Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng một số xét nghiệm và siêu âm- Doppler của bệnh nhân hở van hai lá mạn tính
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng một số xét nghiệm và siêu âm- Doppler của bệnh nhân hở van hai lá mạn tính.Hở van hai lá là tình trạng bệnh lý, trong đó ở thì tâm thu, có dòng máu phụt ngược từ buồng thất trái lên buồng nhĩ trái qua van hai lá. Cơ chế hở này có thể do tổn thương ở vòng van, lá van, dây chằng, cơ nhú và cũng có thể do giãn buồng tim.
Do bệnh diễn tiến chậm âm ỉ, thông thường những bệnh nhân đến viện được chẩn đoán là hở van hai lá trên lâm sàng thì mức độ hở trên siêu âm – Doppler tim thường là vừa đến nhiều hoặc hở nhiều. Với những bệnh nhân này khả năng để chữa khỏi là rất khó khăn, nhưng nếu được phát hiện khi chưa có suy tim và mức độ van hở còn ít, có thể chữa khỏi đối với những trường hợp hở van hai lá do thấp, làm chậm diễn tiến đến suy tim đối với những bệnh cơ tim và hạn chế rối loạn huyết động đối với hở hai lá do thoái hoá nhầy và bệnh mạch vành.
Những lợi ích rất rõ ràng của vấn đề phát hiện sớm hở van hai lá khi chưa có suy tim là hạn chế được sự trở nặng và làm chậm lại sự tiến triển của bệnh đồng thời cho hướng điều trị và phòng bệnh cụ thể tuỳ từng giai đoạn của hở van hai lá. Chính vì vậy nghiên cứu phát hiện sớm loại bệnh lý này là cần thiết.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán hở van hai lá. Trong các phương pháp thăm dò phát hiện hở van hai lá khi chưa có suy tim trên lâm sàng thì siêu âm – Doppler tim là một phương pháp lựa chọn hàng đầu do nó có thể thực hiện ở ngay từ cơ sở tuyến huyện, tuyến tỉnh, đồng thời không gây hại cho bệnh nhân, hơn nữa đây là một xét nghiệm không xâm nhập và chi phí không quá tốn kém, có thể làm nhiều lần để so sánh và theo dõi quản lý bệnh.
Trong nước cũng như trên thế giới đã có không ít các tác giả nghiên cứu về siêu âm – Doppler tim trên bệnh nhân hở hai lá, nhưng chúng tôi thấy nghiên cứu về hở van hai lá khi chưa suy tim không nhiều và vẫn rất cần thiết, nhất là những tuyến y tế cơ sở nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng điều trị, tư vấn và phòng bệnh kịp thời.
Trên cơ sở các lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng một số xét nghiệm và siêu âm – Doppler của bệnh nhân hở van hai lá mạn tính” nhằm các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và một số xét nghiệm của người bệnh hở van hai lá mạn tính chưa suy tim trên lâm sàng.
2. Nghiên cứu đặc điểm hở van hai lá mạn tính chưa suy tim trên siêu âm – Doppler.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiêng việt
1. Hoàng Minh Châu (1994), “Đánh giá chức năng thất trái bằng siêu âm tim”, Siêu âm Doppler tim, tr. 83 – 90.
2. Alain Combes (1997), Tim mạch học, sách dịch, Nxb Y học Hà Nội, tr. 64 – 77.
3. Vũ Anh Dũng (2001), “Giải phẫu tim ứng dụng trong siêu âm”, Giáo trình siêu âm – Doppler tim mạch, Nxb Y học Hà Nội, tr. 32 – 49.
4. Đỗ Hoàng Dương và cộng sự (2004), “Nghiên cứu kích thước v an hai lá người Việt trưởng thành bằng siêu âm và phẫu tích”, Tạp chí tim mạch học Việt Nam số 37 tháng 3-2004, Hà Nội, tr. 66-68.
5. Phạm Tử Dương, Phạm Nguyên Sơn (2006), Suy tim, Nxb Y học Hà Nội, tr.102 – 144.
6. Nguyễn Mạnh Hà (2001), “Siêu âm tim”, Bài giảng bệnh học Nội khoa sau đại học tập 1. Nxb Quân đội Nhân dân, tr. 89 – 103.
7. Trương Đình Hạnh (1996), “Bệnh thấp tim tại Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1989 – 1995”, Tóm tắt báo cáo khoa học tại Đại hội tim mạch học Quốc gia Việt Nam lần thứ sáu, tr. 67.
8. Harisios Boudoulas và Charles F. Wooley (2001), “Bệnh lý van tim”, Tạp chí tim mạch học Việt Nam số 27, sách dịch, tr. 66 – 72.
9. Hội tim mạch học Việt Nam (2001), Siêu âm – Doppler tim ở người bình thường.
10. Nguyễn Lân Hiếu (2002), “Tiếng thổi ở tim trẻ em”, Tạp chí tim mạch học Việt Nam số 30, tr. 24 – 27.
11. Nguyễn Lân Hiếu (2004), „„Suy tim ở trẻ em”, Tạp chí tim mạch học Việt Nam số 39, tr. 47 – 57.
12. Trương Thanh Hương (2001), „„Vai trò của siêu âm tim qua thực quản trong chẩn đoán một số bệnh lý tim mạch”, Giáo trình siêu âm – Doppler tim mạch, Nxb Y học Hà Nội, tr. 125 – 153.
13. Phạm Gia Khải ( 2001), „„Hở lỗ van hai lá”, Bài giảng bệnh học Nội khoa sau đại học tập 1, Nxb Quân đội Nhân dân, tr. 66 – 70.
14. Phạm Gia Khải ( 1994), „„Chẩn đoán siêu âm trong các bệnh van tim”, Bách khoa thư bệnh học tập 2, tr. 187 – 192.
15. Phạm Gia Khải (2001), „„Đại cương về siêu âm – Doppler tim”, Giáo trình siêu âm – Doppler tim mạch, Nxb Y học Hà Nội, tr. 22 – 31.
16. Nguyễn Thị Loan, Đỗ Hoàng Dương, Lý Thuý Minh, Bùi Thị Quyên và cs (2005), „„Nghiên cứu một số đặc điểm siêu âm tim ở bệnh nhân hở van hai lá nhiều”, Kỷ yếu đại hội tim mạch tháng 12/2006, tr. 56 – 59.
17. Đỗ Doãn Lợi (2001), „„Đánh giá hình thái, chức năng và huyết động học của tim bằng siêu âm – Doppler tim”, Giáo trình siêu âm – Doppler tim mạch, Nxb Y học Hà Nội, tr. 65 – 81.
18. Đỗ Doãn Lợi, Đinh Thị Kim Dung và CS (2001), “Siêu âm tim ở các bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 4 chưa lọc máu chu kỳ”, Tạp chí tim
mạch học Việt Nam số 27, tr. 25 – 29.
19. Đỗ Doãn Lợi, Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Lân Việt, Phạm Gia Khải, Nguyễn Nguyên Khôi, Đinh Thị Kim Dung, Nguyễn Văn Sang (1996), „„Đánh giá những biến đổi về hình thái và chức năng tim bằng phươ ng pháp siêu âm – Doppler ở các bệnh nhân chạy thận nhân tạo do suy thận mạn”, Tóm tắt báo cáo khoa học tại đại hội tim mạch học quốc gia Việt Nam lần thứ sáu, tr. 107 – 108.
20. Nguyễn Xuân Sơn (2001), „„Hở van hai lá”, Sổ tay thầy thuốc thực hành tập 1. Nxb Y học, tr. 39 – 48.
21. Nguyễn Thanh Sơn (2005), „„Vai trò của siêu âm – Doppler tim qua thành ngực trong hở van hai lá mạn tính vừa và nhiều”, Luận văn thạc sỹy học, Hà Nội.
22. Phạm Thị Hồng Thi (2005), „„Nghiên cứu các tổn thương tim trong bệnh lý van hai lá mắc phải bằng siêu âm tim qua đường thực quản”, Luận văn tiến sỹ y học, Hà Nội.
23. Trần Văn Thuyết (2005), “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và biến chứng bệnh van hai lá do thấp”, Luận văn thạc sỹy học, Thái Nguyên.
24. Trần Đỗ Trinh, Trần Văn Đồng (2004), Hướng dẫn đọc điện tim, Nxb Y học Hà Nội.
25. Phạm Nguyễn Vinh (2003), „„Các phương pháp cận lâm sàng khảo sát chức năng và hình thái hệ tim mạch”, Siêu âm tim và bệnh lý tim mạch tập 2, Nxb Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 45 – 51.
26. Phạm Nguyễn Vinh (2003), „„ Bệnh hở van hai lá”, Siêu âm tim và bệnh lý tim mạch tập 2, Nxb Y học TP Hồ Chí Minh, tr. 63 – 81.
27. Phạm Nguyễn Vinh (2003), „„Khảo sát chức năng của tim bằng siêu âm TM, 2D và Doppler”, Siêu âm tim và bệnh lý tim mạch tập 2, Nxb Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 153 – 161.
28. Phạm Nguyễn Vinh (2003), „„Chẩn đoán và điều trị một số rối loạn nhịp tim”, Siêu âm tim và bệnh lý tim mạch tập 2, Nxb Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 347 – 366.
29. Nguyễn Lân Việt (2001), „„Siêu âm – Doppler trong hở van hai lá”, Giáo trình siêu âm – Doppler tim mạch, Nxb Y học, tr. 256 – 264.
30. Nguyễn Lân Việt (1994), „„Đánh giá tăng áp lực động mạch phổi bằng phương pháp siêu âm – Doppler tim”, Siêu âm Doppler tim, tr. 131 – 135.
