Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân ung thư phổi  có mắc  bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Trung tâm Hô Hấp Bệnh viện Bạch Mai

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân ung thư phổi  có mắc  bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Trung tâm Hô Hấp Bệnh viện Bạch Mai

Luận vănNghiên cứu đặc điểm  lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân  ung thư phổi  có mắc  bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Trung tâm Hô Hấp Bệnh viện Bạch Mai.Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và UTP là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới. Tỉ lệ COPD và  ung thư phổi dự kiến sẽ tăng trong những thập kỉ tới do tiếp xúc với các yếu tố đ ộc hại và tình trạng dân số già [1].

Trong đó  COPD được xếp là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 và dự báo sẽ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 vào năm 2020  [1].Năm 2012 ung thư là nguyên nhân gây ra tử vong cho 8,2 triệu người    trong đó 1,59 triệu người tử vong  do ung thư phế quản  phổi và được xếp vị trí  đầu  trong các nguyên nhân tử vong [2].
Theo một số nghiên cứu thống kê cho thấy nguy cơ ung thư phổi ở bệnh nhân COPD cao hơn gấp 4,5 lần so với người không mắc COPD [3]. Nguy cơ phát triển ung thư phổi đã được chứng minh tỷ lệ thuận với mức độ nghiêm trọng của tắc nghẽn đường hô hấp.  Bệnh nhân COPD mức độ nhẹ và vừa có nguy cơ  mắc  ung thư phổi  tăng  1,4  –  2,7 lần,  trong khi đó nguy cơ ung thư phổi ở bệnh nhân COPD mức độ nặng trở lên là 2,8 – 4,4 lần [4].
Tỷ  lệ  mắc  bệnh  phổi  tắc  nghẽn  mạn  tính  ở  những  bệnh  nhân  ung  thư phổi  chiếm  khoảng  40  -70%  tùy  từng  nghiên  cứu  [5].  Một  nghiên  cứu  cắt ngang cho thấy  tỷ  lệ  COPD  chiếm  50%    trong  nhóm  bệnh nhân  chẩn đoán ung thư phổi, tỷ lệ này có thể  khác biệt  tùy thuộc vào từng nghiên cứu [6].
Rối loạn thông khí tắc nghẽn ở bệnh nhân mắc ung thư phổi làm gia tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân ung thư phổi và  đặc biệt  hạn chế các phương pháp trị liệu cho bệnh nhân ung thư phổi có mắc kèm COPD [7].
Trong các nghiên cứu COPD thuần tập tỷ lệ mắc ung  thư phổi dao động từ 4,2  –  16,7/1000 người  –  năm. Nguy cơ ung thư phổi tăng tỷ lệ thuận với 2mức độ tắc nghẽn đường thở. Giảm FEV1 khoảng 90% trị số lý thuyết sẽ tăng đáng kể nguy cơ ung thư phổi 1,3 lần ở nam và gấp 2,64 lần ở nữ [8], [9].
Những nghiên cứu về ung thư phổi ở Việt Nam có khá nhiều, đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của bệnh: triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán   hình ảnh, chức năng hô hấp, phương pháp điều trị song còn ít đề tài đề cập đến các bệnh đi kèm của bệnh nhân ung thư phổi, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trên bệnh nhân ung thư phổi. 
Vì vậy chúng tôi  tiến hành đề tài  “Nghiên cứu đặc điểm  lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân  ung thư phổi  có mắc  bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Trung tâm Hô Hấp Bệnh viện Bạch Mai” nhằm hai mục tiêu: 
1.  Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân ung thư phổi có mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Trung tâm Hô Hấp Bệnh viện Bạch Mai.
2.  So sánh  đặc điểm cận lâm sàng, cận lâm sàng  bệnh nhân ung thư phổi  có mắc  COPD  và  không mắc  COPD  tại  Trung  tâm Hô  Hấp Bệnh viện Bạch Mai

MỤC LỤC Nghiên cứu đặc điểm  lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân  ung thư phổi  có mắc  bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Trung tâm Hô Hấp Bệnh viện Bạch Mai
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….  1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………..  3
1.1. Sơ lược lịch sử và tình hình dịch tễ   ……………………………………………..  3
1.2. Các yếu tố nguy cơ của ung thư phổi  và COPD  …………………………….  5
1.2.1. Thuốc lá  ……………………………………………………………………………………  5
1.2.2. Các yếu tố khác  …………………………………………………………………………  6
1.3. Các hội chứng rối loạn thông khí   ………………………………………………..  6
1.3.1. Chẩn đoán giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính  ……………………….  6
1.3.2. Chẩn đoán rối loạn thông khí hạn chế  ………………………………………..  11
1.4. Các dấu hiệu lâm sàng trong ung thư ph ổi  ………………………………….  11
1.4.1. Triệu chứng cơ năng  ………………………………………………………………..  11
1.4.2. Triệu chứng toàn thân  ………………………………………………………………  12
1.4.3.Triệu chứng ung thư lan rộng tại chỗ  …………………………………………..  12
1.4.4. Các hội chứng cận ung thư  ……………………………………………………….  13
1.4.5. Triệu chứng di căn của ung thư  …………………………………………………  14
1.5. Các phương pháp cận lâm sàng trong chẩn đoán ung thư phổi  ……….  15
1.5.1. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh  ………………………………………..  15
1.5.2. Soi phế quản  ……………………………………………………………………………  21
1.5.3. Phương pháp sinh thiết phổi xuyên thành ngực  ……………………………  23
1.5.4. Các phương pháp khác  ……………………………………………………………..  23
1.6. Các typ mô bệnh học của ung thư phổi   ……………………………………..  24
1.6.1. Ung thư biểu mô dạng vảy và biến thể  ……………………………………….  24
1.6.2. Ung thư biểu mô tế bào nhỏ và biến thể  ……………………………………..  24
1.6.3. Ung thư biểu mô tuyến……………………………………………………………..  25
1.6.4. Ung thư biểu mô tế bào lớn và biến thể  ………………………………………  25 
1.6.5. U carcinoid  ……………………………………………………………………………..  25
1.6.6. Ung thư biểu mô không xếp loại………………………………………………..  25
1.7. Chẩn đoán giai đoạn UTP    ……………………………………………………….  26
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  ……….  27
2.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………..  27
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân  …………………………………………………  27
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân …………………………………………………..  27
2.2. Phương pháp nghiên cứu  ………………………………………………………….  28
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………….  28
2.2.2. Cỡ mẫu  …………………………………………………………………………………..  28
2.2.3. Các bước tiến hành…………………………………………………………………..  28
2.3. Xử lý số liệu  …………………………………………………………………………..  33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  …………………………………………….  34
3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng BN ung thư phổi có mắc COPD   34
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng  …………………………………………………………………..  34
3.1.2. Đăc điểm cận lâm sàng  …………………………………………………………….  43
3.2. So sánh một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng giữa nhóm UTP 
có mắc COPD và nhóm UTP không mắc COPD   ………………………………..  51
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN………………………………………………………………….  58
4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm ung thư phổi có COPD  …..  58
4.1.1. Đặc điểm lâm sàng ung thư phổi có COPD  …………………………………  58
4.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng ung thư phổi có COPD  …………………………..  62
4.2. So sánh một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhâ n ung 
thư phổi có COPD và không có COPD.   ……………………………………………  66
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………….  71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng điểm đánh giá mức độ khó thở mRC  ………………………………..  7
Bảng 1.2. Bộ câu hỏi CAT  ……………………………………………………………………..  8
Bảng 1.3: Phân độ nặng COPD theo GOLD 2010  ……………………………………..  9
Bảng 1.4. Phân loại giai đoạnCOPD theo GOLD 2011  …………………………….  10
Bảng 1.5: Phân nhóm gian đoạn theo kí hiệu TNM và dưới nhóm  …………….  26
Bảng 2.1. Phân độ nặng COPD theo GOLD 2010   …………………………………..  29
Bảng 2.2. Đánh giá phân loại COPD theo GOLD 2011   …………………………..  30
Bảng 3.1. Tiền sử mắc COPD   ………………………………………………………………  36
Bảng 3.2. Tiền sử hút thuốc lá   ……………………………………………………………..  36
Bảng 3.3. Thời gian diễn biến bệnh   ………………………………………………………  38
Bảng 3.4. Các triệu chứng hô hấp   …………………………………………………………  38
Bảng 3.5. Các triệu chứng toàn thân   ……………………………………………………..  39
Bảng 3.6. Các hội chứng ung thư lan rộng tại chỗ   …………………………………..  40
Bảng 3.7. Vị trí di căn của ung thư   ……………………………………………………….  41
Bảng 3.8. Đánh giá canxi huyết thanh   …………………………………………………..  43
Bảng 3.9. Giá trị huyết sắc tố   ……………………………………………………………….  43
Bảng 3.10. Vị trí u trên CLVT   ……………………………………………………………..  44
Bảng 3.11. Kích thước u trên CLVT   ……………………………………………………..  45
Bảng 3.12. Các dấu hiệu lan tràn của u trên CLVT    ………………………………..  46
Bảng 3.13. Hình thái tổn thương soi phế quản   ……………………………………….  47
Bảng 3.14. Phân loại mô bệnh học   ………………………………………………………..  49
Bảng 3.15. Phân loại giai đoạn TNM …………………………………………………….  50
Bảng 3.16. Các rối loạn thông khí ở bệnh nhân Ung thư phổi   ………………….  51
Bảng 3.17. So sánh phân bố bệnh theo tuổi  …………………………………………….  51
Bảng 3.18. So sánh phân bố bệnh theo giới  …………………………………………….  52

Leave a Comment