Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi của Barrett thực quản ở người cao tuổi

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi của Barrett thực quản ở người cao tuổi

Luận văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi của Barrett thực quản ở người cao tuổi.Bệnh Barrett thực quản đã được y văn thế giới đề cập đến từ vài chục năm nay ( năm 1950 – Norman Barrett) [56]. Nhưng ở Việt Nam, bệnh này chỉ mới được lưu ý từ khoảng chục năm trở lại đây. Có rất ít nghiên cứu về Barrett. Một trong những nguyên nhân làm cho bệnh nhân Barrett TQ chưa được quan tâm đúng mức ở nước ta do triệu chứng của bệnh này chưa được tầm soát kỹ, dễ bị nhầm lẫn, triệu chứng mơ hồ.

Vậy Barrett TQ là gì? Nó là tình trạng biến đổi biểu mô vảy bình thường ở đoạn xa thực quản thành biểu mô trụ dạng ruột [57], [58]. Đây là một biến chứng thường gặp của bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản. Barrett TQ có rất nhiều nguy cơ trở thành ung thư thực quản [59]. Barrett TQ xuất hiện ở khoảng 10% bệnh nhân có bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản và khoảng 10% trong số đó phát triển thành ung thư. Barrett TQ có một đặc điểm là biến đổi không hồi phục vì vậy kiểm soát căn nguyên là điều quan trọng. Chiến lược điều trị tốt nhất là phòng ngừa và kiểm soát bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản ( GERD): đó là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản [60], [61]. Tuy vậy, Barrett TQ vẫn còn là bệnh chưa được chú trọng đúng mức kể cả đối với những bác sỹ lâm sàng và nội soi [62].
Nguyên nhân chính xác của Barrett TQ là không rõ ràng. Hầu hết bệnh nhân Barrett TQ có tiền sử GERD trước đó [8], nên bệnh nhân Barrett TQ có triệu chứng gần giống với GERD; biểu hiện là nóng rát sau xương ức, ợ hơi chua, nuốt khó. Một số yếu tố liên quan đến Barrett TQ như: thường gặp ở nam gới da trắng hoặc gốc Tây Ban Nha, người lớn tuổi [57], [61].
Một điểm chú ý nữa của Barrett TQ thường diễn biến âm thầm cho tới khi xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như: loét, chảy máu, hẹp hay ung thư hóa. Barrett TQ là tổn thương tiền thân trong hầu hết các trường hợp ung thư tuyến TQ: Việc tiến triển từ Barrett TQ thành ung thư tuyến được cho là biến đổi thông qua loạn sản độ thấp và loạn sản độ cao [62], [64]. Do vậy, ung thư từ Barrett TQ chủ yếu gặp ở người cao tuổi: nguy cơ nam giới mắc nhiều gấp 3 lần nữ giới, nguyên nhân của nguy cơ này là do lạm dụng rượu và hút thuốc; hút thuốc làm tăng rõ rệt khả năng bị ung thư và nguy cơ này tăng lên khi phối hợp với uống rượu [65].
Trên lâm sàng, để chẩn đoán được bệnh nhân Barrett TQ thường rất khó khăn do triệu chứng nghèo nàn và không đặc hiệu, thường dựa vào tiền sử bệnh lý TQ mạn tính, đặc biệt là GERD [66]. Trên hình ảnh nội soi, tổn thương Barrett TQ là sự thay đổi niêm mạc từ đường Z lan lên phía trên [68], [69]. Một hình thái khác là xuất hiện những vùng niêm mạc biến đổi tách rời riêng rẽ, màu niêm mạc biến đổi từ hồng nhạt sang đỏ da cam. Những tổn thương này cần được xét nghiệm mô bệnh học xác nhận thương tổn dị sản ruột, đồng thời phát hiện tình trạng loạn sản, ung thư thực quản[70], [71].
Ở nước ta, bệnh Barrett TQ không phải là hiếm, đặc biệt ở người cao tuổi. Theo Nguyễn Thành Hưng – năm 2010 [67], trong các nhóm tuổi bị bệnh Barrett TQ, nhóm > 60 tuổi gặp 36.1%, nhưng chưa có nghiên cứu riêng đặc điểm Barrett ở những bệnh nhân cao tuổi. Để nghiên cứu rõ hơn đặc điểm Barrett ở bệnh nhân cao tuổi và nguy cơ biến chứng của bệnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi của Barrett thực quản ở người cao tuổi” nhằm mục tiêu sau:
1.    Nhận xét đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi Barrett thực quản ở người cao tuổi.
2.    Đối chiếu hình ảnh nội soi, một số đặc điểm lâm sàng với kết quả mô bệnh học Barrett thực quản ở người cao tuổi.
 TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi của Barrett thực quản ở người cao tuổi

1.    Barrett NR (October 1950). “Chronic peptic ulcer of the oesophagus and ‘oesophagitis”. Br J Surg 38 (150): 175-82
2.    Orlando RC. “Pathophysiology of gastroesophageal reflux disease. Journal of clinical gastroenterology”. 2008;42(5):584-588.
3.    Souza RF, Huo X, Mittal V, et al. “Gastroesophageal reflux might cause esophagitis through a cytokine-mediated mechanism rather than caustic acid injury”. Gastroenterology. 2009;137(5):1776-1784.
4.    Jankowski J, Barr H, Wang K, et al; “Diagnosis and management of Barrett’s oesophagus”. BMJ. 2010 Sep 10;341
5.    Chandrasoma P (1997), “Pathophysiology of Barrett’s esophagus”. Semin Thorac Cardiovasc Surg; 9:270.
6.    Tạ Long (2007), “ Rối loạn tiêu hoá chức năng”, Tạp chí khoa học tiêu hoá Việt nam, 3(9), Tr 512-524.
7.    Hvid-Jensen F, Pedersen L, Drewes AM, Sorensen HT, Funch-Jensen P. “Incidence of adenocarcinoma among patients with Barrett’s esophagus”. N Engl J Med. 2011;365(15): 1375—1383.
8.    Shaheen NJ, Sharma P, Overholt BF, et al. Radiofrequency ablation in Barrett’s esophagus with dysplasia. N Engl J Med. 2009;360(22):2277- 2288.
9.    Spechler SJ, Sharma P, Souza RF, Inadomi JM, Shaheen NJ. “American Gastroenterological Association medical position statement on the management of Barrett’s esophagus”. Gastroenterology. 2011;140(3): 1084-1091.
10.    Coleman HG, Bhat S, Johnston BT, McManus D, Gavin AT, Murray LJ. “Tobacco smoking increases the risk of high-grade dysplasia and cancer    among    patients    with    Barrett’s
esophagus”.Gastroenterology. 2012;142(2):233-240.
11.Schuchert MJ, Luketich JD; “Management of Barrett’s esophagus”. Oncology (Williston Park). 2007 Oct;21(11):1382-9, 1392; discussion 1392, 1394, 1396.
12.    Nguyễn Thành Hưng (2010), “ Đối chiều hình ảnh nội soi, mô bệnh học và đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân Barrett thực quản”, Luận văn bác sỹ chuyên khoa II, ĐH Y Hà Nội.
13.    Lee.R.G (1999), Esophagus, Diagnostic surgical pathology, 3rd Edition, Vol 2, 98- 128.
14.Schnell TG, Sontag SJ, Chejfec G, Aranha G, Metz A, O’Connell S, Seidel UJ, Sonnenberg A. “Long-term nonsurgical management of Barrett’s esophagus with high-grade dysplasia”. Gastroenterology. 2001 Jun;120(7):1607-1619.
15.    Reid BJ, Li X, Galipeau PC, Vaughan TL (February 2010). “Barrett oesophagus and oesophageal adenocarcinoma: time for a new synthesis”. Nature Reviews Cancer 10 (2): 87-101.
16.    Lê Gia Vinh và cs (2006), “ Giải phẫu học ngực – bụng”, Học viện quân y, NXB Quân đội nhân dân.
17.    Nguyễn Khánh Trạch và cs (2008), “Nội soi tiêu hoá- Khoa tiêu hoá bệnh viện Bạch Mai”, NXB Y học.
18.    CHUNG KIMHOUY (2009), “ Nghiên cứu hình ảnh nội soi thực quản bằng ánh sáng dải hẹp( NBI) ở bệnh nhân có hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản”. Luận văn thạc sĩy học, trường ĐH Y Hà Nội.
19.    Nguyễn Văn Huy (2001), “Thực quản – Giải phẫu học lâm sàng”, Nhà xuất bản Y học Hà nội, trang 62-64.
20.    Wang, K. K.; Sampliner, R. E.; Practice Parameters Committee of the American College of Gastroenterology (2008). “Updated Guidelines 2008 for the Diagnosis, Surveillance and Therapy of Barrett’s Esophagus”. The American Journal of Gastroenterology 103 (3): 788-797.
