Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một số xét nghiệm cận lâm sàng của bệnh nhân xơ gan có Hội chứng gan thận
Luận văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một số xét nghiệm cận lâm sàng của bệnh nhân xơ gan có Hội chứng gan thận.Xơ gan là một bệnh phổ biến ở nước ta cũng như trên thế giới. Theo thống kê tại khoa nội tiêu hoá bệnh viện Bạch Mai, xơ gan đứng hàng đầu trong các bệnh gan mật. Bệnh có nhiều nguyên nhân bao gồm viêm gan vi rút mạn tính, rượu, rối loạn chuyển hoá di truyền, bệnh đường mật mạn tính, các rối loạn tự miễn, thuốc và các chất độc cũng như nhiều nguyên nhân khác [10], [16]. Tỷ lệ tử vong do xơ gan ngày càng gia tăng. Theo tài liệu của tổ chức y tế thế giới (1978) thì tỷ lệ tử vong do xơ gan ở các nước dao động từ 10 đến 20/100.000 dân [15] [16]. Ở Mỹ tỷ lệ tử vong do xơ gan năm 1981 là 12,3/100.000 dân trong đó 65% do rượu [14].
Ở các nước nhiệt đới đang phát triển như Đông Nam Á, châu Phi tỷ lệ viêm gan virut cao, đặc biệt viêm gan B, C là nguyên nhân chủ yếu đưa đến xơ gan: 15% dân chúng nhiễm virut B và 1/4 số bệnh nhân viêm gan mạn, có thể đưa đến xơ gan. Tỷ lệ viêm gan C ở khu vực này cũng rất cao: 5 – 12% dân chúng bị nhiễm và cũng có 5 – 10% đưa đến xơ gan [14].
Bệnh xơ gan diễn biến kéo dài, phức tạp ảnh hưởng trực tiếp tới sức lao động, sinh hoạt của người bệnh. Bệnh cảnh lâm sàng của bệnh xơ gan tuỳ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh. Giai đoạn tiềm tàng hoàn toàn không có triệu chứng do gan có khả năng hoạt động bù trừ, khó phát hiện sớm. Khi các triệu chứng lâm sàng đã rõ thì thường bệnh đã vào giai đoạn muộn. Khoảng 10 năm sau khi được chÈn đoán xơ gan, tỷ lệ bệnh nhân bị xơ gan mất bù đã xấp xỉ 60%, với tỷ lệ sống là 50% và hầu như các trường hợp tử vong đều do các biến chứng [3] [6]. Xơ gan mất bù là xơ gan có dịch cổ trướng, điều trị Ýt đáp ứng, tái phát nhanh, có nhiều biến chứng xảy ra như: XHTH do giãn vỡ TMTQ, hôn mê gan, hội chứng gan thận, ung thư gan .v.v…, tỷ lệ tử vong cao [11], [16].
Ở bệnh nhân xơ gan, tổn thương thận rất đa dạng bao gồm hoại tử ống thận cấp, nhiễm axit ống thận, song biến chứng thường gặp và được quan tâm nhiÒu hơn cả là hội chứng gan thận. Hội chứng gan thận là một dạng suy thận cấp chức năng, là hậu quả của giảm dòng máu qua thận và do co mạch thận [14], [23], [41], dẫn tới giảm mức lọc cầu thận, giảm bài tiết natri, giảm bài tiết nước tiểu. Hội chứng gan thận gắn liền với tiên lượng dè dặt hoặc tiên lượng xấu của xơ gan (theo tiên lượng của Child – Pugh thì đó là Child-Pugh B hoặc Child-Pugh C). Khi HCGT xuất hiện thì thời gian sống của bệnh nhân trung bình 1,7 tuần và 90% bệnh nhân tử vong trong vòng 10 tuần sau khi được chÈn đoán [14], [22], [36].
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về cơ chế bệnh sinh, phương pháp chẩn đoán, các yếu tố tiên lượng và điều trị HCGT trong xơ gan bước đầu đã có những kết quả đáng khích lệ. Ở Việt Nam nghiên cứu về HCGT còn chưa nhiều do đó cần phải có thêm những nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của HCGT trên bệnh nhân xơ gan để làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp sau về can thiệp, điều trị, nhằm kéo dài thời gian sống, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân xơ gan. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một số xét nghiệm cận lâm sàng của bệnh nhân xơ gan có Hội chứng gan thận” nhằm mục tiêu:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân xơ gan có HCGT.
