Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng viêm phổi trên bệnh nhân Lơxêmi điều trị tại Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai
Luận văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng viêm phổi trên bệnh nhân Lơxêmi điều trị tại Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai. Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn của nhu mô phổi bao gồm: viêm phế nang, ống và túi phế nang, tiểu phế quản tận cùng hoặc viêm tổ chức kẽ của phổi. Bệnh do căn nguyên vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và nấm gây nên không phải do trực khuẩn lao.
Viêm phổi là bệnh lý thường gặp có tỷ lệ biến chứng và tử vong cao nếu không được điều trị phù hợp, tính tỷ lệ chung có khoảng 8 – 15 người trên một nghìn người mắc. Ở Mỹ, viêm phổi ảnh hưởng 4 triệu người mỗi năm trong đó 20% phải nhập viện điều trị [1]. Chi phí điều trị viêm phổi tốn kém, trở thành gánh nặng cho bệnh nhân và xã hội. Ở Việt Nam, viêm phổi chiếm 12% các bệnh phổi [2]. Tại Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai (1996 – 2000) trong số 3606 bệnh nhân điều trị nội trú, tỷ lệ bệnh nhân viêm phổi chiếm 9,57%, đứng thứ 4 trong số các bệnh nhân điều trị tại Trung tâm [3].
Mức độ nặng của viêm phổi liên quan đến tuổi, thói quen có hại như: hút thuốc, nghiện rượu, suy giảm miễn dịch và mắc các bệnh mạn tính (xơ gan, suy tim, suy thận, đái tháo đường… ) và đặc biệt là những bệnh nhân mắc bệnh về máu trong đó có Lơxêmi (LXM). LXM đặc trưng bởi sự tăng sinh tế bào non ác tính trong máu và tủy xương. Những tế bào này sẽ dần dần thay thế và ức chế quá trình trưởng thành và phát triển các dòng tế bào bình thường trong tủy xương, trong đó có dòng bạch cầu. Số lượng tế bào dòng bạch cầu có thể tăng nhưng chất lượng không đảm bảo làm ảnh hưởng cơ chế bảo vệ của cơ thể dễ dẫn đến các bệnh nhiễm khuẩn đặc biệt là viêm phổi. Thêm vào đó viêm phổi ở bệnh nhân LXM thường nặng hơn, diễn biến nhanh hơn, tỷ lệ phải nhập viện cao hơn, thời gian điều trị dài và tỷ lệ tử vong lớn hơn so với viêm phổi nói chung. Do vậy việc chẩn đoán sớm các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao bị viêm phổi là rất quan trọng để các bác sĩ có thể đưa ra định hướng điều trị phù hợp với bệnh nhân.
Trên thế giới đã có một số nghiên cứu đánh giá về mức độ nặng của viêm phổi ở bệnh nhân LXM. Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn có ít nghiên cứu về vấn đề này. Gần đây, tỷ lệ viêm phổi trên bệnh nhân LXM ngày càng tăng, việc điều trị vẫn còn nhiều khó khăn, thời gian điều trị dài và phải kết hợp nhiều loại kháng sinh dẫn đến tăng chi phí điều trị, là gánh nặng cho y tế và cho gia đình bệnh nhân. Vì vậy việc nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, các rối loạn cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm phổi – LXM trở thành vấn đề rất cần thiết. Do đó chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng viêm phổi trên bệnh nhân Lơxêmi điều trị tại Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai” nhằm mục tiêu sau:
. Nhận xét một sô đặc điêm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm phôi trên LXM cấp tại Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
. Đánh giá vê mức độ nặng và kêt quả điêu trị của viêm phôi trên bệnh nhân LXM cấp tại Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng viêm phổi trên bệnh nhân Lơxêmi điều trị tại Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai
1. Community acquired pneumonia in adults. (2009). Uptodate.
2. Trần Văn Chung, Đỗ Mạnh Hiếu, Hoàng Thu Thủy và cộng sự. (2001). Tình hình bệnh tật khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai năm 1996 – 2000. Báo
cáo hội nghị khoa học tuổi trẻ sáng tạo, Trường đại học Y Hà Nôi.
3. Ngô Quý Châu (2012), Bệnh học nội khoa tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nôi.
4. Bartlett. CID. (1998). Community Acquired Pneumonia. Challenges in the New Millenium, 26, 811 – 38.
5. Jokinen C., Heiskanen L., Juvonen H., et al. (1993). Incidence of community -acquired pneumonia in the population of four municipalities in Eastern Finland. Am J epidemiol, 137, 977 – 988.
6. Woodhead MA, Macfarlane JT, Mc Cracken JS, et al. (1987). Prospective study of the aetiology and outcome of pneumonia in the community. Lancet, 671 – 674.
7. Almirall J., Morato I., Riera F., et al. (1993). Incidence of community- acquired pneumonia and Chlamydia pneumoniae infection: a prospective multicentre study. Eur RespirJ, 6, 14 – 18.
8. Almirall J., Bolibar I., Vidal J., et al. (2000). Epidemiology of community – acquired pneumonia in adults: a population – based study. Eur Respir J, 15, 757-763.
9. File T.M. (2000). The epidemiology of respiratory tract infection, Semi. Respir. Infect, 15, 184 – 194.
10. Marin H. Kollef, et al. (2005). Epidemiology of community-acquired pneumonia and nosocomial pneumonia. Chest, 128, 3854 – 3862.
11. El Solh A.A., et al. (2001). Etiology of severe pneumonia in the very elderly. Am. J. Respir. Crit. Care Med., 163, 645 – 651.
12. File T.M. (2003). Overview of community-acquired respiratory tract infections. Community – acquired respiratory infections, 1 – 30.
13. Ngô Qúy Châu (2012), Bệnh học nội khoa tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
14. Bennet J.M., Catovsky D., Daniel M.T. et al. (1985). Proposed revised criteria for the classification of acute myeloid leukemia. A report of French- American-British Cooperative Group. Ann Intern med, 620 – 635.
15. Nguyễn Thế Khánh và Phạm Tử Dương (2001), Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 39 – 50, 126 – 138
16. Trần Văn Bé (1998), Lâm sàng huyết học, Nhà xuất bản Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 238-750.
17. Carlos M.L., FamgliettiA., Absi R., et al. (2000). Community – acquired pneumonia: etiology, epidemiology, and out come at a teaching hospital in Argentina. Chest, 118, 1344 – 1354
18. Thái Thị Nga (2014), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chỉ số Procalcitonin viêm phổi mắc phải cộng đồng tại bệnh viện Bạch Mai, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
19. Miyashita N., Fukano H., Niki Y., et al. (2000). Etiology of community- acquired pneumonia requiring hospitalization in Japan. Chest, 119, 1295 – 1296.
20. Đinh Ngọc Sỹ, Chu Văn Ý. (1990). Đặc điểm lâm sàng X-quang của 90 trường hợp viêm phổi cấp do vi khuẩn ở người lớn tuổi tại 2 bệnh viện Bạch Mai và viện quân Y 103. Hội thảo khoa học bệnh phổi, Viện lao và bệnh phổi.
21. Hà Văn Ngạc. (1991). Nhận xét về 106 ca viêm phổi cấp điều trị tại khoa nội bệnh viện quân Y 108. Nội san lao và bệnh phổi, hội chống lao và bệnh phổi Việt Nam, 8, 89 – 96.
22. Ching Hon Pui. (1997). Acute lymphoblastic LXM. William hematology, 6, 1141 – 1161.
23. David G. Poplack. (1991). Clinical manifestation of ALL. Hematology: basicprinciples and practice, 776 – 784.
24. Kenneth B.Miller. (1991). Clinical manifestation of ALL. Hematology, 715 – 731.
25. Fonseca L.M., Prunetti I.L., Rego E.M., et al. (1993). Characterization of myeloid and lymphoid acute LXM by a chemilumin – escence assay, comparision with immunochemistry using an antimyelo peroxidase antibody. 90, 19 – 24
26. Nguyễn Thị Quỳnh Nga (1986), Một số nhận xét về chẩn đoán và phân loại LXM cấp theo FAB bằng phương pháp nhuộm cổ điển đối chiếu với phương pháp hóa học, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
27. Sopena N., Leal M.S., Tudela P.. (1998). Comperative and other community – acquired pneumonia. Chest, 113, 1195 – 1200
28. Ching Hon Pui. (1997). Acute lymphoblastic leukemia. William Hematology, 6, 1141 – 1161.
29. Nguyễn Thanh Hồi (2002), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và vi khuẩn học của viêm phổi mắc phải cộng đồng do vi khuẩn hiếu khí điều trị tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú các bệnh viện, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
30. Rodeghiiero F., Avvisati G., Giancarlo Castaman, et al. (1990). Early deaths and anti-hemorrhagic treatments in acute promyelocytic LXM. A gimena restrospective study in 268 consecutive patients. Blood, 75, 2112 – 2117.
31. Nguyễn Thị Dân (1994), Chẩn đoán và phân loại LXM cấp bằng hình thái tế bào máu và tủy xương nhuộm bằng phương pháp cổ điển bổ sung hóa học tế bào, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
32. Coelho L. Póvoa P., Almeida E., et al. (2005). C-reactive protein: a critical update. Eur Respir J, 25, 804-812.
33. Lê Xuân Trường, Lê Ngọc Hùng, Phan Thị Danh. (2008). Nhận xét sơ bộ về sự thay đổi nồng độ Procalcitonin trong nhi ễm trùng hô hấp và nhiễm trùng huyết. Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 12, 104- 109.
34. Bùi Xuân Tám (1999), Viêm phổi cộng đồng, Bệnh học hô hấp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
35. Đinh Ngọc Sỹ (1990), Góp phần nghiên cứu chẩn đoán lâm sàng X-quang vi khuẩn học của viêm phổi cấp do phế cầu và do tụ cầu vàng ở người lớn, Luận án phó tiến sĩ khoa học Y dược học viện quân Y
36. Jong G.M., Hsiue T.R., Chen C.R., et al. (1995). Rapidly fatal outcome of bacteremic kledsiella pneumonia pneumonia in alcoholics. Chest, 107, 214 – 217.
37. Nyamande K., Lalloo U.G., Wada F. (2007). Comparison of plain chest radiography and high resolution ct in human immunodificiancy virus infected patients with community-acquired pneumonia: a sub-Saharan Saharan Africa study. Br J radiol, 80, 302.
38. Syrjala H., Broas M., Suramo I., et al. (1998). High resolution computed tomography for the diagnosis of community acquired pneumonia. Clin infect dis, 27, 358 – 363.
39. Carles M.L., Famiglietti, Absiret, et al. (2000). Community acquired pneumonia: etiology, epidemiology and out come at a teaching hospital in Argentina. Chest, 118, 1344 – 1354.
40. Aykut Cill Tulay Ozdemir, Omer Ozbudak Candan Oufl and Ayla Kara M.D.. (2001). Risk factor the development of community acquired pneumonia in young adults. Turkish respiratory journal, 2, 1.
41. Ruiz M., Ewig S., Marcos M.A., et al. (1999). Etiology of community acquired pneumonia: impact of age, comorbidity and severity. American journal ofrestpiratory and critical care medicine, 160, 397 – 405.
42. Chen K.Y., Ko S.C., Hsueh P.R., et al. (2001). Pulmonary fungal infection: emphasis on microbiological spectra patient uot come, and prognostic factor. Chest, 120, 177.
43. Bashir, Ahmed, Shah, Wasim Ahmed, et al. (2009). Validity of pneumonia severity index and CURB65 severity scoring systems in community acquired pneumonia in an Indian setting. Indian J chest dis allied SCI 2010, 52, 9 – 17.
44. Nguyễn Thị Vân (2014), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm phổi nghiện rượu, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
45. Andres de Roux, Manuela Cavalcanti, (2006), Impact of Alcohol Abuse in the Etiology and Severity of Community-Acquired Pneumonia, DOI chest, 129, 1219 – 1225.
46. Nguyễn Thanh Thuỷ (2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và vi sinh ở bệnh nhân viêm phổi cộng đồng dưới 65 tuổi điều trị tại khoa Hô hấp bệnh viện Bạch Mai năm 2008, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
47. Đoàn Hữu Phước (2011), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm phổi có nghiện rượu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Viêm phổi 3
1.1.1. Định nghĩa 3
1.1.2. Dịch tễ 3
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh 4
1.1.4. Triệu chứng lâm sàng của viêm phổi 5
1.1.5. Cận lâm sàng 6
1.1.6. Chẩn đoán vi sinh 7
1.1.7. Chẩn đoán mức độ nặng của viêm phổi 7
1.1.8. Điều trị viêm phổi ở bệnh nhân nội trú 8
1.2. LXM cấp 10
1.2.1. Định nghĩa LXM cấp 10
1.2.2. Dịch tễ 10
1.2.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh 10
1.2.4. Chẩn đoán LXM cấp 11
1.2.5. Phân loại LXM 13
1.2.6. Điều trị LXM cấp 14
1.3. Cơ chế bệnh nhân mắc LXM làm tăng nguy cơ gây viêm phổi 16
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1. Đối tượng nghiên cứu 17
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 17
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 17
2.2. Phương pháp nghiên cứu 17
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 17
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 17
2.2.3. Thông số nghiên cứu 18
2.2.4. Tiêu chuẩn đánh giá 19
2.3. Phương pháp xử lý số liệu 20
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 21
3.1.1. Phân bố theo nhóm tuổi 21
3.1.2. Phân bố theo giới 21
3.1.3. Địa dư 22
3.1.4. Thời gian vào viện 22
3.1.5. Tiền sử các thể LXM 23
3.1.6. Số đợt điều trị hoá chất 23
3.2. Đặc điểm lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 24
3.2.1. Thời gian bị bệnh trước khi nhập viện 24
3.2.2. Lý do vào viện 24
3.2.3. Triệu chứng toàn thân 25
3.2.4. Triệu chứng cơ năng 25
3.2.5. Triệu chứng thực thể 26
3.3. Đặc điểm cận lâm sàng 26
3.3.2. Xét nghiệm hóa sinh 26
3.3.1. Xét nghiệm công thức máu 27
3.3.3. X-quang 28
3.3.4. CT-Scan 29
3.3.5. Đặc điểm vi sinh vật 30
3.4. Phân loại mức độ nặng theo CURB65 31
3.5. Kháng sinh sử dụng 31
3.6. Thời gian nằm viện 32
3.7. Kết quả điều trị 33
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN 34
4.1. Đặc điểm chung 34
4.1.1. Đặc điểm về tuổi 34
4.1.2. Đặc điểm về giới 34
4.1.3. Thời gian nhập viện trong năm 34
4.1.4. Tiền sử LXM theo phân loại FAB 35
4.1.5. Số đợt điều trị hoá chất 35
4.2. Đặc điểm lâm sàng 35
4.2.1. Thời gian bị bệnh trước khi nhập viện 35
4.2.2. Lý do vào viện 36
4.2.3. Triệu chứng cơ năng và toàn thân 36
4.2.4. Triệu chứng thực thể 37
4.3. Đặc điểm cận lâm sàng 38
4.3.1. Công thức máu 38
4.3.2. Các xét nghiệm hóa sinh 39
4.3.3. X-quang phổi 40
4.3.4. CT-Scan 41
4.3.5. Đặc điểm vi sinh vật 42
4.4. Phân loại mức độ nặng theo CURB65 43
4.5. Kháng sinh sử dụng 44
4.6 Thời gian nằm viện 45
4.7. Kết quả điều trị 45
KẾT LUẬN 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
ATRA All trans retinoic acid
BC: Bạch cầu
BCĐNTT Bạch cầu đa nhân trung tính
DPQ: Dịch phế quản
FAB: Franch-American-British
HA Huyết áp
HC: Hồng cầu
LXM: Lơxêmi
TC: Tiêu cầu
TDMP: Tràn dịch màng phổi
TM Tĩnh mạch
Bảng 1.1: Tiên lượng tỷ lệ tử vong của viêm phổi dựa vào thang điểm
CURB65 8
Bảng 3.1: Thời gian bị bệnh trước khi nhập viện 24
Bảng 3.2: Triệu chứng toàn thân 25
Bảng 3.3: Triệu chứng cơ năng 25
Bảng 3.4: Triệu chứng thực thể 26
Bảng 3.5: Xét nghiệm hóa sinh 26
Bảng 3.6: Xét nghiệm công thức máu 27
Bảng 3.7: Dạng tổn thương trên X-quang 29
Bảng 3.8: Dạng tổn thương trên CT-Scan 30
Bảng 3.9: Phân loại mức độ nặng theo CURB65 31
Bảng 3.10: Phối hợp sử dụng kháng sinh 32
Bảng 3.11: Thời gian nằm viện 32
Bảng 3.12: Kết quả điều trị 33
Biểu đồ 3.1: Phân bố theo nhóm tuổi 21
Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh nhân theo giới 21
Biểu đồ 3.4: Tháng vào viện của bệnh nhân nghiên cứu 22
Biểu đồ 3.5: Tiền sử các thể LXM 23
Biểu đồ 3.6: Số đợt điều trị hoá chất 23
Biểu đồ 3.7: Lý do vào viện 24
Biểu đồ 3.8: Vị trí tổn thương trên X-quang 28
Biểu đồ 3.9: Vị trí tổn thương trên CT- Scan 29
Biểu đồ 3.10: Đặc điểm vi sinh vật 30
Biểu đồ 3.11: Kháng sinh sử dụng 31