Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và điều trị u biểu mô Bề mặt nhãn cầu
Luận ánNghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và điều trị u biểu mô Bề mặt nhãn cầu.U biểu mô bề mặt nhãn cầu (BMNC) là bệnh hiếm gặp, bao gồm các khối u ở biểu mô kết mạc, giác mạc và những khối u ở vùng rìa kết giác mạc. Shields C.L và cộng sự [94] khi nghiên cứu 1643 bệnh nhân u kết giác mạc từ năm 1974 đến 2002 thấy rằng u biểu mô kết giác mạc chiếm 13%. Trong đó, 11% u biểu mô ác tính và tiền ác tính, 2% là các khối u lành tính.
Biểu hiện lâm sàng của các khối u rất đa dạng và phong phú: ton thương dạng gelatin, dạng nhú, dạng mảng bạch sản… Vị trí hay gặp của khối u ở kết mạc, giác mạc đặc biệt là vùng rìa kết giác mạc. Các khối u biểu mô BMNC thường gặp ở những người da trắng, những người sống ở khu vực gần xích đạo. Các khối u biểu mô lành tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, các khối u nội biểu mô (CIN) và các khối ung thư biểu mô (UTBM) xâm nhập hay gặp ở người cao tuổi, nam nhiều hơn nữ [30], [96]. Để chan đoán xác định các loại khối u này, phải dựa vào lâm sàng và xét nghiệm mô bệnh học.
Phẫu thuật cắt bỏ khối u là phương pháp điều trị chính, nhưng tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật cao, đặc biệt là nhóm CIN và UTBM xâm nhập. Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật cắt bỏ đơn thuần dao động trong khoảng từ 15-52%[28],[61],[104]. Vì vậy, trong điều trị các khối u nội biểu mô và các khối UTBM xâm nhập; ngoài phương pháp phẫu thuật đơn thuần, các nhà nhãn khoa trên thế giới đã sử dụng một số phương pháp điều trị với mục đích hạn chế mức độ tái phát của khối u như: lạnh đông, xạ trị và gần đây là hóa trị liệu như Mitomycin C (MMC), 5-Fluorouracil (5-FU) và miễn dịch trị liệu Interferon alfa2b (IFN-a2b) [9],[14],[25],[36],[77],[87]. Trong đó, MMC bắt đầu được sử dụng điều trị u biểu mô BMNC lần đầu tiên vào năm 1994[35]. Shields và Cs (2002) điều trị MMC 0,04% cho 10 trường hợp UTBM tế bào vảy, thời gian theo dõi 6-42 tháng không gặp trường hợp nào tái phát [91]. Chen C và Cs (2004) điều trị 27 trường hợp CIN với MMC 0,02% và cũng không gặp trường hợp nào tái phát trong thời gian theo dõi 12¬50 tháng [22]…
Trên thế giới có rất nhiều các công trình nghiên cứu về lâm sàng và mô bệnh học của u biểu mô BMNC, cũng như các phương pháp điều trị nhằm loại bỏ khối u và hạn chế đến mức tối đa sự tái phát. Hiện nay, việc nghiên cứu lâm sàng và điều trị u biểu mô BMNC ở Việt Nam đã bắt đầu được tiến hành; tuy nhiên cho tới nay mới có một số nghiên cứu hồi cứu và một vài ca lâm sàng được công bố. Chính vì vậy, để góp phần nghiên cứu về mặt lâm sàng, mô bệnh học cũng như điều trị các khối u biểu mô BMNC nhất là các khối u nội biểu mô và UTBM xâm nhập, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và điều trị u biểu mô Bề mặt nhãn cầu”, với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học u biểu mô BMNC.
2. Đánh giá kết quả điều trị u nội biểu mô, UTBM xâm nhập BMNC bằng phương pháp phẫu thuật kết hợp với sử dụng MMC 0,02%.
MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
Chương 1: Tổng quan s
1.1 Cấu trúc mô học của biểu mô bề mặt nhãn cầu s
1.1.1 Định nghĩa bề mặt nhãn cầu s
1.1.2 Giác mạc s
1.1. s Kết mạc 5
1.1.4 Vùng rìa kết giác mạc 5
1.2 U biểu mô bề mặt nhãn cầu ó
1.2.1 Dịch tễ học và một số yếu tố nguy cơ ó
1.2.2 Một số phân loại của u biểu mô BMNC theo mức độ tổn thương
mô bệnh học 9
1.2. s Đặc điểm chung của các khối u biểu mô 10
1.2.4 U biểu mô lành tính 11
1.2.5 U nội biểu mô 14
1.2.6 Ung thư biểu mô xâm nhập 15
1.2.7 Phân loại mức độ lâm sàng và bệnh lý theo TNM 20
1.3. Các phương pháp điều trị 21
l. s.l Điều trị các khối u biểu mô lành tính 21
1 .s .2 Các phương pháp điều trị u nội biểu mô và UTBM xâm nhập 22
1.4 Tình hình nghiên cứu ở Việt nam và trên thế giới ss
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu s5
2.1 Đối tượng nghiên cứu s5
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn lựa bệnh nhân s5
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 35
2.2 Phương pháp nghiên cứu 35
2.2.1 Loại hình nghiên cứu 35
2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu 35
2.2.3 Sơ đồ nghiên cứu 36
2.2.4 Phương tiện nghiên cứu 37
2.2.5 Cách thức nghiên cứu 38
2.2.6 Thu thập số liệu 51
2.2.7 Xử lý số liệu 51
2.2.8 Đạo đức nghiên cứu 51
Chương 3: Kết quả 52
3.1 Đặc điểm bệnh nhân 52
3.1.1 Tuổi và giới 52
3.1.2 Sự phân bố của khối u biểu mô BMNC ở hai mắt 55
3.1.3 Tình trạng thị lực bệnh nhân khi nhập viện 55
3.1.4 Thời gian bị bệnh 57
3.1.5 Tình trạng khối u khi nhập viện 57
3.2 Đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của u biểu mô BMNC 58
3.2.1 Các yếu tố liên quan đến sự xuất hiện của khối u 58
3.2.2 Các triệu chứng lâm sàng 60
3.2.3 Các dạng tổn thương đại thể của các khối u biểu mô BMNC… .61
3.2.4 Vị trí khối u trên bề mặt nhãn cầu 62
3.2.5 Kích thước, độ rộng và mức độ xâm lấn của u biểu mô BMNC.64
3.2.6 Phân loại giai đoạn lâm sàng khối u theo cách phân loại TNM..70
3.2.7 Phân loại các tổn thương theo mô bệnh học 70
3.2.8 Độ mô học của UTBM tế bào vảy trong nhóm nghiên cứu 72
3.3 Kết quả điều trị u nội biểu mô BMNC và UTBM xâm nhập bằng phương pháp phẫu thuật kết hợp tra MMC0,02% 72
3.3.1 Kết quả điều trị phẫu thuật theo kết quả mô bệnh học 72
3.3.2 Thời gian theo dõi và số BN được theo dõi ở các thời điểm 73
3.3.3 Kết quả điều trị phẫu thuật kết hợp tra MMC 0,02% 74
3.3.4 Các biến chứng 79
Chương 4 : Bàn luận 82
4.1 Đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học 82
4.1.1 Giới 82
4.1.2 Tuổi 83
4.1.3 Tình trạng thị lực của bệnh nhân khi nhập viện 85
4.1.4 Các yếu tố nguy cơ liên quan đến sự phát triển của khối u 86
4.1.5 Đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của các khối u biểu mô
BMNC 89
4.2 Kết quả điều trị u biểu mô ác tính BMNC 98
4.2.1 Đánh giá kết quả điểu trị các khối u biểu mô ác tính BMNC bằng
phương pháp phẫu thuật kết hợp với tra MMC 0,02% 98
4.2.2 Biến chứng 106
Kết luận 112