2. Nhận xét một số yếu tố nguy cơ gây hội chứng gan thận của bệnh nhân xơ gan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Phan Thị Thu Anh (2002), “Sinh lý bệnh chức năng gan”, Sinh lý bệnh học, Nhà xuất bản Y học, tr. 372 – 391.
2. Nguyễn Thị Chi (2003), “Nhận xét hội chứng gan thận ở bệnh nhân xơ gan theo phân loại Child – Pugh”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Đại học Y Hà Nội.
3. Christian Mendez, Richard Wright (2002), “Các biến chứng của xơ gan”, Tạp chí thông tin y dược số đặc biệt chuyên đề bệnh gan mật, tr. 45-65.
4. Phạm Thị Phương Hạnh (2006), “Tìm hiểu tỷ lệ suy thận và nồng độ Aldosteron huyết thanh trên bệnh nhân xơ gan cổ trướng nặng”, Luận văn thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
5. Harison tập 3 (2000), “Các nguyên lý y học nội khoa”, NXB Y học.
6. Nguyễn Quang Hiếu (1994), “Những yếu tố làm cho bệnh nhân xơ gan nặng lên và tử vong”, Luận văn Th.S Y Dược, HVQY.
7. Hà Hoàng Kiệm (2008), “Suy thận cấp”, Bệnh học nội khoa tập I, Sau đại học, HVQY, tr. 299 – 315.
8. Đào Văn Long (2002), “Điều trị xơ gan”, Điều trị học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, tr. 208 – 209.
9. Vũ Văn Lạp (2007), “Thận điều hoà huyết áp”, Sinh lý học, Tập I, Đại học HVQY, tr. 376 – 377.
10. Hoàng Gia Lợi và cộng sự (2003), “Bệnh xơ gan”, Bệnh học nội tiêu hoá, Tập 2, Sau đại học. HVQY; tr 29-38.
11. Tạ Long (2000), “Xơ gan”, Bài giảng bệnh học tiêu hoá, chương trình bồi dưỡng sau đại học, Bệnh viên TƯQĐ108.
12. Lê Quang Nghĩa, Lê Quang Nhân (2005), “Hội chứng gan thận”, Điều trị xơ gan và các biến chứng, NXB Y học chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, tr 85 -87.
13. Đặng Thị Kim Oanh (2002), “Nghiên cứu hình ảnh nội soi và mô bệnh học của niêm mạc dạ dày thực quản ở bệnh nhân xơ gan”, Luận án tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
14. Hoàng Trọng Thảng (2002), Bệnh học tiêu hoá gan – mật, NXB Y học.
15. Nguyễn Khánh Trạch, Phạm Thị Thu Hồ (1999), “Chẩn đoán cổ trướng”, Nội khoa cơ sở tập II, NXB Y học, tr 180 – 189.
16. Nguyễn Khánh Trạch, Phạm Thị Thu Hồ (2003), “Xơ gan”, Bài giảng nội khoa tập 2, ĐHYHN, NXB Y học, tr.193-201.
17. Nguyễn Vượng (1998), “Giải phẫu bệnh học”, NXBYH.
18. Nguyễn Văn Xang (2000), “Suy thận cấp”, Bách khoa thư bệnh học tập I NXB từ điển Bách khoa, tr 459 – 552.
MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
Chương 1: Tổng quan 3
1.1. Khái niệm 3
1.2. Giải phẫu bệnh và mô bệnh học 3
1.2.1. Đại thể 3
1.2.2. Mô bệnh học 5
1.3. Các biểu hiện lâm sàng của xơ gan 6
1.3.1. Xơ gan tiềm tàng 6
1.3.2. Xơ gan còn bù 6
1.3.3. Xơ gan mất bù 7
1.4. Tiên lượng xơ gan 8
1.5. Biến chứng của xơ gan 9
1.6. Cơ chế hình thành cổ trướng trong xơ gan 9
1.7. Hội chứng gan – thận 11
1.7.1. Cơ chế bệnh sinh 11
1.7.2. Triệu chứng lâm sàng 18
1.7.3. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt 19
1.7.4. Điều trị HCGT 22
1.7.5. Tiên lượng: 23
1.7.6. Tình hình nghiên cứu hội chứng gan thận ở nước ngoài và trong nước. 23
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu: 25
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 25
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu: 26
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu. 26
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu 26
2.2.3. Các bước tiến hành 26
2.2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu 30
2.3. Xử lý số liệu 33
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 35
3.1. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân xơ gan có hội chứng gan thận 35
3.1.1. Đặc điểm chung của nhóm BN xơ gan có hội chứng gan thận 35
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của BN xơ gan có HCGT 38
3.1.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng liên quan HCGT ở BN xơ gan. 42
3.2. Một số yếu tố nguy cơ gây HCGT ở BN xơ gan theo phân loại Child – Pugh 44
3.2.1. Một số yếu tố nguy cơ gây HCGT ở BN xơ gan theo phân loại Child – Pugh 44
3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến tiến triển bệnh 46
Chương 4: Bàn luận 52
4.1. Đặc điểm bệnh nhân xơ gan có hội chứng gan thận 52
4.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân xơ gan có hội chứng gan thận 52
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của xơ gan có HCGT 53
4.2. Nhận xét một số yếu tố nguy cơ HCGT và tiến triển bệnh ở BN xơ gan 61
4.2.1. Cổ trướng căng to 61
4.2.2. Nhiễm trùng dịch cổ trướng và nhiễm trùng ở nơi khác 62
4.2.3. Bilirubin TP máu: 63
4.2.4. Bệnh não gan: 63
Kết luận 64
Kiến nghị 66
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố theo giới 36
Bảng 3.2. Phân bố xơ gan có hội chứng gan thận theo phân loại Child- Pugh 37
Bảng 3.3. Một số triệu chứng lâm sàng 38
Bảng 3.4. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân xơ gan có hội chứng gan thận 39
Bảng 3.5. Xét nghiệm sinh hóa của bệnh nhân xơ gan có hội chứng gan thận theo tiên lượng Child- Pugh. 40
Bảng 3.6. Xét nghiệm điện giải đồ máu: 41
Bảng 3.7. Đặc điểm lâm sàng liên quan đến hội chứng gan thận 42
Bảng 3.8. Mức lọc cầu thận liên quan tới phân loại Child – Pugh của bệnh nhân xơ gan có HCGT 42
Bảng 3.9. Một số yếu tố nguy cơ liên quan hội chứng gan thận của bệnh nhân xơ gan theo phân loại Child- Pugh. 44
Bảng 3.10. Số lượng các yếu tố nguy cơ có liên quan đến HCGT ở bệnh nhân xơ gan theo phân loại Child- Pugh 45
Bảng 3.11. Liên quan giữa tăng Bilirubin máu của bệnh nhân xơ gan có hội chứng gan thận với tiến triển bệnh 46
Bảng 3. 12. Liên quan giữa giảm Albumin máu của bệnh nhân xơ gan có HCGT với tiến triển của bệnh 47
Bảng 3.13. Liên quan giữa nồng độ Prothrombin máu của bệnh nhân có HCGT với tiến triển của bệnh 48
Bảng 3.14. Liên quan giữa nồng độ Natri máu của bệnh nhân có HCGT với tiến triển của bệnh 48
Bảng 3.15. Liên quan giữa giảm mức lọc cầu thận của bệnh nhân xơ gan có HCGT với tiến triển của bệnh 49
Bảng 3.16. Liên quan giữa phân týp HCGT ở bệnh nhân xơ gan theo phân loại Child- Pugh 50
Bảng 3.17. Liên quan giữa các týp của HCGT ở bệnh nhân xơ gan với tiến triển của bệnh 51
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi 35
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới 36
Biểu đồ 3.3. Phân bố xơ gan có hội chứng gan thận theo phân loại Child – Pugh 37
Biểu đồ 3.4. Yếu tố cận lâm sàng ở bệnh nhân xơ gan có HCGTtheo phân loại Child – Pugh 43
Biểu đồ 3.5. Số lượng các yếu tố nguy cơ có liên quan đến HCGT ở bệnh nhân xơ gan theo tiên lượng Child- Pugh 45
Biểu đồ 3.6. Liên quan giữa tăng Bilirubin máu của bệnh nhân xơ gan có hội chứng gan thận với tiến triển bệnh 46
Biểu đồ 3.7 Liên quan giữa giảm Albumin máu của bệnh nhân xơ gan có HCGT với tiến triển của bệnh 47
Biểu đồ 3.8. Liên quan giữa nồng độ Natri máu của bệnh nhân có HCGT với tiến triển của bệnh 49
Biểu đồ 3.9. Liên quan giữa giảm mức lọc cầu thận của bệnh nhân có HCGT với tiến triển của bệnh 50
Nguồn: https://luanvanyhoc.com