NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG UNG THƯ KHOANG MIỆNG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG UNG THƯ KHOANG MIỆNG
Nguyễn Hồng Nhung1, Lê Văn Sơn2
1 Bệnh viện RHM Trung ương HNi
2 Viện Đào tạo RHM, ĐHYHN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét về đặc điểm lâm sàng ung thư khoang miệng. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắtngang trên 61 bệnh nhân đến ung thư khoang miệng trong giai đoạn từ 2014 đến 2020 tại bệnh viện Răng Hàm Mặt TƯ và bệnh viện Trung Ương Quân đội 108, ghi nhận các thông tin về tuổi, giới, hình thái, vị trí và giai đoạn bệnh, các triệu chứng lâm sàng. Kết quả: Tỷ lệ nam, nữ là 3/1, độ tuổi hay gặp từ 50 đến 60 tuổi. Về tế bào học, ung thư tế bào vảy chiếm 100%. Bệnh phát hiện chủ yếu ở giai đoạn II và giai đoạn III, chiếm tỷ lệ 60,65% và 26,22%, không có bệnh nhân tới khám ở giai đoạn I. Hình thái u chủ yếu là thể loét 45. 90% và thể sùi 40.98%, thể thâm nhiễm chỉ chiếm 13.11%. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau chiếm 85,2%, tăng tiết nước bọt – 65,6%, loét lâu liền -63,9%. Kết luận: Ung thư khoang miệng là bệnh lý ác tính vùng hàm mặt, thường được phát hiện ở giai đoạn muộn do các dấu hiệuban đầu thường mờ nhạt và ít được bệnh nhân và bác sĩ quan tâm. Do vậy cần khám xét sớm và kỹ lưỡng để phát hiện sớm ung thư giúp điều trị thuận lợi và hiệu quả.
bệnh ung thư phổ biến hay gặp [1]. Năm 2018, trên toàn thế giới có hơn 117000 người tử vong vì ung thư khoang miệng, 90% trong số đó là ung thư biểu mô vảy.Tại Mỹ mỗi năm có hơn 30000 ca bệnh mới, trong đócó khoảng 7000 người tử vong vì ung thư khoang miệng.Ung thư biểu mô khoang miệng thường gặp nhiều nhất ở lưỡi, sàn miệng, sau đó là vùng lợi hàm, môi và niêm mạc má. Ung thư khoang miệng có thể gặp ở các biểu mô quanh răng hoặc từ chính xương hàm trên và xương hàm dưới. Do đặcđiểm vềcấu trúc, vịtrí giải phẫu của vùng hàm mặt phức tạp nêncác triệu chứng lâm sàng đầu tiên thường mờnhạt, thậm chíbệnh nhân và thầy thuốc không đểý, dấu hiệu đau thường đến muộn do vậy những khối u được phát hiệnởgiai đoạn muộn nên tỷ lệ sống sót của ung thư khoang miệnghầu như không thay đổi trong suốt 30 năm qua, cho dù y học vẫn ngày một phát triển [2]. Tại Việt Nam, ônhiễm môi trường, thực phẩm có tồn dư hóa chất…làm chotỷ lệ mắc ung thư hàm mặt gia tăng, đa số bệnhnhân được phát hiệnở giai đoạn muộn gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Do vậy,chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm đưa ra những nhận xét về đặc điểm lâm sàng ung thư khoang miệng đểtừ đó có thể đề xuấtcác giải pháp phù hợp trong chẩn đoán và điều trịbệnh lý này.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com