NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN MA TÚY MDMA BẰNG THUỐC AN THẦN KẾT HỢP VỚI THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN MA TÚY MDMA BẰNG THUỐC AN THẦN KẾT HỢP VỚI THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM

 Nghiên cứu trên 22 bệnh nhân (BN) nghiện ma túy MDMA, điều trị tại Khoa T©m thÇn, Bệnh viện 103 từ 1 – 2010 đến 10 – 2012 bằng thuốc an thần kết hợp với thuốc chống trầm cảm. Kết quả:

– Các triệu chứng hay gặp nhất trong hội chứng cai MDMA là: thèm mãnh liệt, mệt mỏi 100%, ác mộng 90,91%, ảo thanh bình phẩm (77,27%) và hoang tưởng bị hại (54,54%). 40,91% BN có lo âu lan tỏa, hội chứng trầm cảm gặp 77,27%, mạch nhanh > 100 lần/phút: 59,09%.
– Khi điều trị, các triệu chứng của hội chứng cai như loạn thần, trầm cảm, lo âu, rối loạn thần kinh thực vật… thuyên giảm rõ rệt ở ngày thứ 7 và hết ở ngày thứ 14.
– Tái nghiện MDMA bắt đầu xuất hiện ở tháng thứ 4 và tỷ lệ tái nghiện sau 6 tháng là 22,73%.
 
 Nghiện ma túy là một tệ nạn xã hội, gây hậu quả nặng nề cho bản thân người nghiện, gia đình và xã hội. Ma túy được chia làm hai nhóm chủ yếu là nhóm opioid (morphin, heroin) và nhóm kích thần  (methamphetaminevà MDMA). Ngày nay, số người nghiện ma túynhóm kích thần, đặc biệt là MDMA (methylenedioxy meth amphetamin) hay còn gọi là ecstasy,ngày càng tăng (chiếm khoảng 30% số ngườinghiện ma túy).  MDMA có cấu trúc hóa họcgiống cả methamphetamin (kích thần mạnh) và mescalin (gây ảo giác).  Hiệu quả kích thần của MDMA xuất hiện sau 15  –  30 phút đường uống, 1  –  2 phút đường tiêm tĩnh mạch hoặc đường hút.
MDMA được đánh giá là nguy hiểm hơn cả heroin, dễ tái nghiện và dễ gây tử vong, nếu dùng quá liều. Khi dùng liều cao hoặc dùng kéo dài MDMA, người nghiện có các rối loạn tâm thần như 
hoang tưởng, ảo giác, lo âu, trầm cảm.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment