Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, tác nhân vi sinh và một số dấu ấn sinh học trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, tác nhân vi sinh và một số dấu ấn sinh học trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Luận văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, tác nhân vi sinh và một số dấu ấn sinh học trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) đang là gánh nặng bệnh tật toàn cầu bởi tỉ lệ mắc cũng như tỉ lệ tử vong ngày càng gia tăng, chi phí điều trị cao và hậu quả gây tàn phế của bệnh. Tỉ lệ mắc BPTNMT thay đổi trong khoảng 3-11%, khác nhau tùy theo mỗi nước. Ở Việt Nam (2010), tỉ lệ BPTNMT ở lứa tuổi trên 40 là 4,2% và tỉ lệ mắc bệnh chung cho các lứa tuổi trên 15 là 2,2% [26]. Năm 1990, tỉ lệ tử vong do BPTNMT đứng hàng thứ 6 trong các nguyên nhân và dự đoán đứng hàng thứ 3 cho đến năm 2020 và hàng thứ 4 đến năm 2030 [133], [141].

Đợt cấp BPTNMT là một hiện tượng phổ biến trong tiến trình của bệnh, với các yếu tố thúc đẩy quan trọng là do nhiễm trùng đường hô hấp, chủ yếu do vi khuẩn hoặc virus [9]. Ước tính khoảng trên 50% đợt cấp do nhiễm khuẩn, tuy nhiên, vẫn có đến 30% trường hợp rất khó chẩn đoán xác định nguyên nhân đợt cấp [187], [193]. Bên cạnh đó, chẩn đoán đợt cấp chủ yếu vẫn dựa vào sự thay đổi của các triệu chứng lâm sàng [9]. Do đó, một xu hướng đang được quan tâm nhằm tìm ra các dấu ấn sinh học như một công cụ hổ trợ chẩn đoán đợt cấp, thiết lập mối liên quan giữa các dấu ấn sinh học với tình trạng viêm hay căn nguyên khởi phát đợt cấp.
Trong số các dấu ấn phản ánh quá trình viêm tại đường hô hấp, nitric oxide là một chất chỉ điểm tốt cho quá trình viêm đường thở. Nồng độ nitric oxide trong khí thở ra (FeNO) đã được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán tình trạng viêm và kiểm soát điều trị ở bệnh nhân hen phế quản [197]. Tuy nhiên, việc đánh giá vai trò của FeNO ở bệnh nhân BPTNMT chưa được xác định do kết quả từ các nghiên cứu không thống nhất [50]. Một số nghiên cứu cho thấy FeNO tăng ở đợt cấp BPTNMT và kết quả đáp ứng điều trị có liên quan đến sự biến đổi của FeNO [160]. Một trong các dấu ấn sinh học khác phản ánh quá trình viêm hệ thống được quan tâm trong nhiều nghiên cứu trước đây là Protein C phản ứng. Đây là một dấu ấn viêm hệ thống, đáp ứng với kích thích viêm ở pha cấp, được ghi nhận gia tăng ở cả bệnh nhân BPTNMT ổn định và trong đợt cấp [198]. Procalcitonin (PCT) là một dấu ấn chuyên biệt đánh giá nhiễm khuẩn hệ thống và sự thay đổi nồng độ có liên quan đến nguyên nhân và mức độ của tình trạng nhiễm khuẩn. Các nghiên cứu trong đợt cấp của BPTNMT cũng cho thấy giá trị của PCT nhận diện sớm tình trạng nhiễm khuẩn và giúp chỉ định kháng sinh hợp lý. Hơn nữa, CRP và PCT còn có giá trị dự đoán độ nặng và tiên lượng của bệnh [198].
Trong những năm gần đây, các nghiên cứu tại Việt Nam tập trung chủ yếu vào sự thay đổi nồng độ CRP và mối liên quan giữa CRP với các triệu chứng lâm sàng. Cho đến nay, rất ít các nghiên cứu về sự biến đổi đồng thời của PCT, CRP, FeNO cũng như mối liên quan giữa các dấu ấn sinh học này với kiểu hình lâm sàng của đợt cấp. Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, tác nhân vi sinh và một số dấu ấn sinh học trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” nhằm các mục tiêu:
1. Xác định tác nhân vi sinh, nồng độ một số dấu ấn sinh học trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
2. Xác định mối liên quan giữa đặc điểm vi sinh, nồng độ các dấu ấn sinh học với thể bệnh và mức độ nặng của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
MỤC LỤC Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, tác nhân vi sinh và một số dấu ấn sinh học trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục sơ đồ
Danh mục hình
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 3
1.1.1. Định nghĩa 3
1.1.2. Dịch tễ 3
1.1.3. Các yếu tố nguy cơ 5
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh 6
1.1.5. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng 9
1.2. Tác nhân vi sinh trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 14
1.2.1. Vai trò của nhiễm khuẩn trong đợt cấp 15
1.2.2. Vai trò của nhiễm virus trong đợt cấp 17
1.3. Vai trò nitric oxide trong khí thở ra trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 20
1.3.1. Nguồn gốc và cấu tạo của nitric oxide trong khí thở ra 20
1.3.2. Vai trò của nitric oxide trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 23
1.4. Vai trò của Protein C phản ứng trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 25
1.4.1. Nguồn gốc và cấu tạo 25
1.4.2. Vai trò của nồng độ Protein C phản ứng trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 26
1.5. Vai trò của Procalcitonin trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 29
1.5.1. Nguồn gốc và cấu tạo 29
1.5.2. Vai trò của Procalcitonin trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 32
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. Đối tượng nghiên cứu 35
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh 35
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 35
2.2. Nội dung nghiên cứu 36
2.2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 36
2.2.2. Đặc điểm tác nhân vi sinh, biến đổi nồng độ các dấu ấn sinh học trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 36
2.2.3. Mối liên quan giữa tác nhân vi sinh, các dấu ấn sinh học với thể bệnh và mức độ nặng của đợt cấp 37
2.3. Phương pháp nghiên cứu 37
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 37
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu 37
2.3.3. Nghiên cứu lâm sàng 38
2.3.4. Nghiên cứu cận lâm sàng 38
2.3.5. Các kỹ thuật thực hiện trong nghiên cứu 38
2.3.6. Các tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu 50
2.3.7. Phương pháp quản lý và xử lý số liệu 56
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 61
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 61
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 61
3.1.2. Đặc điểm tiền sử bệnh trong giai đoạn ổn định 62
3.1.3. Đặc điểm chức năng thông khí phổi và thể bệnh trong giai đoạn ổn định 64
3.1.4. Đặc điểm lâm sàng đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 65
3.1.5. Đặc điểm cận lâm sàng trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 67
3.2. Đặc điểm tác nhân vi sinh và nồng độ các dấu ấn sinh học trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 68
3.2.1. Đặc điểm tác nhân vi sinh 68
3.2.2. Nồng độ Protein C phản ứng 72
3.2.3. Nồng độ Procalcitonin 72
3.2.4. Nồng độ nitric oxide trong khí thở ra 72
3.2.5. Mối tương quan giữa các dấu ấn sinh học 73
3.3. Mối liên quan giữa đặc điểm vi sinh, nồng độ các dấu ấn sinh học với thể bệnh và mức độ nặng của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 73
3.3.1. Tác nhân vi sinh 73
3.3.2. Protein C phản ứng 76
3.3.3. Procalcitonin 77
3.3.4. Nồng độ nitric oxide trong khí thở ra 79
3.3.5. Khả năng dự đoán nhiễm khuẩn của triệu chứng lâm sàng, bạch cầu, Protein C phản ứng, Procalcitonin, nitric oxide trong khí thở ra 80
Chương 4: BÀN LUẬN 85
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 85
4.1.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu 85
4.1.2. Đặc điểm tiền sử bệnh nhân trong giai đoạn ổn định 86
4.1.3. Đặc điểm thông khí phổi và thể bệnh trong giai đoạn ổn định 87
4.1.4. Đặc điểm lâm sàng trong đợt cấp 88
4.1.5. Đặc điểm cận lâm sàng trong đợt cấp 90
4.2. Đặc điểm tác nhân vi sinh và nồng độ các dấu ấn sinh học trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 91
4.2.1. Đặc điểm tác nhân vi sinh 91
4.2.2. Nồng độ Protein C phản ứng 96
4.2.3. Nồng độ Procalcitonin 97
4.2.4. Nồng độ nitric oxide trong khí thở ra 97
4.2.5. Mối tương quan giữa các dấu ấn sinh học 98
4.3. Mối liên quan giữa đặc điểm vi sinh, nồng độ các dấu ấn sinh học với thể bệnh và mức độ nặng của đợt cấp 104
4.3.1. Mối liên quan giữa đặc điểm vi sinh với nồng độ các dấu ấn sinh học 104
4.3.2. Mối liên quan giữa đặc điểm vi sinh với thể bệnh 106
4.3.3. Mối liên quan giữa đặc điểm vi sinh với mức độ nặng 107
4.3.4. Mối liên quan giữa nồng độ Protein C phản ứng với thể bệnh 107
4.3.5. Mối liên quan giữa nồng độ Protein C phản ứng với mức độ nặng 108
4.3.6. Mối liên quan giữa nồng độ Procalcitonin với thể bệnh 109
4.3.7. Mối liên quan giữa nồng độ Procalcitonin với mức độ nặng 109
4.3.8. Mối liên quan giữa nồng độ nitric oxide trong khí thở ra với thể bệnh 110
4.3.9. Mối liên quan giữa nồng độ nitric oxide trong khí thở ra với mức độ nặng 112
4.3.10. So sánh khả năng định hướng nhiễm khuẩn của triệu chứng lâm sàng và các dấu ấn sinh học 112
KẾT LUẬN 121
KIẾN NGHỊ 123
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH BỆNH NHÂN

DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ
1 ATS American Thoracic Society (Hội lồng ngực Hoa Kỳ)
2 AUC Area under curve (Diện tích dưới đường cong)
3 BN Bệnh nhân
4 BPTNMT Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
(Chronic obstructive pulmonary disease)
5 CAT COPD Assessment Test
(Trắc nghiệm đánh giá BPTNMT)
6 CAPA protein Calcitonin gene-related peptide–Amylin– (Pro-) calcitonin–Adrenomedullin
7 CGRP Calcitonin gene-related peptide
8 CFU Colony forming unit (Đơn vị khuẩn lạc)
9 CRP C-reactive protein (Protein C phản ứng)
10 CTS Canadian Thoracic Society (Hội lồng ngực Canada)
11 cs cộng sự
12 DASH Dấu ấn sinh học
13 ĐC Đợt cấp
14 ECLIPSE The Evaluation of COPD Longitudinally to Identify Predictive Surrogate Endpoints
15 eNOS NOS1 hay Endogenous NOS (NOS nội mô)
16 ERS European Respiratory Society (Hội hô hấp Châu âu)
17 FEF 25-75% Forced expiratory flow in 25-75% FVC
(Lưu lượng thở ra mạnh ở nửa giữa của FVC)
18 FeNO Fractional exhale nitric oxide
(Nồng độ nitric oxide trong khí thở ra)
19 FEV1 Forced expiratory volume in 1 second
(Thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên)
STT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ
20 FEV1/FVC Tỉ số Gaensler
21 FVC Forced vital capacity (Dung tích sống gắng sức)
22 GOLD Global Initative for Chronic Obstructive Pulmonary Disease
(Chiến lược toàn cầu phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính)
23 GTLT Giá trị lý thuyết
24 ICS Inhaled corticosteroids (Corticosteroid hít)
25 ICAM Intracellular adhension molecule (Phân tử bám dính nội bào)
26 IL-6 Interleukin-6
27 iNOS Inducible NOS (NOS cảm ứng hay NOS2)
28 KTC Khoảng tin cậy
29 KTV Khoảng tứ vị
30 LTB4 Leukotrien B4
31 MPO Myeloperoxidase
32 MBP Major basic protein (Protein nền chủ yếu)
33 mMRC modified Medical Research Council (Bộ câu hỏi khó thở cải biên của hội đồng nghiên cứu y khoa)
34 NHLBI National Heart, Lung and Blood institute (Viện Huyết học-Tim mạch-Hô hấp Hoa Kỳ)
35 NMCT Nhồi máu cơ tim
36 nNOS Neuronal NOS hay NOS3 (NOS thần kinh)
37 NO Nitric oxide
38 NOS Nitric oxide synthetase
39 PAF Platelet activating factor (Yếu tố hoạt hoá tiểu cầu)

STT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ
40 PaO2 Pressure of arterial oxygene (Áp suất khí oxy máu động mạch)
41 PaCO2 Pressure of arterial carbon dioxide (Áp suất khí carbonie máu động mạch)
42 PCR Polymerase chain reaction (Phản ứng chuỗi gene)
43 PCT Procalcitonin
44 ppb part per billion (Phần tỷ)
45 PEF Peak expiratory flow (Lưu lượng thở ra đỉnh)
46 POET-COPD The Prevention of Exacerbation with Tiotropium in COPD
47 r Hệ số tương quan
48 ROC Receiver operating characteristic
49 ROS Reactive oxygen species (Gốc oxy hoá tự do)
50 RSV Respiratory syncytial virus (Virus hợp bào hô hấp)
51 SLPI Secretory leukoprotease inhibitor (Chất ức chế bài tiết leukoproteinase)
52 Se Sensitivity (Độ nhạy)
53 Sp Specificity (Độ đặc hiệu)
54 TLC Total lung capacity (Dung tích toàn phổi)
55 TNF-α Tumor necrosis factor-α (Yếu tố hoại tử u-α)
56 TNKĐH Tác nhân không điển hình
57 TORCH Toward a Revolution in COPD Health
58 WHO Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)
59
Trung bình

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang

1.1. Các yếu tố nguy cơ của đợt cấp 6
1.2. Phân độ nặng đợt cấp theo Burge 12
1.3. Các tác nhân vi sinh thường gặp trong đợt cấp 15
1.4. Nồng độ nitric oxide khí thở ra trong đợt cấp 25
2.1. Bộ kit sử dụng để làm polychain reaction 42
2.2. Mô hình đánh giá toàn diện bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 53
2.3. Tỉ lệ bạch cầu ái toan theo tuổi của người Việt Nam 56
2.4. Giá trị và ý nghĩa của diện tích dưới đường cong 58
2.5. Bảng 2 x 2 để tính độ nhạy và độ đặc hiệu 59
3.1. Đặc điểm chung 61
3.2. Đặc điểm tiền sử bệnh trong giai đoạn ổn định 62
3.3. Đặc điểm tiền sử của bệnh nhân theo tần suất đợt cấp 63
3.4. Giá trị trung bình của các chỉ tiêu thông khí phổi 64
3.5. Triệu chứng lâm sàng 65
3.6. Số lượng bạch cầu trong đợt cấp 67
3.7. Phân loại bạch cầu máu trong đợt cấp 67
3.8. Số lượng bạch cầu ái toan trong đợt cấp 67
3.9. Phân loại bạch cầu ái toan trong đợt cấp 67
3.10. Đặc điểm phân bố các loài vi khuẩn trong đờm 69
3.11. Đặc điểm phân bố các loài virus trong dịch phết hầu họng 69
3.12. Đặc điểm tiền sử bệnh nhân theo nhóm tác nhân vi sinh 70
3.13. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng theo nhóm tác nhân vi sinh 71
3.14. Nồng độ Protein C phản ứng 72
3.15. Nồng độ Procalcitonin 72
Bảng Tên bảng Trang

3.16. Nồng độ nitric oxide trong khí thở ra 72
3.17. Mối tương quan giữa các dấu ấn sinh học 73
3.18. Phân bố căn nguyên vi khuẩn theo nồng độ các dấu ấn sinh học 73
3.19. Phân bố căn nguyên vi khuẩn theo thể bệnh 74
3.20. Phân bố căn nguyên virus theo thể bệnh 74
3.21. Phân bố căn nguyên vi khuẩn theo mức độ nặng 75
3.22. Phân bố căn nguyên virus theo mức độ nặng 75
3.23. Phân loại Protein C phản ứng theo thể bệnh 76
3.24. Phân loại Protein C phản ứng theo mức độ nặng 76
3.25. Giá trị Protein C phản ứng theo mức độ nặng 77
3.26. Phân loại nồng độ Procalcitonin theo thể bệnh 77
3.27. Phân loại nồng độ Procalcitonin theo mức độ nặng 78
3.28. Giá trị Procalcitonin theo mức độ nặng 78
3.29. Phân loại nồng độ nitric oxide theo thể bệnh 79
3.30. Phân loại nồng độ nitric oxide theo mức độ nặng 79
3.31. Giá trị nồng độ nitric oxide theo mức độ nặng 80
3.32. Kết quả hồi quy logistic đơn biến các triệu chứng lâm sàng 83
3.33. Kết quả hồi quy logistic đơn biến các triệu chứng cận lâm sàng 83
3.34. Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến 84
3.35. Giá trị chẩn đoán nhiễm khuẩn của tổ hợp các triệu chứng 84
4.1. Tương quan giữa bạch cầu với Protein C phản ứng, Procalcitonin …100
4.2. Tương quan giữa Protein C phản ứng với Procalcitonin 101
4.3. Khả năng nhận diện đợt cấp và chẩn đoán nhiễm khuẩn của các dấu ấn sinh học 118
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ Tên biểu đồ Trang
3.1. Các thể rối loạn thông khí 64
3.2. Phân bố thể bệnh 65
3.3. Mức độ nặng của đợt cấp 66
3.4. Phân bố tác nhân vi sinh trong đợt cấp 68
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ Tên sơ đồ Trang

1.1. Quá trình hình thành nitric oxide 21
2.1. Quy trình chiết tách mẫu 47
2.2. Quy trình đặt phản ứng 48
2.3. Sơ đồ nghiên cứu 60

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình Tên hình Trang

1.1. Tế bào viêm và hóa chất trung gian trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 7
1.2. Viêm và rối loạn đông máu trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 8
1.3. Vai trò của virus trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 19
1.4. Nguồn gốc và vai trò của nitric oxide 23
1.5. Cấu trúc Protein C phản ứng 26
1.6. Cấu tạo của Procalcitonin 29
2.1. Máy đo nồng độ nitric oxide trong khí thở ra 41
2.2. Nghiên cứu sinh đang đo nồng độ nitric oxide trong khí thở ra 41
3.1. Đường cong ROC và điểm cắt của bạch cầu máu trong xác định khả năng cấy vi khuẩn dương tính trong đờm 80
3.2. Đường cong ROC và điểm cắt của CRP máu trong xác định khả năng cấy vi khuẩn dương tính trong đờm 81
3.3. Đường cong ROC và điểm cắt của PCT máu trong xác định khả năng cấy vi khuẩn dương tính trong đờm 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Ngô Quý Châu (2010), Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Ngô Quý Châu (2003), “Tình hình bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị nội trú tại Khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai trong 5 năm (1996-2000)”, Tạp chí nghiên cứu Y học, 21(1), tr.35-39.
3. Ngô Quý Châu, Chu Thị Hạnh, Nguyễn Hải Anh, và cs. (2005), “Nghiên cứu dịch tể học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở thành phố Hà Nội”, Tạp chí Y học thực hành, 513(Hội nghị bệnh phổi toàn quốc – Cần Thơ 2005), tr.69-74.
4. Lê Tiến Dũng (2007), “Khảo sát đặc điểm và sự đề kháng in-vitro vi khuẩn gây viêm phổi trong đợt kịch phát COPD tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 11(1), tr.188-192.
5. Phạm Thái Dũng, Đỗ Quyết, Đỗ Tất Cường (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn học và biến đổi của Procalcitonin, Protein C phản ứng ở bệnh nhân viêm phổi thở máy, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y, Hà Nội.
6. Phạm Tử Dương, Nguyễn Thế Khánh (1999), Các hằng số sinh lý máu người Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
7. Hội Lao và Bệnh phổi Việt Nam (2015), “Chương 1: Tổng quan bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Hướng dẫn quốc gia xử trí hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.215-226.
8. Hội Lao và Bệnh phổi Việt Nam (2015), “Chương 2: Chẩn đoán và đánh giá bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Hướng dẫn quốc gia xử trí hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.227-243.
9. Hội Lao và Bệnh phổi Việt Nam (2015), “Chương 4: Xử trí đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Hướng dẫn quốc gia xử trí hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.275-302.
10. Đồng Khắc Hưng, Tạ Bá Thắng (2010), “Thay đổi nồng độ yếu tố hoại tử u alpha huyết thanh trong đợt bùng phát của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Tạp chí Y Dược học Quân sự, 35(1), tr.141-144.
11. Mai Xuân Khẩn (2005), Một số đặc điểm lâm sàng, chức năng hô hấp, nội soi và tế bào dịch rửa phế quản của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y, Hà Nội.
12. Lê Thị Tuyết Lan (2011), “Tình hình bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) tại Việt Nam”, J Fran Viet Pneu, 2(4), tr.46-48.
13. Lê Thị Tuyết Lan, Hoàng Đình Hữu Hạnh (2008), “Khảo sát mối liên hệ giữa độ khó thở và các thể tích phổi ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 12(1), tr.91-95.
14. Nguyễn Huy Lực, Võ Hùng (2010), “Đặc điểm lâm sàng, vi khuẩn dịch rửa phế quản ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt bùng phát”, Tạp chí Y Dược học Quân sự, 35(6), tr.96-101.
15. Nguyễn Viết Nhung, Đào Bích Vân, Phạm Tiến Thịnh, và cs. (2010), “Mô hình quản lý hen/COPD tại đơn vị quản lý bệnh phổi mạn tính tại Bệnh viện lao và bệnh phổi Trung ương năm 2009”, Tạp chí Y học thực hành, 705(2), tr.46-48.
16. Đỗ Trung Phấn (2013), Kỹ thuật xét nghiệm Huyết học và truyền máu ứng dụng lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
17. Phan Thu Phương, Ngô Quý Châu, Dương Đình Thiện (2009), “Nghiên cứu dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong dân cư huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Y học thực hành, 694(12), tr.12-16.
18. Dương Quý Sỹ (2013), Đo oxít nitơ khí thở ra trong bệnh lý bộ máy hô hấp: Từ nguyên lý đến thực tiễn, Nhà xuất bản Y học.
19. Dương Quý Sỹ (2012), “Nghiên cứu nồng độ oxit nitơ khí thở ra ở người hút thuốc lá và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 16(4), tr.206-211.
20. Bùi Xuân Tám (1999), “Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Bệnh hô hấp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.600-649.
21. Bùi Xuân Tám, Mai Xuân Khẩn (2004), “So sánh các thể lâm sàng và thông khí phổi qua phân tích 1147 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản”, Tạp chí Y học thực hành, 494(11), tr.21-24.
22. Cao Thị Mỹ Thúy, Trương Thị Diệu, Nguyễn Văn Thành (2010), “Đánh giá hiệu quả tư vấn tích cực bỏ thuốc lá trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Tạp chí Y học thực hành, 776, tr.148-154.
23. Nguyễn Đình Tiến (1999), Nghiên cứu đặc điểm vi khuẩn và chức năng hô hấp trong các đợt bùng phát của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y, Hà Nội.
24. Nguyễn Văn Tuấn (2008), “Phân tích tương quan”, Y học thực chứng, Nhà xuất bản Y học, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, tr.179-197.
25. Phạm Hùng Vân (2009), PCR và Real-time PCR: các vấn đề cơ bản và các áp dụng thường gặp, Nhà xuất bản Y học, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.
26. Nguyễn Thị Xuyên, Đinh Ngọc Sỹ, Nguyễn Viết Nhung, và cs. (2010), “Nghiên cứu tình hình dịch tễ bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mạn tính ở Việt nam”, Tạp chí Y học thực hành, 704(2 ), tr.8-11.

Leave a Comment