Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nồng độ CRP, TNF-α huyết thanh và biến đổi một số chỉ số hình thái, chức năng tim ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nồng độ CRP, TNF-α huyết thanh và biến đổi một số chỉ số hình thái, chức năng tim ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là bệnh viêm khớp mạn tính tự miễn, tổn thương cơ bản tại màng hoạt dịch các khớp. Bệnh diễn biến mạn tính với nhiều đợt tiến triển cấp tính. Trong giai đoạn tiến triển cấp tính có sưng đau nhiều khớp dẫn tới hủy khớp gây tàn phế cho người bệnh. Ngoài tổn thương khớp bệnh có thể kèm theo tổn thương tim: viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, bệnh lý van tim… dẫn đến suy tim. Đây là một yếu tố tiên lượng nặng có thể dẫn tới tử vong [1].
Protein C phản ứng (C Reactive Protein: CRP) là một protein của phản ứng viêm và là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá mức độ hoạt động bệnh VKDT. Nồng độ CRP còn liên quan đến biến cố tim mạch. Theo Graf J. và cs (2009) [2] nồng độ CRP có liên quan chặt chẽ với biến cố tim mạch ở bệnh nhân (BN) VKDT.
Cơ chế bệnh sinh của bệnh VKDT ngày càng được nhiều nghiên cứu chứng minh vai trò của yếu tố hoại tử khối u alpha (Tumor Necrosis Factor-alpha: TNF-α). Các cytokine gây ra những phản ứng viêm hệ thống trong đó TNF-α là một cytokine tiền viêm quan trọng trong cơ chế bệnh sinh. TNF-α không những có vai trò đánh giá đáp ứng điều trị của BN mà nó còn là yếu tố nguy cơ tim mạch. Theo Tomas L. và cs (2013) [3] nồng độ TNF-α huyết thanh tương quan với một số chỉ số chức năng tim ở BN VKDT.
Nguyên nhân tử vong của BN VKDT hàng đầu là tổn thương tim mạch [4]. Tuy nhiên, các biểu hiện tim mạch của bệnh VKDT thường kín đáo. Các tổn thương tim trong VKDT như: viêm màng ngoài tim, bệnh cơ tim xung huyết, tổn thương van tim, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, tăng áp lực động mạch phổi…Bên cạnh một số yếu tố nguy cơ tim mạch truyền thống như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu…[5] thì BN VKDT còn có các yếu tố nguy cơ không truyền thống liên quan đến tình trạng viêm mạn tính như tăng nồng độ CRP, TNF-α, tốc độ máu lắng (TĐML) và yếu tố dạng thấp (Rheumatoid Factor: RF), giữ nước do dùng glucocorticoid trong điều trị đợt bệnh hoạt động, thiếu máu…Tất cả những yếu tố trên góp phần làm tăng tỷ lệ suy tim và tử vong do nguyên nhân tim mạch.
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tổn thương tim mạch sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và là nguy cơ tử vong của BN VKDT [1]. Một trong các phương pháp đánh giá đầy đủ về những thay đổi về hình thái và chức năng tim, nhất là phát hiện sớm những rối loạn chức năng thất trái ở BN VKDT là phương pháp siêu âm Doppler mô cơ tim [6].
Tại Việt Nam, phần lớn BN VKDT đến khám khi đã ở giai đoạn nặng, bệnh hoạt động mạnh, nguy cơ tàn phế và tử vong cao. Do đó việc khảo sát đầy đủ và toàn diện các yếu tố nguy cơ như: nồng độ CRP huyết tương, TNF-α huyết thanh và thay đổi hình thái, chức năng tim đặc biệt là chức năng thất trái của BN VKDT là rất cần thiết. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nồng độ CRP, TNF-α huyết thanh và biến đổi một số chỉ số hình thái, chức năng tim ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp” nhằm 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nồng độ CRP huyết tương, TNF-α huyết thanh và một số chỉ số hình thái, chức năng tim ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nồng độ CRP huyết tương, TNF-α huyết thanh, mức độ hoạt động bệnh với một số chỉ số hình thái, chức năng tim ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt trong luận án
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình
Danh mục các sơ đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. ĐẠI CƯƠNG BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP 3
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu 3
1.1.2. Triệu chứng lâm sàng 3
1.1.3. Triệu chứng cận lâm sàng 6
1.1.4. Chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp 7
1.1.5. Đánh giá mức độ hoạt động bệnh 9
1.1.6. Điều trị 10
1.2. CƠ CHẾ BỆNH SINH VÀ VAI TRÒ CỦA CRP, TNF-α TRONG BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP 11
1.2.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh bệnh viêm khớp dạng thấp 11
1.2.2. Protein C phản ứng 14
1.2.3. Yếu tố hoại tử khối u alpha 15
1.3. TỔN THƯƠNG TIM VÀ VAI TRÒ CỦA SIÊU ÂM DOPPLER MÔ CƠ TIM TRONG ĐÁNH GIÁ HÌNH THÁI, CHỨC NĂNG TIM Ở BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP 19
1.3.1. Tổn thương tim trong bệnh viêm khớp dạng thấp 19
1.3.2. Vai trò của siêu âm Doppler mô cơ tim trong đánh giá hình thái, chức năng tim 25
1.4. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, NỒNG ĐỘ CRP HUYẾT TƯƠNG, TNF-α HUYẾT THANH VÀ MỘT SỐ CHỈ SỐ HÌNH THÁI, CHỨC NĂNG TIM Ở BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP 30
1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới 30
1.4.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam 36
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 37
2.1.1. Nhóm bệnh 37
2.1.2. Nhóm chứng 38
2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 39
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 39
2.2.2. Chọn mẫu nghiên cứu 39
2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 40
2.2.4. Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu 52
2.2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu 55
2.2.6. Đạo đức nghiên cứu 58
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU 59
2.4. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU 61
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 62
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, NỒNG ĐỘ CRP HUYẾT TƯƠNG, TNF-α HUYẾT THANH VÀ MỘT SỐ CHỈ SỐ HÌNH THÁI, CHỨC NĂNG TIM Ở BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP 62
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp 62
3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp 66
3.1.3. Nồng độ CRP huyết tương và TNF-α huyết thanh của đối tượng nghiên cứu 68
3.1.4. Một số chỉ số hình thái, chức năng tim của đối tượng nghiên cứu 70
3.2. MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, NỒNG ĐỘ CRP HUYẾT TƯƠNG, TNF-α HUYẾT THANH, MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG BỆNH VỚI MỘT SỐ CHỈ SỐ HÌNH THÁI, CHỨC NĂNG TIM Ở BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP 74
3.2.1. Liên quan đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nồng độ CRP huyết tương, TNF-α huyết thanh, mức độ hoạt động bệnh với một số chỉ số hình thái thất trái 74
3.2.2. Liên quan đặc điểm lâm sàng với một số chỉ số chức năng tim 76
3.2.3. Liên quan cận lâm sàng với một số chỉ số chức năng tim 86
3.2.4. Liên quan nồng độ CRP huyết tương và TNF-α huyết thanh với một số chỉ số chức năng tim 87
3.2.5. Liên quan mức độ hoạt động bệnh với một số chỉ số chức năng tim 91
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 95
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, NỒNG ĐỘ CRP HUYẾT TƯƠNG, TNF-α HUYẾT THANH VÀ MỘT SỐ CHỈ SỐ HÌNH THÁI, CHỨC NĂNG TIM Ở BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP 95
4.1.1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp 95
4.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp 101
4.1.3. Nồng độ CRP huyết tương và TNF-α huyết thanh của đối tượng nghiên cứu 103
4.1.4. Một số chỉ số hình thái, chức năng tim của đối tượng nghiên cứu 107
4.2. MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, NỒNG ĐỘ CRP HUYẾT TƯƠNG, TNF-α HUYẾT THANH, MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG BỆNH VỚI MỘT SỐ CHỈ SỐ HÌNH THÁI, CHỨC NĂNG TIM Ở BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP 116
4.2.1. Liên quan đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nồng độ CRP huyết tương, TNF-α huyết thanh, mức độ hoạt động bệnh với một số chỉ số hình thái thất trái 116
4.2.2. Liên quan đặc điểm lâm sàng với một số chỉ số chức năng tim 117
4.2.3. Liên quan đặc điểm cận lâm sàng với một số chỉ số chức năng tim 122
4.2.4. Liên quan nồng độ CRP huyết tương và TNF-α huyết thanh với một số chỉ số chức năng tim 123
4.2.5. Liên quan mức độ hoạt động bệnh với một số chỉ số chức năng tim 126
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 129
KẾT LUẬN 130
KIẾN NGHỊ 132
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC