Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân động kinh cơn co cứng – co giật và kết quả điều trị trầm cảm bằng Fluoxetin
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân động kinh cơn co cứng – co giật và kết quả điều trị trầm cảm bằng Fluoxetin
ĐẶT VẤN ĐỀ
Động kinh là một hội chứng bệnh lý của não do nhiều nguyên nhân gây ra với đặc điểm sự xuất hiện tái diễn của các cơn kích thích hoạt động hệ thần kinh do phóng lực quá mức của một tập hợp các tế bào thần kinh não. Động kinh xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng 75% xuất hiện trước 20 tuổi [1], [2].
Theo thống kê của nhiều nước trên thế giới, tỷ lệ người bị động kinh vào khoảng 0,5 -1% dân số, tỷ lệ mới mắc trung bình hàng năm là 20 -70 người trong 100.000 dân. Ở Việt Nam cứ 1000 người có 5-8 người bị động kinh [2], [3], [4].
Động kinh toàn thể chiếm tỷ lệ khá cao trong số các bệnh nhân động kinh, trong đó động kinh toàn thể co cứng – co giật là hay gặp nhất. Theo Iqbal K. M. và cs. (2006) động kinh toàn thể co cứng – co giật chiếm 88,1% tổng số bệnh nhân động kinh. Tại Việt Nam, theo Dương Huy Hoàng (2009) động kinh toàn thể chiếm 69,4% số người động kinh trong đó động kinh toàn thể co cứng co giật là 84,4%. Theo Lê Hữu Anh Hòa và cs. (2010) động kinh toàn thể co cứng – co giật chiếm 76,74% trong số bệnh nhân động kinh ở trẻ em [5], [6].
Bệnh nhân động kinh thường có rối loạn trầm cảm đi kèm. Lopez-Gomez M. và cs. (2005) nghiên cứu 241 bệnh nhân động kinh nhận thấy tỷ lệ trầm cảm là 42,7%. Seminario N. A. và cs. (2009) nhận thấy tỷ lệ trầm cảm là 29,3%. Fiest K. M. và cs. (2013) nhận thấy tỷ lệ này là 23,1% [7], [8], [9].
Tần suất cơn động kinh, một số thuốc kháng động kinh (thời gian sử dụng, liều lượng, tác dụng không mong muốn…), sự kỳ thị của cộng đồng…liên quan đáng kể tới trầm cảm ở bệnh nhân động kinh [10].
So với những bệnh nhân động kinh không trầm cảm thì những bệnh nhân động kinh có trầm cảm đi kèm có tần số cơn giật cao hơn, giảm sự hài lòng trong cuộc sống, thất nghiệp nhiều hơn…[11], [12].
Triệu chứng lâm sàng của trầm cảm ở bệnh nhân động kinh thường không điển hình nên khó chẩn đoán và đánh giá. Đặc biệt tự sát ở nhóm bệnh nhân này cao gấp 4 – 5 lần trong dân số nói chung và 80% – 90% tự sát do sử dụng thuốc kháng động kinh quá liều [13].
Nồng độ Serotonin trong huyết tương được cho là có liên quan đến trầm cảm, ở bệnh nhân trầm cảm nồng độ Serotonin trong huyết tương giảm rõ rệt có khi chỉ còn bằng 30% so với người bình thường [14].
Việc điều trị trầm cảm ở bệnh nhân động kinh là cần thiết. Các nghiên cứu gần đây cho thấy các thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu có chọn lọc Serotonin (SSRI) như: Fluoxetin, Fluvoxamin, Sertralin, Paroxetin,…được lựa chọn đầu tiên để điều trị trầm cảm ở bệnh nhân động kinh [15].
Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về trầm cảm ở bệnh nhân động kinh, nhưng vẫn chỉ là các thông báo khoa học lẻ tẻ. Việc xem xét trầm cảm như một phạm trù riêng biệt của rối loạn cảm xúc ở bệnh nhân động kinh, đặc biệt là điều trị chưa được quan tâm và nghiên cứu một cách kỹ lưỡng. Với tầm quan trọng như vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân động kinh cơn co cứng – co giật và kết quả điều trị trầm cảm bằng Fluoxetin” với các mục tiêu:
- Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở nhóm bệnh nhân động kinh toàn thể co cứng – co giật được nghiên cứu.
- Định lượng nồng độ Serotonin trong huyết tương và nhận xét mối liên quan giữa lâm sàng của rối loạn trầm cảm và đặc điểm động kinh toàn thể co cứng – co giật ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
- Nhận xét kết quả điều trị rối loạn trầm cảm bằng Fluoxetin kết hợp với thuốc kháng động kinh ở bệnh nhân động kinh toàn thể co cứng – co giật.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ. 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.. 3
1.1. ĐỘNG KINH TOÀN THỂ CO CỨNG – CO GIẬT. 3
1.1.1. Khái niệm về động kinh. 3
1.1.2. Một số nghiên cứu lâm sàng về động kinh toàn thể co cứng – co giật 3
1.1.3. Điện não đồ trong động kinh toàn thể co cứng – co giật 5
1.1.4. Chẩn đoán động kinh toàn thể co cứng -co giật 6
1.1.5. Điều trị động kinh toàn thể co cứng – co giật bằng hóa dược. 7
1.2. RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH TOÀN THỂ CO CỨNG – CO GIẬT. 9
1.2.1. Khái niệm về trầm cảm và trầm cảm ở bệnh nhân động kinh. 9
1.2.2. Phân loại trầm cảm ở bệnh nhân động kinh. 11
1.2.3. Một số nghiên cứu về bệnh nguyên, bệnh sinh trầm cảm ở bệnh nhân động kinh 12
1.2.4. Các triệu chứng lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân động kinh. 19
1.2.5. Một số nghiên cứu triệu chứng cận lâm sàng của trầm cảm.. 23
1.2.6. Các tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm ở bệnh nhân động kinh. 25
1.2.7. Chẩn đoán phân biệt 26
1.2.8. Một số công cụ hỗ trợ đánh giá trầm cảm.. 27
1.2.9. Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến trầm cảm ở bệnh nhân động kinh. 28
1.3. ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH.. 30
1.3.1. Các bước đánh giá và điều trị trầm cảm ở bệnh nhân động kinh. 30
1.3.2. Điều trị bằng thuốc chống trầm cảm.. 31
1.3.3. Các phương pháp điều trị trầm cảm không sử dụng thuốc. 38
1.4. PHÒNG NGỪA TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH.. 39
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 41
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.. 41
2.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. 41
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân vào nhóm nghiên cứu. 41
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ. 44
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 45
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu. 45
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu. 45
2.2.3. Công cụ chẩn đoán và đánh giá kết quả điều trị trầm cảm ở nhóm bệnh nhân động kinh toàn thể co cứng – co giật được nghiên cứu. 46
2.2.4. Mô tả đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở nhóm bệnh nhân động kinh toàn thể co cứng – co giật được nghiên cứu. 46
2.2.5. Định lượng nồng độ Serotonin trong huyết tương và nhận xét mối liên quan giữa lâm sàng của rối loạn trầm cảm và đặc điểm động kinh toàn thể co cứng – co giật. 52
2.2.6. Kết quả điều trị trầm cảm ở bệnh nhân động kinh toàn thể co cứng – co giật bằng Fluoxetin và thuốc kháng động kinh. 56
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ.. 58
2.4. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU.. 59
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.. 61
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.. 61
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRẦM CẢM Ở NHÓM BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH TOÀN THỂ CO CỨNG – CO GIẬT ĐƯỢC NGHIÊN CỨU.. 64
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân động kinh toàn thể co cứng- co giật được nghiên cứu. 64
3.2.2. Các triệu chứng rối loạn tâm thần ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu. 69
3.3. KẾT QUẢ ĐỊNH LƯỢNG NỒNG ĐỘ SEROTONIN TRONG HUYẾT TƯƠNG VÀ NHẬN XÉT MỐI LIÊN QUAN GIỮA LÂM SÀNG CỦA RỐI LOẠN TRẦM CẢM VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỘNG KINH TOÀN THỂ CO CỨNG – CO GIẬT Ở NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU.. 74
3.3.1. Kết quả định lượng nồng độ Serotonin trong huyết tương. 74
3.3.2. Mối liên quan giữa lâm sàng của rối loạn trầm cảm và đặc điểm động kinh toàn thể co cứng – co giật ở nhóm bệnh nhân được nghiên cứu. 78
3.4. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM Ở NHÓM BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH TOÀN THỂ CO CỨNG – CO GIẬT BẰNG FLUOXETIN KẾT HỢP VỚI THUỐC KHÁNG ĐỘNG KINH.. 85
3.4.1. Kết quả sử dụng thuốc điều trị trầm cảm ở bệnh nhân động kinh toàn thể co cứng – co giật 85
3.4.2. Kết quả điều trị trầm cảm ở nhóm bệnh nhân động kinh toàn thể co cứng – co giật ở từng thời điểm khác nhau. 86
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN.. 97
4.1. ĐẶC ĐIỂM NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU.. 97
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRẦM CẢM Ở NHÓM BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH TOÀN THỂ CO CỨNG – CO GIẬT ĐƯỢC NGHIÊN CỨU.. 100
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở nhóm bệnh nhân động kinh toàn thể co cứng – co giật được nghiên cứu. 100
4.2.2. Các triệu chứng rối loạn tâm thần ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu. 107
4.3. KẾT QUẢ ĐỊNH LƯỢNG NỒNG ĐỘ SEROTONIN TRONG HUYẾT TƯƠNG VÀ NHẬN XÉT MỐI LIÊN QUAN GIỮA LÂM SÀNG CỦA RỐI LOẠN TRẦM CẢM VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỘNG KINH TOÀN THỂ CO CỨNG – CO GIẬT Ở NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU.. 113
4.3.1. Kết quả định lượng nồng độ Serotonin trong huyết tương. 113
4.3.2. Mối liên quan giữa lâm sàng của rối loạn trầm cảm và đặc điểm động kinh toàn thể co cứng – co giật ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu. 118
4.4. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM Ở NHÓM BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH TOÀN THỂ CO CỨNG – CO GIẬT BẰNG FLUOXETIN KẾT HỢP VỚI THUỐC KHÁNG ĐỘNG KINH.. 127
4.4.1. Kết quả sử dụng thuốc điều trị trầm cảm ở bệnh nhân động kinh toàn thể co cứng – co giật 127
4.4.2. Kết quả điều trị trầm cảm ở nhóm bệnh nhân động kinh toàn thể co cứng – co giật ở từng thời điểm khác nhau. 130
4.5. MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 140
KẾT LUẬN.. 142
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.. 145
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 146
PHỤ LỤC.. 165
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng | Tên bảng | Trang |
2.1 | Các tiêu chí và điểm số của thang đánh giá trầm cảm Hamilton | 51 |
3.1 | Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi | 61 |
3.2 | Nghề nghiệp ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu | 62 |
3.3 | Tình trạng hôn nhân của nhóm nghiên cứu | 63 |
3.4 | Một số triệu chứng khởi phát trầm cảm | 64 |
3.5 | Thời gian mắc trầm cảm ở bệnh nhân động kinh | 65 |
3.6 | Các triệu chứng phổ biến của trầm cảm | 66 |
3.7 | Các triệu chứng cơ thể khác | 67 |
3.8 | Đặc điểm trạng thái bệnh trầm cảm ở bệnh nhân động kinh cơn co cứng – co giật | 67 |
3.9 | Khảo sát trầm cảm qua trắc nghiệm tâm lý Hamilton | 68 |
3.10 | Mức độ trầm cảm theo ICD-10 và trắc nghiệm tâm lý Hamilton | 69 |
3.11 | Rối loạn giấc ngủ | 69 |
3.12 | Rối loạn cảm giác tri giác | 70 |
3.13 | Rối loạn hình thức duy | 71 |
3.14 | Rối loạn hoạt động có ý chí | 71 |
3.15 | Rối loạn chú ý | 72 |
3.16 | Rối loạn Trí nhớ – Trí tuệ | 73 |
3.17 | Một số triệu chứng rối loạn lo âu | 73 |
3.18 | Nồng độ Serotonin trong huyết tương tại thời điểm T0 | 74 |
3.19 | Nồng độ Serotonin trong huyết tương và các trạng thái bệnh của trầm cảm | 75 |
3.20 | Mối liên quan giữa nồng độ Serotonin trong huyết tương với mức độ trầm cảm | 75 |
3.21 | Nồng độ Serotonin trong huyết tương và thời gian mắc trầm cảm ở bệnh nhân động kinh | 76 |
3.22 | Nồng độ Serotonin trong huyết tương và thời gian bị bệnh động kinh | 77 |
3.23 | Đánh giá nồng độ Serotonin trong huyết tương tại thời điểm T0 và T8 | 77 |
3.24 | Một số nguyên nhân gây bệnh động kinh cơn co cứng – co giật | 79 |
3.25 | Liên quan trầm cảm với tần suất xuất hiện cơn động kinh | 80 |
3.26 | Mối liên quan giữa mức độ trầm cảm với số năm bị động kinh | 82 |
3.27 | Sử dụng phối hợp thuốc kháng động kinh | 83 |
3.28 | Liều lượng và thời gian sử dụng Phenobarbital | 84 |
3.29 | Liều lượng và thời gian sử dụng Phenytoin | 84 |
3.30 | Liều lượng thuốc chống trầm cảm Fluoxetin | 85 |
3.31 | Liều lượng các thuốc kháng động kinh | 85 |
3.32 | Diễn biến các triệu chứng điển hình của trầm cảm | 86 |
3.33 | Diễn biến triệu chứng phổ biến của rối loạn trầm cảm | 87 |
3.34 | Diễn biến các triệu chứng cơ thể khác | 88 |
3.35 | Diễn biến rối loạn giấc ngủ | 89 |
3.36 | Diễn biến loại rối loạn cảm giác tri giác | 90 |
3.37 | Diễn biến các rối loạn hình thức tư duy | 90 |
3.38 | Diễn biến các rối loạn cảm xúc | 91 |
3.39 | Diến biến các rối loạn hoạt động có ý chí | 92 |
3.40 | Diễn biến rối loạn hoạt động bản năng | 92 |
3.41 | Diễn biến rối loạn chú ý- trí nhớ | 93 |
3.42 | Diễn biến một số triệu chứng lo âu kèm theo | 94 |
3.43 | Tần suất xuất hiện cơn động kinh trong điều trị trầm cảm | 95 |
3.44 | Kết quả điều trị trầm cảm qua điểm số trên thang Hamilton | 95 |
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ | Tên biểu đồ | Trang |
3.1 | Giới tính ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu | 61 |
3.2 | Trình độ học vấn ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu | 62 |
3.3 | Các triệu chứng điển hình của trầm cảm | 65 |
3.4 | Mức độ trầm cảm theo ICD-10 | 68 |
3.5 | Rối loạn cảm xúc | 70 |
3.6 | Rối loạn hoạt động bản năng | 72 |
3.7 | Thời gian mang bệnh bệnh động kinh cơn co cứng – co giật | 78 |
3.8 | Tuổi khởi phát cơn động kinh ở bệnh nhân động kinh toàn thể cơn co cứng – co giật | 79 |
3.9 | Mối liên quan giữa mức độ trầm cảm với giới tính ở bệnh nhân động kinh | 81 |
3.10 | Sử dụng thuốc kháng động kinh đơn thuần | 83 |
3.11 | Một số tác dụng không mong muốn của Fluoxetin | 86 |
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích