của dây thần kinh thừng nhĩ có thể dẫn đến các rối loạn như giảm, mất, loạn cảm vị giác hoặc khô miệng, ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về sự thay đổi vị giác ở các bệnh nhân được phẫu thuật tai giữa bằng các phương pháp như điện vị giác, bộ dung dịch thử… Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu nào được thực hiện nhằm phát hiện và theo dõi sự biến đổi vị giác sau phẫu thuật tai. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi tai và đánh giá chức năng vị giác trước và sau mổ ở bệnh nhân viêm tai giữa mạn tính không nguy hiểm” nhằm 2 mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi tai của bệnh nhân VTGM không nguy hiểm và đánh giá mức độ tổn thương dây thừng nhĩ trong mổ.
2. Đánh giá chức năng vị giác trước và sau phâu thuật tai giữa ở bệnh nhân VTGM không nguy hiểm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi tai và đánh giá chức năng vị giác trước và sau mổ ở bệnh nhân viêm tai giữa mạn tính không nguy hiểm
1. Cao Minh Thành (2001), Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm tai giữa mạn có tổn thương xương con tại viện Tai Mũi Họng, Luận vặn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Quỳnh Anh (2013), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi tai và thính lực đồ ở bệnh nhân Viêm tai giữa mạn tính không nguy hiểm có thủng màng nhĩ, Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Hà nội.
3. Cao Minh Thành (2008), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng viêm tai giữa mạn tổn thương xương con và đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình xương con, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Lalwani A., McGraw-Hill, et al. (2007). Otitis media, Current Diagnosis & Treatment in Otolaryngology, Head & Neck Surgery, 2nd edition.
5. Netter F.H. (2009), Giải phẫu tai, Atlas Giải Phẫu người 4th, Nhà xuất bản y học, 92- 98, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Huy (2006), Tai và thần kinh tiền đình ốc tai, Giải phẫu người, Nhà xuất bản y học, 161 – 166.
7. Đỗ Xuân Hợp (1971), Giải phẫu tai, Giải phẫu đại cương đầu mặt cổ, Nhà xuất bản y học, 272- 348, Hà Nội.
8. Lê Thanh Hải (2001), Đánh giá kết quả mổ và vá nhĩ đơn thuần ở cộng đồng của đoàn phẫu thuật Thái Lan tại tỉnh Thái Nguyên năm 1999, Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
9. Võ Tấn (1993), Sinh lý tai, Tai mũi họng thực hành, tập I, Nhà xuất bản Y học, 27 – 28.
10. Patrick J. (2006). Update on the medical and surgical treatment of chronic suppurative otitis media without cholesteatoma. Ear, Nose & Throat Jounal, 85, 12 – 15.
11. Nguyễn Văn Huy (2006), Các dây thần kinh sọ, Giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học, 344.
12. Trình Hùng Cường (2007), Sinh lý thần kinh cảm giác, Sinh lý học., Trường Đại Học Y Hà Nội, 404- 406.
13. Nguyễn Tấn Phong (2009), Viêm tai giữa mạn tính mủ nhày, Tai mũi họng, Trường Đại Học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y Học.
14. Landis BN., Beutner D., Frasnelli J., et al. (2005). Gustaratory function in chronic inflammatory middle ear surgery. Laryngoscope, 115, 1124 – 7.
15. Goyal A., Singh PP., Dash G., et al. (2009). Chorda tympani in chronic imflammatory middle ear disease. Otolaryngol Head Neck Surg, 140, 682 – 6.
16. Huang CC., Lin CD., Wang CY., et al. (2012). Gustatory changes in patients with chronic otisits media, before and after middle- ear surgery. The Journal of Laryngology & Otology,126, 470 – 474.
17. Cain P., Frank ME., Barry MA., et al. (1996). Recovery of chorda tympani nerve function following injury and related symptoms following middle ear surgery. Exp Neurol, 141, 337 – 46.
18. McManus LJ.,Stringer M., et al. (2012). Iatrogenic injury of the chorda tympani: a systematic review. The Journal of Laryngology & Otology, 126, 8 – 20.
19. Nin T., Sakagami M., Sone- Okunaka M., et al. (2006). Taste function after section of chorda tympani nerve in middle ear surgery. Auris Nasus Larynx, 33, 13 – 17.
20. Yamauchi Y., Endo S., Yoshimura I., et al. (2002). A new Whole – mouth Gustatory Test Procedure. Acta Otolaryngol, 546, 49 – 59.
21. Christian A., Mueller, Saher Khatib, et al. (2008). Clinical Assenssment of Gustatory Function Before and After Middle Ear Surgery: A Prospective Study With a Tow – Year Follow – Up Period. Annals of Otology, Rhinology & Laryngology, 769, 769-773.
22. Phạm Văn Sinh (2006), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng viêm tai giữa mạn thủng nhĩ đơn thuần và bước đầu đánh giá hiệu quả nội soi vá nhĩ., Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II, 40 – 48, Trường Đại học Y Hà Nội.
23. Nguyễn Thị Hoa (2002), Viêm tai giữa mạn tính ở người lớn đặc điểm lâm sàng, vấn đề vi khuẩn và sự kháng kháng sinh, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
24. Monique V., Erwin L., et al. (2006). Chronic suppurative otitis media : A review. International Jounal of Pediatric Otorhinolaryngology, 70, 1-12.
25. Saito T., Manabe Y., Shibamori Y., et al. (2001). Long – term follow – up results of electrogustometry and subjective taste disorder after middle ear surgury. Laryngoscope, 111, 2064 – 70.
Lời cảm ơn Lời cam đoan
Danh mục chữ viết tắt trong khóa luận Danh mục bảng Danh mục hình
ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi tai và đánh giá chức năng vị giác trước và sau mổ ở bệnh nhân viêm tai giữa mạn tính không nguy hiểm
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Giải phẫu và sinh lý tai giữa 3
1.2. Giải phẫu và sinh lý dây thần kinh thừng nhĩ 10
1.3. Giải phẫu và sinh lý chức năng vị giác 11
1.4. Bệnh viêm tai giữa mạn tính không nguy hiểm 13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu 16
2.2. Phương pháp nghiên cứu 17
2.3. Xử lý số liệu 19
2.4. Đạo đức nghiên cứu 20
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
3.1. Đặc điểm lâm sàng 21
3.2. Hình ảnh nội soi 24
3.3. Chức năng vị giác 26
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 34
4.1. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi 34
4.2. Chức năng vị giác 37
KẾT LUẬN 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
A.citric Acid citric
ABG Air – bone gap
BN Bệnh nhân
NaCl Natri chlorhydrid
PH Phát hiện
TMH Tai Mũi Họng
VTGM Viêm tai giữa mạn tính
XĐ Xác định
Bảng 3.1. Tỷ lệ mắc bệnh ở từng nhóm tuổi theo giới 21
Bảng 3.2. Triệu chứng tai bệnh 22
Bảng 3.3. Thời gian biểu hiện triệu chứng 22
Bảng 3.4. Đặc điểm mủ tai 23
Bảng 3.5. Đặc điểm ù tai 23
Bảng 3.6. Vị trí lỗ thủng 24
Bảng 3.7. Kích thước lỗ thủng 24
Bảng 3.8. Tình trạng niêm mạc hòm tai 25
Bảng 3.9. Ngưỡng vị giác của nửa lưỡi bên tai bệnh và tai lành 26
Bảng 3.10. Ngưỡng vị giác của nửa lưỡi bên tai bệnh với nhóm chứng 26
Bảng 3.11. Ngưỡng vị giác của nửa lưỡi bên tai lành với nhóm chứng 27
Bảng 3.12. Tổn thương dây thừng nhĩ trong mổ 27
Bảng 3.13. Số bệnh nhân có thay đổi cảm nhận vị giác 28
Bảng 3.14. Đối chiếu sự thay đổi vị giác với tổn thương thừng nhĩ 29
Bảng 3.15. Ngưỡng phát hiện và ngưỡng xác định với vị chua 30
Bảng 3.16. Ngưỡng phát hiện và ngưỡng xác định với vị ngọt 31
Bảng 3.17. Ngưỡng phát hiện và ngưỡng xác định với vị mặn 32
Bảng 3.18. Ngưỡng phân biệt và ngưỡng xác định với vị đắng 33
Hình 1.1. Hình ảnh màng nhĩ bình thường 3
Hình 1.2. Thiết đồ đứng dọc qua tai giữa 5
Hình 1.3. Chuỗi xương con và các cấu trúc trong hòm nhĩ 7
Hình 1.4. Liên quan của thừng nhĩ trong tai giữa 11
Hình 1.5. Cấu trúc nụ vị giác 12
Hình 1.6. Đường dẫn truyền vị giác 12
Hình 2.1. Bộ dung dịch thử vị giác 19
Hình 3.1. Lỗ thủng < 25% 25
Hình 3.2. Lỗ thủng 25 – 50% 25
Hình 3.3. Lỗ thủng 50 – 75% 25
Hình 3.4. Lỗ thủng > 75% 25