Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị viêm bờ mi do nấm
Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị viêm bờ mi do nấm.Viêm bờ mi là một viêm của phần trước mi, một trong những bệnh phổ biến, có thể gặp ở cả nam và nữ, các lứa tuổi và dân tộc khác nhau. Người ta chia ra hai hình thái củaviêm bờ mi: hình thái viêm có bong vẩy đặc trưng bởi sự cương tụ của bờ mi với những vẩy dạng mỡ hay khô,hình thái loét đặc trưng bởi sự phát triển những mụn mủ nhỏ dẫn đến hình thành những hạt hay những loét của bờ mi, các bệnh kèm theo như viêm kết giác mạc là hay gặp… bệnh thường tiến triển mạn tính, hay tái phát [1].
Có nhiều cách phân loại viêm bờ mi khác nhau: theo nguyên nhân có thể viêm bờ mi do nấm, virus, vi khuẩn, kí sinh trùng; do cơ địa như da nhờn, gàu tóc hoặc mụn trứng cá…. [2],[3]. Mặc dù theo cách phân chia và nguyên nhân nào thì viêm bờ mi thường gây ra các triệu chứng khó chịu như kích ứng mắt và mi mắt, cảm giác nóng rát, ngứa, chảy nước mắt, đỏ mắt, sợ ánh sáng…. và nhiều khi ảnh hưởng đến chất lượng thị lực của người bệnh [3]. Viêm bờ mi là bệnh có thể điều trị khỏi nhưng do diễn biến thường âm thầm, các triệu chứng thường nhẹ nên nhiều khi bệnh nhân ít để ý và thầy thuốc dễ bỏ qua, điều trị không triệt để bệnh hay tái phát. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài, không được điều trị triệt để dễ dẫn đến xuất hiện một số biến chứng: chắp, lẹo, rụng hàng lông mi, thay đổi cấu trúc vĩnh viễn như biến dạng bờ mi, sụn mi, thay đổi cấu trúc phim nước mắt gây khô mắt, lông quặm, lông xiêu, viêm kết giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực của bệnh nhân [4],[5].
Trong các nguyên nhân người ta cũng đề cập nhiều đến viêm bờ mi do nấm với biểu hiện lâm sàng, điều trị và tiên lượng khá phức tạp. Những nghiên cứu của các tác giả khác nhau về viêm bờ mi nói chung và viêm bờ mi do nấm nói riêng đãđề cập đến bệnh cảnh của viêm bờ mi do nấm khá thường gặp, biểu hiện lâm sàng có nhiều điểm chung với viêm bờ mi do các nguyên nhân khác tuy nhiên do đặc điểm do nấm có những đặc thù riêng, chẩn đoán và điều trị cũng có những điểm cần được phân biệt với các viêm bờ mi do nguyên nhân khác. Các triệu chứng đưa người bệnh đến khám thường xuyên là những triệu chứng nhẹ, gây nên những khó chịu nhẹ, bệnh nhân có thể không nhớ thời điểm bắt đầu, thường dùng nhiều loại thuốc tra mắt các triệu chứng dịu đi sau đó lại tái phát có thể nhiều lần. Đôi khi bệnh nhân đến vì những biến chứng như chắp, lẹo, viêm tỏa lan rộng trên mi, những biến chứng viêm loét giác mạc, khô mắt… Chẩn đoán viêm bờ mi với các dấu hiệu thường ít đặc trưng, tuy nhiên khám kỹ bờ mi, làm các xét nghiệm tìm nguyên nhân cho phép chẩn đoán viêm bờ mi do nấm.
Điều trị viêm bờ mi nói chung và viêm bờ mi do nấm nói riêng đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt về vệ sinh cá nhân, chăm sóc tại chỗ, toàn thân, các biện pháp sử dụng các thuốc khác nhau cũng như sự duy trì điều trị và điều trị các triệu chứng phối hợp. Kết quả điều trị ban đầu thường tốt tuy nhiên kết quả lâu dài còn nhiều khó khăn nhiều khi nguồn gốc nấm từ các vị trí khác nhau trên cơ thể không loại trừ được và tái phát là rất thường xuyên. Hơn nữa các thuốc chống nấm hiện nay là rất ít, dùng đường toàn thân ít tác dụng và độc tính cao, thuốc điều trị tại chỗ thường không có nhiều, phải sử dụng kết hợp các biện pháp cơ học và hóa học…
Nhằm tìm hiểu kỹ hơn về viêm bờ mi do nấm chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị viêm bờ mi do nấm” với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của viêm bờ mi do nấm.
2. Đánh giá kết quả điều trị của viêm bờ mi do nấm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Philips Thygeson MD, Sanjose, Calif (1946),Etiology and treatment of blepharitis, Archives ofOphthalmology, 445 – 477.
2. Lisa M. Nijm,“Blepharitis: Classification”. Edward J. Holland MD, Mark J. Mannis MD FACS, W. Barry Lee MD FACS. Ocular Surface Disease:Cornea, Conjunctivaand Tear Film: 55 – 60
3. Mathers WD, Shields WJ, Sachdev MS, et al (1991). Meibomian gland dysfunctionin chronic blepharitis. Cornea 1991;10:277–85.
4. Jackson, W.B. (2008). Blepharitis Preferred Practice Pattern.” American Academy of Ophthalmology 43.2 (2008): 170-179.
5. McCulley JP, Dougherty JM, Deneau DG (1982). Classification of chronic blepharitis. Ophthalmology 1982;89:1173–80.
6. McCulley JP, Sciallis GF (1977). Meibomian keratoconjunctivitis. Am J Ophthalmol 1977;84:788–93.
7. Smolin G, Okumoto M(1977). Staphylococcal blepharitis. Arch Ophthalmol 1977; 95:812.
8. Mathers WD, Choi D(2014). Cluster analysis of patients with ocular surface disease, blepharitis, and dry eye. Arch Ophthalmol 2004;122:11:1700-1704.
9. Igami TZ, Holzchuh R, Osaki TH, et al (2011). Oral azithromycin for treatment of posterior blepharitis. Cornea 2011; 30:1145.1.
10. Đỗ Như Hơn (2012), Bệnh của mi mắt, Nhãn khoa Tập 2, Lê Minh Thông, Lê Đỗ Thùy Lan.
11. Phan Dẫn (2007), “Bệnh của mi mắt“. Nhãn khoa giản yếu, Phan Dẫn. Tập1. Nhà xuất bản y học. p: 39
12. Huber-Spitzy V, Baumgartner I, Böhler-Sommeregger K, et al. (1991) Blepharitis – a diagnostic and therapeutic challenge. A report on 407 consecutive cases. Graefes Arch Clin Exp Ophthalmol 1991; 229:224-7.
13. Raskin EM, Speaker MG, Laibson PR. Blepharitis (2005). Infect Dis Clin North Am 1992;6:777–87.
14. Kemal M, Sumer Z, Toker MI, et al. (2005) The prevalence of Demodex folliculorum in blepharitis patients and the normal population. Ophthalmic Epidemiol 2005; 12:287-90.
15. Kheirkhah A, Casa V, Li W, et al. (2007) Corneal manifestations of ocular Demodex infestation. Am J Ophthalmol 2007;143:743-9.
16. Seal D, Ficker L, Ramakrishnan M, et al. (1990) Role of staphylococcal toxin production in blepharitis. Ophthalmology 1990; 97:1684–8.
17. Edwards RS. (1987). Ophthalmic emergencies in a district general hospital casualty department. Br J Ophthalmol 1987;71:938 – 42.
18. Ghanem VC, Mehra N, Wong S, et al.(2003). The prevalence of ocular signs in acne rosacea: comparing patients from ophthalmology and dermatology clinics. Cornea 2003; 22:230–3.
19. International Council of Ophthalmology/ International Federation of Ophthalmological Societies (2008). ICO International Clinical Guidelines Blepharitis (Initial and Follow-up Evaluation) 2008
20. Đỗ Thị Nhuận, (1975) vi nấm học y khoa thực dụng, NXB Y Học Hà nội 1975.
21. Nguyễn Thị Đào(2004), Bệnh nấm và điều trị, NXB Hà nội 2004
22. Everette Smith Beneke, Jhon Willard Rippon(1988), Human Micoses, Upjohn 1988, 88.
23. Nguyễn Quí Thái (2012), Thực trạng bệnh nấm da tại một số địa phương thuộc khu vực miền núi phía bắc và những giải pháp chủ yếu phòng chống bệnh cho nhân dân, Tạp chí Da liễu, Hội Da liễu Việt nam,7/2012, P 67-72.
24. Hoàng Thị Ngọ (2010) Tình hình, đặc điểm lâm sàng kết quả điều trị viêm da dầu người lớn bằng uốngitraconazole kết hợp bôi corticoide. Luận văn Thạc sĩ Y học. ĐHY Hà nội2010
25. Trần Cẩm Vân,(2012), Bệnh do nấm Chromoblasto, Tạp chí Da liễu, Hội Da liễu Việt Nam, 7/2012, P48-54.
26. Phạm Hoàng Khâm (2003), Nghiên cứu một số biến đổi miễn dịch ở bệnh nhân nấm da và đánh giá hiệu quả điều trị bằng phác đồ BSI-Benzosali kết hợp với Levamisol. Luận án Tiến sĩ Y học, Học Viện Quân Y-2003.
27. Trần Việt Dũng (2011), Tình hình, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh nấm da bằng kem comozel. Luận văn Thạc sĩ Y học, Học Viện Quân Y-2011.
28. Nguyễn Tứ Đệ (2014),Đặc điểm lâm sàng, khả năng đệm của da ở bệnh nhân nấm lang ben và tác dụng điều trị nấm lang ben của sà phòng SASTID, Luận văn Thạc sĩ Y học, Học Viện Quân Y-2014.
29. Derbel M1, Benzina Z, Ghorbel I, Abdelmoula S, Makni F, Ayadi A, Feki J. (2005). Malassezia fungal blepharitis: a case report.J. Fr. Ophtalmol. 2005 Oct; 28 (8): 862 – 5
30. American Academy of Ophthalmology (2011). Blepharitis: Preferred Practice Pattern. Available at: http://one.aao.org/CE/PracticeGuidelines/ Snippet.aspx? cid=7802696a-baaa-4b10-afda-f95992f81784(Accessed on October 10, 2011).
31. Luchs J; (2010) Azithromycin in DuraSite for the treatment of blepharitis. Clin Ophthalmol. 2010 Jul 30;4:681-8.
32. Polack FM, Goodman DF (1988). Experience with a new detergent lid scrub in the management of chronic blepharitis. Arch Ophthalmol 1988; 106:719.
33. Frucht-Pery J, Sagi E, Hemo I, Ever-Hadani P (1993). Efficacy of doxycycline and tetracycline in ocular rosacea. Am J Ophthalmol 1993; 116:88.
34. Wladis EJ, Bradley EA, Bilyk JR, et al. (2016). Oral Antibiotics for Meibomian Gland-Related Ocular Surface Disease: A Report by the American Academy of Ophthalmology. Ophthalmology 2016; 123:492.
35. Doan S, Gabison EE, Nghiem-Buffet S, et al.(2007). Long-term visual outcome of childhood blepharokeratoconjunctivitis. Am J Ophthalmol 2007; 143:528.
36. Đỗ Như Hơn, Nhãn khoa, Tập 3,(2012), Điều trị trong nhãn khoa (Hoàng Minh Châu), Nhà xuất bản y học Hà nội 2012.
37. Jackson WB; Blepharitis (2008): current strategies for diagnosis and management. Can J Ophthalmol. 2008 Apr;43(2):170-9.
38. Howard M. Leibowitz, MD, Diosdado Capino, MD Boston (1982), treatment of chronic Blepharitis. Corneal Disorders 1982, pp 232-233
39. Lee CY1, Ho YJ2, Sun CC3, Lin HC4, Hsiao CH4, Hui-Kang Ma D5, Lai CC4, Chen HC6, (2012). Recurrent Fungal Keratitis and Blepharitis causes by Aspergillus Flavus, Am. J. Trop, Sep 2012, 16-0453
40. Đinh Đăng Tùng(2015),Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của rối loạn chức năng tuyến Meibomius trên bệnh nhân khô mắt, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội 2015.
41. Adenis JP, Brasseur G, Demailly P, Malet F, Verin P, Saint-Blancat P, et al. (1996) Comparative evaluation of efficacy and safety of ciprofloxacin and norfloxacin ophthalmic solutions. European Journal of Ophthalmology. 1996; 6 (3):287–92
42. Bloom PA, Leeming JP, Power W, Laidlaw DA, Collum LM, Easty DL. (1994) Topical ciprofloxacin in the treatment of blepharitis and blepharoconjunctivitis. European Journal of Ophthalmology. 1994;4(1):6–12
43. Behrens-Baumann W, Niederdellmann C, Jehkul A, Kohnen R (2006). Bibrocathol eye ointment is efficacious in blepharitis. Results from a randomized, double-blind, controlled clinical trial. Ophthalmology. 2006;103(11):960–5
44. Akyol-Salman I, Azizi S, Mumcu U, Baykal O. (2010). Efficacy of topical N-acetylcysteine in the treatment of meibomian gland dysfunction. Journal of Ocular Pharmacology and Therapeutics. 2010;26(4):329–33
45. Friedland BR, Fleming CP, Blackie CA, Korb DR. (2011). A novel thermodynamic treatment for meibomian gland dysfunction. Current Eye Research.2011;36(2):79–87
46. Macsai MS. (2008). The role of omega-3 dietary supplementation in blepharitis and meibomian gland dysfunction (an AOS thesis). Transactions of the American Ophthalmological Society. 2008;106:336–56
47. Rahul Singh Tonk (2014), [AAO November 27, 2014]
48. Donshik P, Kulvin SM, Mckinley P, Skowron R. (1983) Treatment of chronic staphylococcal blepharoconjunctivitis with a new topical steroid anti-infective ophthalmic solution. Ann Ophthalmol. 1983 Feb; 15(2):162-7
49. Goto E, Shimazaki J, Monden Y, Takano Y, Yagi Y, Shimmura S, et al. (2002). Low-concentration homogenized castor oil eye drops for noninflamed obstructive meibomian gland dysfunction. Ophthalmology.2002;109(11):2030–5.
50. Ishida R, Matsumoto Y, Onguchi T, et al.(2008). Tear film with “Orgahexa EyeMasks” in patients with meibomian gland dysfunction. Optometry and Vision Science. 2008;85(8):684–91.
51. Bron AJ, Benjamin L, Snibson GR. Meibomian gland disease. (1991) Classification and grading of lid changes. Eye 1991;5(Pt 4):395–411.
52. Lindsley, K., et al. (2012) “Interventions for chronic blepharitis.”. Cochrane Database of Systematic Reviews. May 16, 2012.
53. Dadaci Z. và CS (2015),PAS staining demonstrates Fungi in chronic anterior blepharitis, Eye, 29,2015, 1522-1527
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. VIÊM MI MẮT 3
1.1.1. Khái niệm viêm mi mắt 3
1.1.2. Phân loại viêm mi mắt 3
1.2. VIÊM BỜ MI 5
1.2.1. Quan niệm về viêm bờ mi 5
1.2.2. Triệu chứng lâm sàng viêm bờ mi 6
1.2.3. Phân loại viêm bờ mi: Có nhiều cách phân loại viêm bờ mi 8
1.2.4. Điều trị viêm bờ mi 11
1.3. VIÊM BỜ MI DO NẤM 15
1.3.1. Nấm gây bệnh ở mắt 15
1.3.2. Lâm sàng viêm bờ mi do nấm 16
1.3.3. Cận lâm sàng viêm bờ mi do nấm 22
1.3.4. Chẩn đoán viêm bờ mi do nấm 23
1.3.5. Điều trị viêm bờ mi do nấm 24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 30
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 30
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 30
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 30
2.2.2. Cỡ mẫu 30
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu 31
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 31
2.3.1. Thăm khám các triệu chứng lâm sàng 32
2.3.2. Các xét nghiệm cận lâm sàng 32
2.3.3. Điều trị 32
2.3.4. Các tiêu chí đánh giá 34
2.3.5. Xử lý số liệu 36
2.4. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 36
Chương 3: KẾT QUẢNGHIÊN CỨU 37
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM BỆNH NHÂN VIÊM BỜ MI DO NẤM 37
3.1.1. Đặc điểm về tuổi 37
3.1.2. Đặc điểm bệnh nhân theo giới 37
3.1.3. Đặc điểm nghề nghiệp 38
3.1.4. Đặc điểm về địa dư 38
3.1.5. Ảnh hưởng môi trường 39
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA VIÊM BỜ MI DO NẤM 39
3.2.1. Đặc điểm các triệu chứng cơ năng 39
3.2.2. Đặc điểm tình trạng lông mi và bờ mi trước 40
3.2.3. Đặc điểm mi sau 40
3.2.4. Đặc điểm thị lực 41
3.2.5. Đặc điểm về nhãn áp 41
3.2.6. Đặc điểm kết quả xét nghiệm vi sinh chất tiết bờ mi 41
3.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 42
3.3.1. Triệu chứng cơ năng 42
3.3.2. Kết quả sự thay đổi các triệu chứng của mi và bờ mi trước sau điều trị 44
3.3.3. Các triệu chứng bờ mi sau 44
3.3.4. Đánh giá kết quả theo thời gian theo dõi 45
3.3.5. Thị lực 46
3.2.6. Kết quả về nhãn áp 47
3.3.7. Kết quả xét nghiệm 47
3.3.8. Đánh giá kết quả điều trị chung 49
Chương 4: BÀN LUẬN 50
4.1. ĐẶC ĐIỂM NHÓM NGHIÊN CỨU 50
4.1.1. Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi 50
4.1.2. Đặc điểm bệnh nhân theo giới 51
4.1.3. Đặc điểm bệnh nhân theo nghề nghiệp, địa dư, môi trường. 53
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA VIÊM BỜ MI DO NẤM 54
4.2.1. Triệu chứng cơ năng 54
4.2.2. Đặc điểm tình trạng lông mi và bờ mi 55
4.2.3. Đặc điểm tổn thương mi sau 56
4.2.4. Đặc điểm về thị lực 57
4.2.5. Đặc điểm tác nhân gây bệnh qua kết quả xét nghiệm vi sinh 58
4.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 63
4.3.1. Kết quả của triệu chứng cơ năng sau điều trị 63
4.3.2. Kết quả các dấu hiệu lâm sàng sau điều trị 64
4.3.3. Thị lực 67
4.3.4. Đặc điểm về nhãn áp 67
4.3.5. Kết quả xét nghiệm sau điều trị 68
KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc điểm lâm sàng các hình thái thường gặp viêm mi mắt 4
Bảng 1.2. Phân loại viêm bờ mi 8
Bảng 1.3. Triệu chứng ở mắt 17
Bảng 1.4. Triệu chứng ở mắt (nghiên cứu khác của tác giả ghi nhận các dấu hiệu trên mắt) 18
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi 37
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 38
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo địa dư 38
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo ảnh hưởng của môi trường 39
Bảng 3.5. Triệu chứng cơ năng 39
Bảng 3.6. Đặc điểm tình trạng lông mi và bờ mi trước 40
Bảng 3.7. Đặc điểm viêm mi sau và khô mắt 40
Bảng 3.8. Phân bố thị lực trên mắt viêm bờ mi do nấm 41
Bảng 3.9. Xét nghiệm nấm bờ mi 41
Bảng 3.10. Kết quả nguyên nhân khác qua xét nghiệm 42
Bảng 3.11. Triệu chứng ngứa mi 42
Bảng 3.12. Rử mi mắt sau điều trị 43
Bảng 3.13. Triệu chứng mi và bờ mi trước và sau điều trị 44
Bảng 3.14. Triệu chứng viêm bờ mi sau sau điều trị 44
Bảng 3.15. Kết quả điều trị theo thời gian 45
Bảng 3.16. Kết quả sự thay đổi thị lực trước và sau điều trị 46
Bảng 3.17. Xét nghiệm nấm sau điều trị 1 tháng 47
Bảng 3.18. Xét nghiệm nấm sau điều trị 2 tháng 47
Bảng 3.19. Xét nghiệm nấm sau điều trị 3 tháng 47
Bảng 3.20. Xét nghiệm vi khuẩn trước và sau điều trị 48
Bảng 3.21. Kết quả chung của điều trị 49
Bảng 4.1. Tuổi trung bình trong các nghiên cứu của một số các tác giả khác 51
Bảng 4.2. Tỷ lệ nam nữ trong nghiên cứu của tác giả khác nhau 52