21.    Trần Văn Hợp (2000), “Bệnh học thực quản”, Bộ môn giải phẫu bệnh, Trường đại học y Hà Nội, tr 171-176.
22.    Ronkainen J, Aro P, Storskrubb T, et al. (December 2005). “Prevalence of Barrett esophagus in the general population: an endoscopic study”. Gastroenterology 129 (6): 1825-31
23.Stuart Jon Spechler , M.D ( 2002), “ Barrett’s Esophagus” NEJM, Volume 346 (11), pp. 836-842.
24.Cameron AJ; “Epidemiology of columnar-lined esophagus and adenocarcinoma”. Gastroenterol Clin North Am. 1997 Sep;26(3):487- 94.
25.Stein H, Siewert J (1993). “Barrett’s esophagus: pathogenesis, epidemiology, functional abnormalities, malignant degeneration, and surgical management”.Dysphagia 8 (3): 276-88.
26.    Flejou JF; “Barrett’s oesophagus: from metaplasia to dysplasia and cancer”. Gut. 2005 Mar;54 Suppl 1:i6-12.
27.    Michel R, Frank C (2005). “Endoprachyesophage – Muqueuse de Barrett”. Gastroentérologie. Ellipses,16,p 185-192.
28.    Yousef F, Cardwell C, Cantwell MM, Galway K, Johnston BT, Murray L (August 2008). “The incidence of esophageal cancer and high-grade dysplasia in Barrett esophagus: a systematic review and meta¬analysis”. Am. J. Epidemiol. 168 (3): 237—49
29.    Lê Văn Dũng (2001), “Nhận xét hình ảnh nội soi – Mô bệnh học thực quản ở những bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng trào ngược dạ dày – thực quản”. Luận văn thạc sỹy học, Trường Đại học Y khoa Hà Nội.
30.    Hirst NG, Gordon LG, Whiteman DC, Watson DI, Barendregt JJ. “Is endoscopic surveillance for non-dysplastic Barrett’s esophagus cost- effective? Review of economic evaluations”. J Gastroenterol Hepatol. 2011;26(2):247-254.
31.    Shachin Wani (2007), Narrow- band imaging can change the cathegory of patient wani GERD from nonerosive reflux disease to ersive esophagitis ( Los Angeles grate A or B) in a significant number patient, Gastrointestinal Endscopy Vo 66, No: 237-38.
32.    Holmes RS, Vaughan TL(January 2007). “Epidemiology and pathogenesis of esophageal cancer”.Semin Radiat Oncol 17(1): 2-9.
33.    Gopal DV, Lieberman DA, Magaret N, et al; “Risk factors for dysplasia in patients with Barrett’s esophagus (BE): results from a multicenter consortium”. Dig Dis Sci. 2003 Aug;48(8):1537-41.
34.    Corley DA, Kerlikowske K, Verma R, Buffler P (2003). “Protective association of aspirin/NSAIDs and esophageal cancer: a systematic review and meta-analysis.”. Gastroenterology 124 (1): 47-56.
35.    Cecilia M Fenoglio- Preiser, Amy E Noffsinger, Grant N Stemmermann, Patrick E Lantz (2008). “Gastrointestinal Phathology: An Atlas and Text, 3rd Edition”. Lippincott Williams & Wilkins, 128¬239.
36.Spechler SJ (2004), Intestinal metaplasia at the gastroesophageal junction. Gastroenterology; 126: 567.
37.    Zagari RM, Fuccio L, Wallander MA, et al. (October 2008). “Gastro- oesophageal reflux symptoms, oesophagitis and Barrett’s oesophagus in the general population: the Loiano-Monghidoro study”. Gut 57 (10): 1354-9.
38.    Nguyễn Cảnh Bình và Cs (2007), “ Nghiên cứu tổn thương bệnh lý tại đoạn nối thực quản -dạ dày trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản qua hình ảnh nội soi bằng ánh sáng trắng, ánh sáng giải hẹp và mô bệnh học”, Tạp chí khoa học tiêu hoá Việt Nam số 8, tr 467-468.
39.    Vũ Văn Khiên ( Y học thực hành 574 – Số 7/2007), “ Những thông tin cập nhật về bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản ( GERD): những khuyến cáo từ hội nghị MONTREAL về GERD”. Bệnh viện TƯQĐ 108, trang 70-72.
40.    Tang P, McKinley MJ, Sporrer M, Kahn E (2004), Inlet patch: prevalence, histologic type, and association with esophagitis, Barrett esophagus, and antritis. Arch Pathol Lab Med; 128: 444.
41.    Đoàn Thị Hoài (2006), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi – mô bệnh học và đo pH thực quản liên tục 24 giờ trong hội chứng trào dạ dày- thực quản”, Luận văn thạc sỹ y học, trường đại học y Hà nội.
42.Shaheen NJ, Sharma P, Overholt, BF, et al. (2009). “Ablation radio in Barrett’s esophagus with dysplasia.” New England Journal of Medicine 360 (22): 2277-88.
43.    Nichalas J.N (2009), Barrett’s esophagus – How is high grade dysplasia managed. Gastoenterstinal endoscopy. Vol 360, 2310-2320.
44.    Paulson TG, Xu L, Sanche C, et al (2006), Neosquamous epithelium does not typically arise from Barrett’s epilthelium. Clin Cancer Res; 12:1701.
45.    Riddell RH ( 2006), The biopsy diagnosis of gastroesophageal reflux disease, and Barrett’s esophagus, and sequelae of therapy. Am J Surg Pathol; 20: S31.
46.    Gorospe EC, Wang KK. “Endoscopy: NBI in Barrett esophagus–look more and sample less”. Nat Rev Gastroenterol Hepatol. 2012;9(5):250- 251.
47.    Chu Quán Hồng (1998), “Cẩm nang chăm sóc sức khoẻ người già”, NXB y học, tr. 149 – 151.
48.    Morales CP, Spechler SJ (2003), Intesinal metaplasia at the gastroesophageal junction: Barrett’s, bacteria and biomarkers. Am J Gastroenterol; 98:759.
49.Shaheen NJ, Greenwald BD, Peery AF, et al. “Safety and efficacy of endoscopic spray cryotherapy for Barrett’s esophagus with high-grade dysplasia”. Gastrointest Endosc.2010;71(4):680-685.
50.Sharma P, Dent J, Armstrong D, Bergman J.J, Gossner L, Hoshihara Y, Junghard O, Vieth (2006), “ The development and validation of an endoscopic grading system for Barrett’s oesophagus: the Prague C & M criteria”, Gastroenterol. 103(11), PP.2669-80.
51.Phạm Khuê (2000), “Bệnh học tuổi già”, NXBy học HN,tr.7- 227.
52.Solaymani-Dodaran M, Logan R F A, West J, Card T and Coupland C (2004), “Risk ofoesophageal cancer in Barrett’s oesophagusand gastro- oesophageal reflux”. Gut 53, pp. 1070-1074.
53.    Overholt BF, Lightdale CJ, Wang KK, et al (2006). “ Photodynamic therapy with porfimer sodium for ablation of high-grade dysplasia in Barrett’s esophagus: international, partially blinded, randomized phase III trial”. Gastrointest Endosc 2005; 62:488-98. Erratum, Gastrointest Endosc 63:359 .
54.    Subhash Chandra, MBBS, Emmanuel C. Gorospe, MD, MPH, and Kenneth K. Wang, MD, AGAF, FASGE. “Barrett’s Esophagus in 2012: Updates in Pathogenesis, Treatment, and Surveillance”
55.    Filipe MI (1979), Mucins in the human gastrointestinal epithelium: a review. Invest Cell Pathol. 2(3):195-216
MỤC LỤC
ĐẶTVẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN    3
1.1.    Một số đặc điểm về giải phẫu thực quản    3
1.1.1.    Hình dạng, kích thước và vị trí    3
1.1.2.    Mạch và thần kinh    4
1.1.3.    Liên quan    4
1.2.    Cấu trúc mô học của thực quản    5
1.3.    Sinh lý học    8
1.4.    Sinh bệnh học và biến chứng của Barrett    9
1.4.1.    Sinh bệnh học của Barrett thực quản    9
1.4.2.    Biến chứng của bệnh Barrett thực quản    11
1.5.    Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ của Barrett thực quản    12
1.5.1.    Nguyên nhân    12
1.5.2.    Yếu tố nguy cơ    14
1.6.    Chẩn đoán bệnh Barrett thực quản    15
1.6.1.    Triệu chứng lâm sàng    15
1.6.2.    Chẩn đoán nội soi    17
1.6.3.    Chẩn đoán hình ảnh    19
1.6.4.    Chẩn đoán giải phẫu bệnh    19
1.7.    Theo dõi loạn sản trong bệnh Barrett và    phòng ngừa    20
1.7.1.    Theo dõi loạn sản trong bệnh Barrett    20
1.7.2.    Phòng ngừa    20
1.8.    Điều trị bệnh Barrett thực quản    21
1.9.    Vài nét về lịch sử Barrett     22
1.10.    Quan niệm, đặc điểm cơ thể và bệnh lý người cao tuổi.. .24
1.10.1.    Quan niệm người cao tuổi    24
1.10.2.    Đặc điểm cơ thể người cao tuổi    24
1.10.3.    Đặc điểm bệnh lý người cao tuổi    25
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..27
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    27
2.1.1.    Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân    27
2.1.2.    Tiêu chuẩn loại trừ    27
2.2.    Phương pháp nghiên cứu    27
2.2.1.    Cách chọn mẫu    28
2.2.2.    Các phương tiện nghiên cứu    28
2.2.3.    Chuẩn bị bệnh nhân    28
2.2.4.    Kỹ thuật nội soi TQ – dạ dày – tá tràng và đánh giá kết
quả    28
2.2.5.    Nghiên cứu mô bệnh học    29
2.2.6.    Đánh giá lâm sàng     30
2.2.7.    Đối chiếu hình ảnh TT trên nội soi với kết quả MBH    31
2.2.8.    Xử lý số liệu    31
2.2.9.    Đạo đức nghiên cứu    32
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU    33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    34
3.1.    Phân bố theo tuổi    34
3.2.    Phân bố theo giới    34
3.3.    Phân bố theo tiền sử bệnh     35
3.4.    Phân bố theo thời gian mắc bệnh    36
3.5.    Theo thói quen sinh hoạt    36
3.6.    Phân bố theo triệu chứng cơ năng    37
3.7.    Phân bố bệnh nhân theo chỉ số BMI    38
3.8.    Phân bố theo hình ảnh nội soi    39
3.8.1.    Phân bố tổn thương Barrett theo hình thái    39
3.8.2.    Phân bố tổn thương Barrett theo chiều dài    41
3.8.3.    Phân bố mức độ tổn thương TQ theo Los-Angeles    43
3.8.4.    Một số tổn thương kèm theo tại thực quản    43
3.8.5.    Tổn thương phối hợp ở dạ dày tá tràng    44
3.9.    Kết quả chẩn đoán mô bệnh học    44
3.10.    Liên quan giữa TT Barrett theo chiều dài và tuổi    46
3.11.    Liên quan giữa TT Barrett và thời gian mắc    bệnh    47
3.12.    Liên quan giữa TT Barrett và thói quen sinh    hoạt    47
3.13.    Liên quan giữa TT Barrett theo chiều dài và BMI    48
3.14.    Đối chiếu TT Barrett với bệnh lý dạ dày kèm theo    49
3.15.    Đối chiếu TT Barrett theo chiều dài với MBH    49
3.16.    Liên quan giữa TT Barrett theo LA và tuổi    50
3.17.    Đối chiếu TT Barrett theo LA với BMI    51
3.18.    Đối chiếu TT Barrett theo LA với MBH    51
3.19.    Đối chiếu TT Barrett theo chiều dài và theo hình thái    52
3.20.    Đối chiếu TT Barrett theo chiều dài và LA    52
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    53
4.1.    Đặc điểm chung    53
4.1.1.    Tuổi    53
4.1.2.    Giới    54
4.1.3.    Thời gian mắc bệnh    54
4.1.4.    Về tiền sử bệnh    55
4.1.5.    Về phân bố theo thói quen    sinh hoạt    55
4.1.6.    Về phân bố về triệu chứng    cơ năng    56
4.1.7.    Về phân bố theo BMI    58
4.2.     Về phân bố theo hình ảnh nội soi    58
4.2.1.     Về TT theo hình thái, kích thước, chu vi    58
4.2.2.    Về mối liên quan TT Barrett với thói quen, thời gian mắc
bệnh    60
4.2.3.    Về mối liên quan TT Barrett với tuổi, BMI    60
4.2.4.    Về TT phối hợp tại thực quản và dạ dày    61
4.3.    Về tổn thương MBH    62
4.4.    Đối chiếu hình ảnh nội soi với BMH    65
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN    67
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Barrett thực quản đã được y văn thế giới đề cập đến từ vài chục năm nay ( năm 1950 – Norman Barrett) [56]. Nhưng ở Việt Nam, bệnh này chỉ mới được lưu ý từ khoảng chục năm trở lại đây. Có rất ít nghiên cứu về Barrett. Một trong những nguyên nhân làm cho bệnh nhân Barrett TQ chưa được quan tâm đúng mức ở nước ta do triệu chứng của bệnh này chưa được tầm soát kỹ, dễ bị nhầm lẫn, triệu chứng mơ hồ.
Vậy Barrett TQ là gì? Nó là tình trạng biến đổi biểu mô vảy bình thường ở đoạn xa thực quản thành biểu mô trụ dạng ruột [57], [58]. Đây là một biến chứng thường gặp của bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản. Barrett TQ có rất nhiều nguy cơ trở thành ung thư thực quản [59]. Barrett TQ xuất hiện ở khoảng 10% bệnh nhân có bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản và khoảng 10% trong số đó phát triển thành ung thư. Barrett TQ có một đặc điểm là biến đổi không hồi phục vì vậy kiểm soát căn nguyên là điều quan trọng. Chiến lược điều trị tốt nhất là phòng ngừa và kiểm soát bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản ( GERD): đó là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản [60], [61]. Tuy vậy, Barrett TQ vẫn còn là bệnh chưa được chú trọng đúng mức kể cả đối với những bác sỹ lâm sàng và nội soi [62].
Nguyên nhân chính xác của Barrett TQ là không rõ ràng. Hầu hết bệnh nhân Barrett TQ có tiền sử GERD trước đó [8], nên bệnh nhân Barrett TQ có triệu chứng gần giống với GERD; biểu hiện là nóng rát sau xương ức, ợ hơi chua, nuốt khó. Một số yếu tố liên quan đến Barrett TQ như: thường gặp ở nam gới da trắng hoặc gốc Tây Ban Nha, người lớn tuổi [57], [61].
Một điểm chú ý nữa của Barrett TQ thường diễn biến âm thầm cho tới khi xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như: loét, chảy máu, hẹp hay ung thư hóa. Barrett TQ là tổn thương tiền thân trong hầu hết các trường hợp ung thư tuyến TQ: Việc tiến triển từ Barrett TQ thành ung thư tuyến được cho là biến đổi thông qua loạn sản độ thấp và loạn sản độ cao [62], [64]. Do vậy, ung thư từ Barrett TQ chủ yếu gặp ở người cao tuổi: nguy cơ nam giới mắc nhiều gấp 3 lần nữ giới, nguyên nhân của nguy cơ này là do lạm dụng rượu và hút thuốc; hút thuốc làm tăng rõ rệt khả năng bị ung thư và nguy cơ này tăng lên khi phối hợp với uống rượu [65].
Trên lâm sàng, để chẩn đoán được bệnh nhân Barrett TQ thường rất khó khăn do triệu chứng nghèo nàn và không đặc hiệu, thường dựa vào tiền sử bệnh lý TQ mạn tính, đặc biệt là GERD [66]. Trên hình ảnh nội soi, tổn thương Barrett TQ là sự thay đổi niêm mạc từ đường Z lan lên phía trên [68], [69]. Một hình thái khác là xuất hiện những vùng niêm mạc biến đổi tách rời riêng rẽ, màu niêm mạc biến đổi từ hồng nhạt sang đỏ da cam. Những tổn thương này cần được xét nghiệm mô bệnh học xác nhận thương tổn dị sản ruột, đồng thời phát hiện tình trạng loạn sản, ung thư thực quản[70], [71].
Ở nước ta, bệnh Barrett TQ không phải là hiếm, đặc biệt ở người cao tuổi. Theo Nguyễn Thành Hưng – năm 2010 [67], trong các nhóm tuổi bị bệnh Barrett TQ, nhóm > 60 tuổi gặp 36.1%, nhưng chưa có nghiên cứu riêng đặc điểm Barrett ở những bệnh nhân cao tuổi. Để nghiên cứu rõ hơn đặc điểm Barrett ở bệnh nhân cao tuổi và nguy cơ biến chứng của bệnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi của Barrett thực quản ở người cao tuổi” nhằm mục tiêu sau:
1.    Nhận xét đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi Barrett thực quản ở người cao tuổi.
2.    Đối chiếu hình ảnh nội soi, một số đặc điểm lâm sàng với kết quả mô bệnh học Barrett thực quản ở người cao tuổi.

Leave a Comment