31. Nguyễn Lân Việt (1994), „„Siêu âm – Doppler tim”, Bài giảng sau đại học, Nxb Y học Hà Nội, tr. 71 – 77.
32. Nguyễn Lân Việt (2007), „„Thấp tim”, Thực hành bệnh tim mạch, Nxb Y học Hà Nội, tr. 272 – 282.
33. Nguyễn Lân Việt (2007), „„Hở van hai lá”, Thực hành bệnh tim mạch, Nxb Y học Hà Nội, tr. 306 – 319.
34. Lê Thị Yến, Huỳnh Văn Minh, Phạm Như Thế (2007), „’Nghiên cứu chức năng tâm thu thất trái ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp bằng siêu âm tim’’, Tạp chí tim mạch học Việt Nam số 47, tr. 609 – 618.
Tiếng Anh
35. Arthur E. Weyman and Marielle Scherrer – Crosbie (2004), Marfan syndrome and mitral valve prolapse. The American Society for Clinical Investigation; 114, pp. 1543 – 1546.
36. Boon N. A and B. Bloom Fied (2002), The medical Management of Valvar heart disease, Heart 87, pp. 395 – 400.
37. Catherin M. Otto (2001), Evaluation and Managemnt of Chronic Mitral Regurgitation, The New Englan journal of medecine, volume 345, pp. 928 – 929.
38. Cheryl L. Reid et al (2007), Prevalence and clinical correlates of isolated mitral, isolated aortic regurgitation, and both in adults aged 21 to 35 years (from the cardia study), The American journal of Cardiology, volume 99, issue 6, pp. 830 – 834.
39. Dan Gilon, Ferdinando S. Buonanno et al (1999), Lack of evidence of an association between mitral – valve prolapse and stroke in young patients. The New Englan journal of medecine, volume 341, pp. 228 – 239.
40. Enrique – Sanrano M (2005), Asymptomatic mitral regurgitation natural history management, The 15th scientific congress. JCS/ACC Jont symposium Japanese Circulation Society.
41. Francesco Grigioni et al (2004). Sudden death in mitral regurgitation due to flail leaflet, J Am Coll Cardiol 34, pp. 2078 – 2085.
42. Grenadier E et al (1985), Ruptured mitral chordae tendineae may be a frequent and insignificant complication in the mitral valve prolapse, syndrome European heart journal, volome 6, pp. 1006 – 1015.
43. Jeffrey R. Bender (2007), Heart valve disease, pp. 167 – 175.
44. John E. C et al (2001), Prevalence and correlates of mitral regurgitation in a population – based samble, Am J Cardiol 87, pp. 298 – 304.
45. Lisa A. Freed, Daniel Levy et al (1999), Prevalence and clinical outcome of mitral valve prolapse. The New Englan journal of medecine, volume 341.
46. Lurildo R. Saraiva, Regina W. Carneiro, Mauro B. Arruda, Djair Brindeiro, Vital Lira (1999), Mitral valve disease with rheumatic appearance in the presence of left ventricular endomyocardial fibrosis, Arq Bras Cardiol. Volume 72, pp. 330 – 332.
47. Richard H. Macrcus, Pinhas Sareli, Wendy A. Pocock and John B. Barlow (2004) The spectrum of severe rheumatic mitral valve disease in a developing country: Correiations among clinical presentation, surgical pathologic findings, and hemodynamic sequelae, Annals internal medicine, volume 120, pp. 177 – 183.
48. Singh R. C et al (1999), Prevalence and clinical determinal of mitral, tricuspid and aotic regurgitation. Am J Cardiol 83, pp. 897 – 902.
49. Thomas S. Denny et al (2007), Effect of primary mitral regurgitation on left ventricular synchrony, The American journal of Cardiology, volume 100, issue 4, pp. 707 – 711.
50. Zoltan G. Turi (2004), Mitral valve disease. Circulation 109, pp. 38 – 41.
51. Zouridakis E. G, F.L. Parthenakis, G. E. Kochiadakis, E. M. Kanuoupakis and P. E. Vardas (2001), QT dispersion in partients with mitral valve prolapse is related to the echocardiographic degree of the prolapse and mitral leaflet thickness, Europace 3, pp. 292 – 29
MỤC LỤC
NỘIDUNG TRANG
Đặt vấn đề 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.
1.1 Một số khái niệm về bệnh hở van hai lá 3
1.2 Đặc điểm siêu âm Doppler trong bệnh lý van hai lá 7
1.3 Chẩn đoán bệnh hở van hai lá trên siêu âm 8
1.4 Ảnh hưởng do hở van hai lá ở tim 11
1.5 Tình hình nghiên cứu về hở van hai lá 12
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu 14
2.2 Phương pháp nghiên cứu 14
2.3 Các bước nghiên cứu 14
2.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu 14
2.5 Kỹ thuật thu thập số liệu 17
2.6 Vật liệu nghiên cứu 23
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm chung và lâm sàng 25
3.2 Đặc điểm siêu âm – Doppler và các yếu tố liên quan 32
CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN
4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 47
4.2 Triệu chứng lâm sàng 48
4.3 Triệu chứng cận lâm sàng 50
4.4 Bàn luận về đặc điểm siêu âm Doppler – tim và các yếu 52 tố liên quan
KẾT LUẬN 58
KHUYẾN NGHỊ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC