Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị bệnh nhân bị một số rắn độc trên cạn cắn thuộc họ rắn hổ ở miền bắc Việt Nam
Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị bệnh nhân bị một số rắn độc trên cạn cắn thuộc họ rắn hổ ở miền bắc Việt Nam.Rắn xuất hiên trên trái đất cách ngày nay khoảng 280 triêu năm[2], trong đó có nhiều loại có đọc tính mạnh, gây nguy hiểm cho tính mạng những nạn nhân bị cắn. Bênh nhân bị rắn đọc cắn là mọt bênh cấp cứu nội khoa, bênh cảnh lâm sàng có thể từ rất nhẹ như tổn thương tại chỗ, đến rất nạng như đe dọa các chức năng sống, gây nguy hiểm đến tính mạng của bênh nhân, đòi hỏi phải có biên pháp xử trí ban đầu và cấp cứu hồi sức kịp thời. Viêc xử trí ban đầu ngay sau khi bị rắn đọc cắn tuỳ thuọc vào mức đọ tổn thương trên lâm sàng của bênh nhân và đạc điểm sinh học, đọc tính của từng loại rắn đọc.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế’ thế’ giới (WHO) trên thế’ giới trong 40 năm qua có khoảng 5 triêu nạn nhân bị rắn cắn mỗi năm. Trong đó có khoảng 2,5 triêu người bị cắn bởi rắn đọc, làm 125.000 người chết và hơn 100.000 người để lại di chứng nạng nề [122]. Theo thống kê của hiêp họi Chống đọc Mỹ, mỗi năm có khoảng 8.000 người bị rắn đọc cắn, trong đó có từ 9 – 15 người chết, tỷ lê tử vong do rắn hổ cắn là 9% và rắn lục là 0,2% [115],[127]. Theo các số liêu của tổ chức Y tế’ thế’ giới, số người chết do rắn đọc cắn ở các nước châu Á hàng năm cao hơn các châu lục khác, khoảng 100.000 người. ở Viêt Nam chưa có số liêu được công bố chính thức nhưng số nạn nhân do rắn đọc cắn có thể lên tới 30.000 người mỗi năm [13],[18],[23]. Các báo cáo tổng kết tại khoa HSCC A9 bênh viên Bạch Mai, tỷ lê tử vong của nhóm BN bị rắn hổ cắn là 20% (1987 – 1991); 11,9% (1991-1993) [12], 5,9% (1994 – 1997) [13]. Khảo sát tại bênh viên Chợ Rẫy, tỷ lê tử vong do rắn hổ cắn là 7,6% (1990 – 1994) [9],[25] . Các số liêu trên đây chỉ là “phần nổi của tảng băng” vì rất nhiều trường hợp tử vong không được thống kê. Mọt nguyên nhân quan trọng là phần lớn người bị rắn cắn thường ở các vùng nông thôn, họ thường lựa chọn điều trị theo phương pháp cổ truyền, nên có thể tử vong tại nhà mà không đưa đến bệnh viện. Theo thống kê của Trung tâm Chống đọc BV Bạch Mai, rắn đọc cắn đứng hàng thứ 5 trong các trường hợp ngọ đọc câp tới Trung tâm.
Trong những năm gần đây, số lượng BN bị rắn hổ cắn vào viện ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam gia tăng với mọt tốc đọ đáng báo đọng, ngoài các nguyên nhân do tai nạn, vô tình bị rắn đọc cắn còn do nuôi, bắt rắn gây nên. Chẩn đoán xác định loài rắn đọc cắn còn gặp nhiều khó khăn do nạn nhân khi bị rắn cắn đến nhâp viện thường không mang theo rắn do không bắt được rắn, do hoảng sợ nên không nhìn rõ loại rắn cắn mình, hoặc do đã đánh chết rồi vứt đi…Việc thăm khám bệnh nhân để xác định loại rắn đọc cắn và từ đó giúp bác sỹ điều trị có thái đọ xử trí đúng và kịp thời là vân đề cần thiết. Hơn nữa, ở Việt Nam phác đồ điều trị BN bị rắn đọc cắn chưa thống nhẩt đặc biệt là các biện pháp câp cứu ban đầu nhằm ngăn chặn, hạn chế các tác dụng của nọc đọc (như garô, chích rạch, giác hút…). Tuy nhiên ở nước ta chưa có công trình nào nghiên cứu về vân đề này. Xuẩt phát từ những nhu cầu câp thiết đã nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục đích:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cạn lâm sàng và diễn biến của BN bị một số loài rắn ho trên cạn ở miền Bắc Việt Nam cắn.
2. Xác định các dấu hiệu và triệu chứng sớm trên lâm sàng của BN để chẩn đoán nhanh loại rắn ho trên cạn ở miền Bắc Việt Nam cắn.
S. Nghiên cứu các biện pháp cấp cứu ban đầu, đánh giá kết quả từng biện pháp.