Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học của nang và rò khe mang I

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học của nang và rò khe mang I

Nang và rò khe mang I (First branchial cleft anomalies) là một dị tật bẩm sinh đặc biệt của vùng đầu cổ, do sự do sự khép không hoàn toàn của khe mang I hoặc do sự phân chia bất thường của ống này dẫn đến sự tồn tại của hai ống tai ngoài. Theo như các tác giả nước ngoài [15,29,30], tỷ lệ mắc của nang và rò khe mang I tuy rằng không cao, chiếm khoảng dưới 10% của các loại rò cung mang nói chung, nhưng biểu hiện trên lâm sàng rất đa dạng và thường liên quan đến viêm nhiễm. Các triệu chứng chủ yếu xuất hiện vùng quanh tai hoặc vùng cổ phía trên xương móng.
Trên thế giới, các nghiên cứu về nang và khe mang I đã được tiến hành từ những năm 1866 bởi Wirchow và cộng sự. Sau này rất nhiều các công trình nghiên cứu về rò khe mang I đã được công bố. Tuy nhiên, cơ chế bệnh sinh của rò khe mang nói chung hay rò khe mang I nói riêng vẫn còn nhiều điều chưa sáng tỏ.
Ở Việt Nam, rò khe mang I cũng đã được đề cập trong một số công trình nghiên cứu hay báo cáo. Lê Minh Kỳ (2002) đã tổng kết trong 4 năm, có 13 ca rò khe mang I, chiếm tỷ lệ 17,11% trên tổng số các loại nang và rò khe mang vùng cổ bên [3]. Kết quả phẫu thuật rò khe mang I cũng cho kết quả khả quan.
Tuy nhiên, rò khe mang I vẫn bị chẩn đoán nhầm hoặc bỏ qua, đưa tới những xử trí không đúng đắn dẫn đến tỷ lệ tái phát cao, thậm chí để lại các di chứng như liệt mặt, nhiễm khuẩn thứ phát cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, các khía cạnh về mô học, phân loại đường rò, các biểu hiện lâm sàng vẫn chưa được đề cập một cách chi tiết và đầy đủ. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học của nang và rò khe mang I với các mục tiêu sau:
1.    Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của nang và rò khe mang I.
2.    Đối chiếu lâm sàng – mô bệnh học và một số đặc điểm trong quá trình phẫu thuật để rút kinh nghiệm chẩn đoán và đề xuất phương pháp can thiệp thích hợp.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN    3
1.1.    Lịch sử nghiên cứu    3
1.1.1    Trên thế giới    3
1.1.2    Việt Nam    3
1.2 Phôi thai học vùng mang và rò khe mang 1    4
1.2.1    Sự phát sinh và hình thành vùng mang    4
1.2.2    Sự phát triển các cơ quan vùng mang    5
1.2.3    Sự phát triển của các thành phần vùng cung mang 1    7
1.3.    Sơ lược giải phẫu tai ngoài, tuyến mang tai và liên quan giải phẫu đường rò khe mang I.    11
1.3.1    Giải phẫu tai ngoài:    11
1.3.2    Giải phẫu tuyến mang tai    13
1.3.3.    Liên quan của các đường rò với tuyến mang tai và ống tai ngoài: 17 1.4 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nang và rò khe mangI… 18
1.4.1    Đặc điểm lâm sàng của nang và rò khe mang I    18
1.4.2    Cận lâm sàng và mô bệnh học    20
1.4.3.    Chẩn đoán    21
1.4.4.    Điều trị    22
1.4.5 Biến chứng và tái phát sau mổ    23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    24
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    24
2.1.1    Tiêu chuẩn chọn lựa bệnh nhân:    24
2.1.2    Tiêu chuẩn loại trừ    24
2.2.    Phương pháp nghiên cứu    25
2.2.1.    Thiết kế nghiên cứu    25
2.2.2.    Các chỉ số nghiên cứu    25
2.2.3.    Phương tiện nghiên cứu    32
2.2.4.    Địa điểm nghiên cứu    33
2.2.5.    Phương pháp xử lý số liệu    33
2.2.6.     Đạo đức nghiên cứu    33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    34
3.1.    Đặc điểm chung của nang và rò khe mang 1    34
3.1.1.    Đặc điểm phân loại trong rò khe mang 1    34
3.1.2.    Phân bố theo tuổi và giới tính:    34
3.1.3.    Tuổi khởi phát bệnh: Tuổi mà có    biểu hiện bệnh lần đầu    35
3.1.4.    Thời gian mang bệnh    36
3.2.     Triệu chứng lâm sàng    38
3.2.1.    Triệu chứng cơ năng    38
3.2.2.    Triệu chứng thực thể    39
3.3.    Đặc điểm mô bệnh học    43
3.3.1.    Đại thể    43
3.3.2.    Vi thể    44
3.4.    Một số đặc điểm liên quan đến quá trình phẫu thuật    48
3.4.1.    Một số đặc điểm liên quan trong phẫu thuật    48
3.4.2.    Đường đi và sự phân nhánh của đường rò    49
3.4.3.    Liên quan giải phẫu đường rò với dây VII    50
3.4.4.    Liên quan giữa loại đường rò và tương quan giải phẫu dây VII…. 51
Chương 4: BÀN LUẬN    53
4.1.    Đặc điểm chung    53
4.1.1.    Phân loại nang và rò khe mang 1    53
4.1.2.    Phân bố tuổi và giới tính    54
4.1.3.    Tuổi khởi phát bệnh    55
4.1.4.    Thời gian mang bệnh    56
4.1.5.    Tiền sử bệnh nhân    57
4.1.6.    Bên tổn thương    57
4.2.    Đặc điểm lâm sàng    58
4.2.1.    Triệu chứng cơ năng    58
4.2.2.    Triệu chứng thực thể    59
4.3.    Đặc điểm mô bệnh học    62
4.3.1.    Đại thể    62
4.3.2.    Vi thể    63
4.4.    Một số đặc điểm đường rò khe mang I phát hiện trong quá trình
phâu thuật    66
4.4.1.    Một số đặc điểm liên quan đến    cách thức phẫu thuật    66
4.4.2.    Đường đi và sự phân nhánh của đường rò    66
4.4.3.    Liên quan giải phẫu của đường rò với dây VII    67
KẾT LUẬN    70
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ    72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BỆNH ÁN MẪU

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment