Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ngộ độc chì ở trẻ em điều trị tại trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Ma
Luận văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ngộ độc chì ở trẻ em điều trị tại trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai.Ngộ độc chì là bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, cả những nước phát triển và đang phát triển, nguyên nhân chính là do ô nhiễm môi trường như đất, không khí, nước… Hiện nay tỷ lệ bệnh nhân ngộ độc chì đã giảm nhưng vẫn còn cao và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi vào cơ thể chì sẽ ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan như thần kinh, máu, thận, tiêu hóa, xương, miễn dịch vv… tùy thuộc vào nồng độ chì máu và lứa tuổi. Trẻ em bị ngộ độc chì có thể bị tổn thương nặng nề như co giật, hôn mê, viêm não, suy thận. thậm chí tử vong. Ở trẻ em có nồng độ chì máu lớn hơn 70 ^g/dl thường gây hội chứng não cấp ở trẻ nhỏ, trong khi đó hội chứng não cấp dễ gây tử vong và di chứng thần kinh, tâm thần nặng với tỷ lệ tử vong là 65% khi chưa có thuốc gắp chì và giảm xuống dưới 5% khi có thuốc điều trị đặc hiệu có tác dụng loại bỏ chì ra khỏi cơ thể. Khoảng 25 đến 30% trong số trẻ em bị ngộ độc chì sẽ có nguy cơ bị di chứng vĩnh viễn gây chậm phát triển trí tuệ, rối loạn chức năng tâm thần [10] [18].
Bệnh lý ngộ độc chì ở trẻ em có tính chất nguy hiểm hơn ở so với người lớn, đặc biệt với trẻ dưới 24 tháng, vì phần lớn trẻ bị ngộ độc chì biểu hiện triệu chứng lâm sàng thường không đặc hiệu hoặc không có triệu chứng. Không những vậy, khi có triệu chứng nặng như co giật, hôn mê, thiếu máu.. .thì ngộ độc chì thường chẩn đoán nhầm với các bệnh như viêm não, viêm màng não, động kinh, thiếu máu chưa rõ nguyên nhân. Ngoài ra, ngay kể cả khi ngộ độc chì ở mức độ nhẹ, nhưng vẫn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe kể cả khi nồng độ chì máu thấp như gây mất tập trung, giảm sự chú ý, giảm khả năng học tập, thay đổi hành vi, tăng huyết áp, suy thận, độc cho hệ thống miễn dịch và cơ quan sinh sản [37]. Việc theo dõi và phát hiện ra các triệu chứng lâm sàng đồng thời làm xét nghiệm độc chất chì cho các đối tượng có yếu tố nguy cơ là cơ sở khoa học góp phần hạn chế được tình trạng chẩn đoán nhầm và muộn, đây là mục tiêu quan trọng đem lại lợi ích lớn cho điều trị.
Trước đây, ở Việt Nam các vụ ngộ độc chì chỉ xảy ra lẻ tẻ và do ô nhiễm môi trường hoặc vô tình tai nạn nhiễm chì, nhưng gần đây nổi bật lên là tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em có xu hướng tăng nhanh, tập trung và quy mô rộng khắp cả nước, đây là một tình trạng đáng báo động đòi hỏi phải có sự quan tâm của toàn xã hội. Từ đầu năm 2011, Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội đã tiếp nhận thăm khám và điều trị hàng trăm trẻ bị ngộ độc chì do bố mẹ cho con sử dụng thuốc cam để chữa các bệnh thường gặp ở trẻ em như tưa lưỡi, loét miệng, biếng ăn.. ..Hiện nay, các nghiên cứu về ngộ độc chì ở Việt Nam đặc biệt là trên bệnh nhi còn rất ít. Trước tình hình đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục tiêu sau: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ngộ độc chì ở trẻ em ”
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tình hình ngộ độc chì 3
1.1.1. Đại cương về chì 3
1.1.2. Cơ chế gây ngộ độc của chì 6
1.1.3. Tình hình ngộ độc chì 10
1.1.4. Tình hình ngộ độc chì trẻ em 11
1.2. Lâm sàng và cận lâm sàng ngộ độc chì 16
1.2.1. Lâm sàng 16
1.2.2. Cận lâm sàng 19
1.3. Chẩn đoán ngộ độc chì ở trẻ em: 20
1.3.1. Chẩn đoán xác định: 20
1.3.2. Chẩn đoán mức độ 20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. Địa điểm và thời gian thực hiện 21
2.2. Đối tượng nghiên cứu 21
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 21
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 21
2.3. Phương pháp nghiên cứu 21
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 21
2.3.2. Cỡ mẫu 21
2.3.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu 21
2.3.4. Các tiêu chuẩn áp dụng 24
2.4. Phương tiện nghiên cứu 29
2.5. Xử lý số liệu 30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 31
3.1.1. Đặc điểm về giới 31
3.1.2. Phân bố theo nhóm tuổi 31
3.1.3. Phân bố địa phương 32
3.1.4. Nguồn tiếp xúc 33
3.1.5. Chẩn đoán của cơ sở điều trị trước 33
3.1.6. Đặc điểm thuốc cam 34
3.2. Lâm sàng 36
3.2.1. Triệu chứng xuất hiện đầu tiên 36
3.2.2. Hệ huyết học 38
3.2.3. Hệ thần kinh 39
3.2.4. Hệ tiêu hóa 40
3.3. Cận lâm sàng 41
3.3.1. Xét nghiệm nồng độ chì máu và chì niệu 41
3.3.2. Mức độ chì máu theo nhóm tuổi 41
3.3.3. Nồng độ chì máu và mức độ thiếu máu 42
3.3.4. Nồng độ chì máu và tình trạng thiếu máu 42
3.3.5. Nồng độ chì máu và tình trạng vào viện 43
3.3.6. Nồng độ chì máu và tình trạng dinh dưỡng 43
3.3.7. Các chỉ số huyết học 44
3.3.8. Các chỉ số sinh hóa máu 44
3.3.9. Xquang đầu dưới xương đùi: 45
3.3.10. Điện não đồ 46
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 47
4.1. Đặc điểm chung 47
4.1.1. Tuổi bệnh nhân 47
4.1.2. Đặc điểm về giới 48
4.1.3. Địa phương 48
4.1.4. Tình trạng lúc vào viện 49
4.1.5. Tình trạng dinh dưỡng 50
4.1.6. Đặc điểm về thuốc cam 50
4.1.7. Chẩn đoán bệnh của cơ sở điều trị trước 52
4.2. Lâm sàng 52
4.2.1. Triệu chứng xuất hiện đầu tiên 52
4.2.2. Hệ thần kinh 53
4.2.3. Hệ tiêu hóa 54
4.2.4. Hệ huyết học 55
4.3. Cận lâm sàng 55
4.3.1. Xét nghiệm độc chất chì 55
4.3.2. Chỉ số huyết học 56
4.3.3. Chỉ số sinh hóa 57
4.3.4. Bất thường trên hình ảnh 57
KẾT LUẬN 59
KIẾN NGHỊ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Dụ (2004). Ngộ độc chì ở trẻ em. Trong: Tư vấn chẩn đoán và xử trí nhanh ngộ độc cấp. Nhà xuất bản y học (2). Hà Nội, Tr 285-288.
2. Ngô Tiến Đông, Phạm Thị Vân Anh, Phạm Văn Thắng (2012). Ngộ độc chì ở trẻ em liên quan đến sử dụng thuốc nam: một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét kết quả điều trị. Tạp chí y học Việt Nam, số 5: tr 15-16.
3. Bộ Y Tế (2012). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ngộ độc chì. QĐ- BYT. Số 1548: tr 1-5.
4. Trần Hồng Phong (2005). Ô nhiễm chì môi trường sống và một số ảnh hưởng trên sức khỏe trẻ em 5 tuổi tại một số nhà trẻ thuộc quận Đống Đa, Hà Nội năm 1999. Luận văn tốt nghiệp cử nhân y tế công cộng. Đại học Y Hà Nội. Hà Nội.
5. Lỗ Văn Tùng (2009). Thực trạng ô nhiễm môi trường của cơ sở tái chế chì và sức khỏe học sinh xã Chỉ Đạo- Văn Lâm- Hưng Yên năm 2008. Luận văn thạc sỹ y học. Đại học Y Hà Nội. Hà Nội.
6. Lê Trung (1994). Bệnh nghề nghiệp. Nhà xuất bản y học. Hà Nội: tr 82-102.
7. Nguyễn Thị Hồng Tú (2005). Những vấn đề về sức khỏe và an toàn trong các làng nghề Việt Nam. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội: tr 45.