Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn phân ly vân đông và cảm giác

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn phân ly vân đông và cảm giác

Trong xu hướng phát triển của thế giới hiên đại, hàng ngày, hàng giờ mỗi cá nhân trong xã hôi phải chịu tác đông của rất nhiều loại sang chấn tâm lí (stress), vì vây các rối loạn liên quan với stress gäp ngày càng nhiều, trong đó có các rối loạn phân ly.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (1992) Rối loạn phân ly (RLPL) là tình trạng mất môt phần hay hoàn toàn sự hợp nhất bình thường giữa trí nhớ, quá khứ, ý thức về đâc tính cá nhân với những cảm giác trực tiếp và sự kiểm soát vân đông của cơ thể. RLPL bao gồm nhiều thể bênh trong đó RLPL vân đông và cảm giác là môt thể rất thường gäp trong thực hành Tâm thần học cũng như trong nhiều chuyên khoa khác. RLPL vân đông và cảm giác là hiên tượng mất, trở ngại vân đông hoäc mất cảm giác mà không thể tìm thấy bênh lý cơ thể có thể giải thích triêu chứng, đó là môt rối loạn chức năng có liên quan chät chẽ với sang chấn tâm lý [13], [14].
Theo Kaplan-Sadock RLPL vân đông và cảm giác khá phổ biến, chiếm khoảng 0,22% dân số, chiếm 5-15% số bênh nhân đến khám tại các phòng khám đa khoa và bênh có thể phát triển thành dịch trong môt tâp thể lớn [47]. Theo Tariq Ali Al-Habeeb và công sự (1997) tỷ lê mắc RLPL vân đông và cảm giác trong dân số ở đông Li Băng là 8,3%; ở Ả Râp là 5,1% [71]. Theo Deveci và công sự (2007) tỷ lê RLPL vân đông và cảm giác ở Thổ Nhĩ Kỳ là 5,6% [30]. Kozlowska và công sự (2007) nhân thấy ở úc tỷ lê RLPL vân đông và cảm giác ở trẻ em là 0,042% [51]. Theo Leary (2003), RLPL vân đông và cảm giác chiếm 1-3% số trẻ em đến khám tại chuyên khoa tâm thần [54].
Bênh cảnh lâm sàng của RLPL vân đông và cảm giác rất đa dạng, biểu hiên bằng nhiều loại triêu chứng, từ các triêu chứng cơ thể đến các triêu
chứng thần kinh, nên RLPL vân đông và cảm giác đã gây không ít những khó khăn và nhầm lẫn trong chẩn đoán phân biệt giữa các bênh chức năng và thực thể dẫn đến việc điều trị không hiệu quả, làm cho bệnh có thể trở thành mạn tính. Trong thực tế’ 20-25% bệnh nhân RLPL vân đông và cảm giác đã được chẩn đoán là các bệnh thần kinh-nôi khoa [19], [47], [58].
Mặt khác, RLPL thường phát sinh ở những người có nhân cách yếu, xu hướng dễ tái phát và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuôc sống của người bệnh. Hình ảnh lâm sàng các RLPL thay đổi theo thời đại. Hiện nay, môt số các triệu chứng của Hysteria mà các tác giả đã mô tả trong các y văn trước đây hầu như không còn nữa (những ảo giác giống sân khấu nhiều màu sắc rất hiếm) [6]. Bởi vây, việc nhân dạng được hình thái lâm sàng của RLPL vân đông và cảm giác là môt vấn đề cần thiết trong thực hành nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị.
Cho đến nay, ở nước ta chưa có nghiên cứu nào về dịch tễ cũng như đặc điểm lâm sàng của RLPL vân đông và cảm giác. Với mong muốn nhân thức được bệnh cảnh lâm sàng, hình thái tiến triển của bệnh lý này môt cách hệ thống, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn phân ly vân đông và cảm giác ” với mục tiêu:
“ Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn phân ly vận đọng và cảm giác”.
MỤC LỤC
Đặt vấn đề    1
Chương 1: Tổng quan    3
1.1.    Lịch sử và khái niêm    3
1.2.    Tình hình nghiên cứu RLPL vân đông và cảm giác    9
1.3.    Triệu chứng lâm sàng của RLPL    12
1.4.    Triệu chứng lâm sàng của RLPL vân đông và cảm giác    14
1.5.    Các trắc nghiệm tâm lý    17
1.6.    Chẩn đoán RLPL vân đông và cảm giác    19
1.7.    Môt số nét về điều trị RLPL vân đông và cảm giác    22
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu    24
2.1.    Địa điểm nghiên cứu    24
2.2.    Đối tượng nghiên cứu    24
2.3.    Phương pháp nghiên cứu    26
2.4.    Xử lý số liệu    29
2.5.    Thời gian nghiên cứu    29
2.6.    Đạo đức nghiên cứu    29
Chương 3: Kết quả nghiên cứu    31
3.1.    Đặc điểm chung của nhổm bệnh nhân nghiên cứu    31
3.2.    Đặ c điểm lâm sàng của nhổm bệnh nhân nghiên cứu    35
3.2.1.    Tần suất xuất hiện RLPL vân đông và cảm giác so với các 35 RLPL khác và các rối loạn liên quan stress
3.2.2.    Đặc điểm các triệu chứng phân ly vân đông và cảm giác    36
3.2.3.    Số lần nằm viện    42
3.2.4.    Các chuyên khoa cơ thể đã khám    43
3.2.5.    Thời gian từ khi có triệu chứng đến lúc khám CKTT    43
3.2.6.    Các yếu tố SCTL liên quan đến khởi phát bệnh    44
3.2.7.    Đặc điểm nhân cách    46
3.2.8.    Đặc điểm các RLTT phối hợp    46
3.2.9.    Điều trị    47
Chương 4: Bàn luận    50
4.1.    Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    50
4.2.    Đặc điểm lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    54
4.2.1.    Tần suất xuất hiện RLPL vân đông và cảm giác so với các 54 RLPL khác và các rối loạn liên quan stress
4.2.2.    Đặc điểm các triệu chứng phân ly vân đông và cảm    giác    56
4.2.3.    Số lần nằm viện    64
4.2.4.    Các chuyên khoa cơ thể đã khám    65
4.2.5.    Thời gian từ khi có triệu chứng đến lúc khám CKTT    65
4.2.6.    Các yếu tố SCTL liên quan đến khởi phát bệnh    66
4.2.7.    Đặc điểm nhân cách    68
4.2.8.    Đặc điểm các RLTT phối hợp    69
4.2.9.    Điều trị    70
Kết luận    73
Kiến nghị    75
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment