Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và chụp CL VT của chấn thương tháp mũi

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và chụp CL VT của chấn thương tháp mũi

Mũi là cơ quan đầu tiên của đường hô hấp, đồng thời có chức năng cộng hưởng khi phát âm, ngửi và thẩm mỹ. Chức năng thẩm mỹ ngày càng được coi trọng trong cuộc sống hiện đại.

Nằm ở vị trí chính giữa và nhô ra của mặt, mũi là bộ phận rất dễ bị va chạm khi có chấn thương. Xương chính mũi nằm ở dưới da và phần cố định nằm ở vị trí cao nhất của tháp mũi, các khớp của xương chính mũi với cấu trúc xung quanh khá lỏng lẻo [19]. Tỷ lệ gãy xương chính mũi đứng thứ 3 trong các trường hợp gãy xương, sau gãy xương đòn và xương cổ tay [27]. Ngày nay cùng với quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa, các hoạt động của con người ngày càng trở nên phong phú. Các loại phương tiện giao thông với tốc độ cao ngày càng nhiều, các công trình xây dựng liên tục gia tăng… làm cho

các chấn thương nói chung và chấn thương tháp mũi nói riêng ngày càng phong phú và phức tạp.

Chấn thương tháp mũi tuy ít nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng xương mũi gãy nếu không xử lý kịp thời và đúng đắn sẽ liền nhanh làm biến dạng tháp mũi, để lại di chứng nặng nề về mặt chức năng và thẩm mỹ. Chấn thương tháp mũi nhất là khi phối hợp với các chấn thương khác (chấn thương sọ não, chấn thương hàm mặt, chấn thương mắt…) phải đặc biệt chú ý vì rất dễ bị bỏ qua [8], [42]. Nếu được xử trí từ đầu, phần lớn tháp mũi đều được phục hồi ngay sau chấn thương tránh được các biến chứng như dị dạng mất thẩm mỹ [19].

Chấn thương tháp mũi không chỉ xảy ra đơn thuần mà còn phối hợp các chấn thương khác. Do vậy việc điều trị chấn thương tháp mũi không chỉ còn là mối quan tâm riêng của thầy thuốc TMH mà còn cần có sự phối hợp của các chuyên khoa khác như răng hàm mặt, mắt, sọ não…

Việc ưu tiên cứu sống bệnh nhân sau đó phục hồi lại chức năng thẩm mỹ, sinh lý của mũi đảm bảo hình dáng cho khuôn mặt đồng thời tránh được các biến chứng lâu dài sau này như: Viêm mũi xoang, ngạt mũi, rối loạn ngửi, sập vẹo sống mũi…

Trong những năm gần đây, sự phát triển của những phương tiện chẩn đoán hình ảnh (đặc biệt chụp CLVT) cho biết chính xác vị trí, tính chất, mức độ của chấn thương…. Phương tiện này giúp cho điều trị chấn thương tháp mũi ngày càng tốt hơn. Với mục đích tìm hiểu các hình thái lâm sàng chấn thương tháp mũi, tìm hiểu hình ảnh XQ thông thường và đặc biệt chụp cắt lớp vi tính trong chấn thương tháp mũi giúp cho chẩn đoán và điều trị, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và chụp CL VT của chấn thương tháp mũi” với hai mục tiêu sau:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, CLVT của chấn thương tháp mũi.

2. Đối chiếu đặc điểm lâm sàng, nội soi và chụp CLVT để rút kinh nghiệm cho chẩn đoán

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

1.1. Lịch sử nghiên cứu 3

1.1.1. Ở nước ngoài 3

1.1.2. Ở Việt Nam 4

1.2. Đặc điểm giải phẫu – sinh lý mũi 5

1.2.1. Giải phẫu mũi 5

1.2.2. Liên hệ của mũi với các cơ quan lân cận 9

1.2.3. Chức năng sinh lý của mũi 10

1.3. Đặc điểm của chấn thương tháp mũi 11

1.3.1. Nguyên nhân 11

1.3.2. Cơ chế chấn thương tháp mũi 12

1.3.3. Các hình thái tổn thương trong chấn thương tháp mũi 14

1.4. Đặc điểm chấn thương tháp mũi trên chụp X quang và chụp CLVT 16

1.5. Phân loại 19

1.6. Triệu chứng và chẩn đoán 20

1.7. Xử trí 24

1.8. Biến chứng và di chứng 31

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

2.1. Đối tượng nghiên cứu 34

2.2. Thiết kế nghiên cứu 35

2.3. Các thông số nghiên cứu 35

2.4. Thời gian- địa điểm nghiên cứu 36

2.5. Xử lý số liệu 36

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37

3.1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chụp CLVT của chấn thương thấp mũi 3 7

3.1.1. Dịch tễ học 37

3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của chấn thương tháp mũi 41

3.1.3. Đặc điểm chụp X-quang và CLVT của chấn thương tháp mũi.. 44 

3.2. Đối chiếu đặc điểm lâm sàng, nội soi với chụp CLVT của chấn thương

tháp mũi 46

3.2.1. Đối chiếu một số đặc điểm lâm sàng với hình ảnh CLVT 46

3.2.2. Đối chiếu một số đặc điểm nội soi với chụp CLVT của chấn thương tháp mũi 50

3.2.3. Đối chiếu chẩn đoỏn qua chụp X-quang và CLVT của chấn thương tháp mũi 52

3.2.4. Đối chiếu đặc điểm tổn thương trên lâm sàng, CLVT với hình thái tổn thương trong khi phẫu thuật 53

3.2.5. Các phương pháp điều trị được áp dụng 54

Chương 4: BÀN LUẬN 58

4.1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chụp CLVT của chấn thương tháp mũi 58

4.1.1. Dịch tễ học 58

4.1.2. Đặc điểm lâm sàng 62

4.1.3. Đặc điểm chụp X quang và CLVT của chấn thương tháp mũi 65

4.2. Đối chiếu đặc điểm lâm sàng, nội soi với chụp CLVT của chấn thương

tháp mũi 67

4.2.1. Đối chiếu một số đặc điểm lâm sàng của chấn thương tháp mũi với chụp CLVT 67

4.2.2. Đối chiếu một số đặc điểm nội soi của chấn thương tháp mũi với chụp CLVT 69

4.2.3. Đối chiếu chẩn đoán qua chụp X-quang thường và CLVT của chấn thương tháp mũi 70

4.2.4. Đối chiếu đặc điểm tổn thương trên lâm sàng, CLVT với hình thái tổn thương trong khi phẫu thuật 71

4.2.5. Phương pháp điều trị được áp dụng 71

KẾT LUẬN 76

KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment